Cứ đến ngày 4 – 5 âm lịch, lễ hội Gầu Tào trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông, người Hà Nhì, người Dao, người Lô Lô... của 8 xã biên giới khu vực Dào San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).
Trong cái lạnh 4 độ, mây mù như chiếc màn khổng lồ bao trùm cả cao nguyên Dào San, có tiếng trống rộn rã thúc giục, bà con các tộc người trưng diện những bộ váy áo đẹp nhất, mới nhất đổ về từ các thung sâu núi cao tưng bừng về dự hội.
Lễ hội Gầu Tào là tín hiệu báo mùa xuân đã về trên cao nguyên Dào San |
Khi còn chưa nhìn rõ mặt người, trung tâm Dào San đã chật cứng người, tiếng hát chúc mừng nhau năm mới huyên náo cả một góc núi. Các trai mường khoẻ mạnh bắt đầu thịt trâu để làm lễ cúng thần đất, mong năm mới con người sinh sôi, mưa thuận gió hoà.
Trai bản thịt trâu làm lễ cúng |
Rất nhiều trò chơi được tiến hành sau lễ cúng như thi bắn nỏ, thi đẩy gậy, thi leo cây, thi kéo co, hát giao duyên, làm xiếc...
Bắn nỏ và đẩy gậy thể hiện sự tài hoa, sức mạnh cá nhân |
Trò thi lêo cây... ngược và leo cây xuôi trong lễ hội |
Lễ hội Gầu Tào trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông, người Hà Nhì, người Dao, người Lô Lô... của 8 xã biên giới khu vực Dào San |
Niềm vui của đồng bào khi mùa xuân đến |
Lễ hội Gầu Tào trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông, người Hà Nhì, người Dao, người Lô Lô... của 8 xã biên giới khu vực Dào San |
(LenDuong.VN- Nguồn: VNN) |