Với bản sắc văn hóa đặc trưng và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đang được biết đến như một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với tên gọi “Thung lũng mỹ nhân” của vùng Tây Bắc.
Từ thị xã Lai Châu, đi theo quốc lộ 12 khoảng 30km về phía bắc, du khách sẽ tới bản Vàng Pheo. Nằm ở vị trí tuyệt đẹp, lưng tựa vào dãy núi Phu Nhọ Khọ - nơi gặp gỡ của hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm, mặt hướng ra cánh đồng mênh mông, trù phú, bản Vàng Pheo mang một vẻ đẹp thuần khiết như hoa ban trên núi và được ví như viên ngọc quý vùng Tây Bắc.
Bản có 90 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu, đều là người dân tộc Thái trắng. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân đến bản là khung cảnh bản làng yên bình với những nếp nhà sàn truyền thống và người phụ nữ Thái xinh tươi trong trang phục áo cóm cổ liền dài đến thắt lưng, váy màu đen tuyền dài chấm mắt cá chân.
Theo quan niệm của người Thái trắng ở Tây Bắc, nhà sàn phải được dựng theo tiêu chí “sơn chầu thủy tụ” (lưng tựa vào đồi, núi; mặt hướng ra sông, suối hoặc cánh đồng). Nhà được làm bằng gỗ tốt, tre hoặc hóp với bốn mái thẳng gấp góc được lợp bằng cỏ gianh, bao gồm hai tầng. Tầng trên dành cho các sinh hoạt của gia đình chủ nhà và để tiếp khách, tầng dưới là nơi để các nông cụ sản xuất, gỗ, củi... Hiện nay, dân bản đã xây thêm một ngôi nhà sàn văn hóa phục vụ các sinh hoạt cộng đồng. Đây là ngôi nhà có kiến trúc giống nhà sàn truyền thống nhưng mái nhà lợp ngói, gỗ làm nhà có màu sáng hơn.
Cùng với những nếp nhà sàn truyền thống, người Thái trắng ở đây còn gìn giữ nguyên vẹn nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng, hình thành nên tập quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất hàng ngày của họ. Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội của đồng bào Thái trắng xứ Mường So, tiêu biểu như: lễ hội Nàng Han (15/2 âm lịch), lễ hội Then Kin Pang (10/3 âm lịch), lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (15/9 âm lịch)… Khi lễ hội diễn ra, ngoài các nghi lễ truyền thống, còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái trắng được tổ chức như: múa quạt; múa xòe; trò chơi tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, tù lu, đánh yến, bắt cá suối…
Bản có 90 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu, đều là người dân tộc Thái trắng. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân đến bản là khung cảnh bản làng yên bình với những nếp nhà sàn truyền thống và người phụ nữ Thái xinh tươi trong trang phục áo cóm cổ liền dài đến thắt lưng, váy màu đen tuyền dài chấm mắt cá chân.
Theo quan niệm của người Thái trắng ở Tây Bắc, nhà sàn phải được dựng theo tiêu chí “sơn chầu thủy tụ” (lưng tựa vào đồi, núi; mặt hướng ra sông, suối hoặc cánh đồng). Nhà được làm bằng gỗ tốt, tre hoặc hóp với bốn mái thẳng gấp góc được lợp bằng cỏ gianh, bao gồm hai tầng. Tầng trên dành cho các sinh hoạt của gia đình chủ nhà và để tiếp khách, tầng dưới là nơi để các nông cụ sản xuất, gỗ, củi... Hiện nay, dân bản đã xây thêm một ngôi nhà sàn văn hóa phục vụ các sinh hoạt cộng đồng. Đây là ngôi nhà có kiến trúc giống nhà sàn truyền thống nhưng mái nhà lợp ngói, gỗ làm nhà có màu sáng hơn.
Cùng với những nếp nhà sàn truyền thống, người Thái trắng ở đây còn gìn giữ nguyên vẹn nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng, hình thành nên tập quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất hàng ngày của họ. Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội của đồng bào Thái trắng xứ Mường So, tiêu biểu như: lễ hội Nàng Han (15/2 âm lịch), lễ hội Then Kin Pang (10/3 âm lịch), lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (15/9 âm lịch)… Khi lễ hội diễn ra, ngoài các nghi lễ truyền thống, còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái trắng được tổ chức như: múa quạt; múa xòe; trò chơi tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, tù lu, đánh yến, bắt cá suối…
Đồng bào Thái trắng sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là nghề trồng bông, dệt vải. Muốn làm ra 1 tấm vải phải tốn khá nhiều công sức. Cũng bởi thế mà từ xưa đến nay, người dân nơi đây đều lấy tiêu chí này để đánh giá các thiếu nữ khi bắt đầu bước sang độ tuổi trăng rằm có chăm chỉ, siêng năng hay không. Trước khi đi lấy chồng, thiếu nữ nào càng dệt được nhiều tấm vải thì càng được trân trọng. Với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, đồng bào Thái trắng ở Vàng Pheo đã làm ra những tấm vải với mẫu mã đa dạng, hoa văn tinh tế, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng so với các dân tộc thiểu số khác.
Bất chấp dòng chảy thời gian, văn hóa của người Thái trắng ở Vàng Pheo vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn từ những ngôi nhà sàn truyền thống đến những bộ váy của người phụ nữ Thái trắng được thiết kế cầu kỳ, váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cóm chấm đến thắt lưng, cổ liền... Lễ hội văn hóa của người Thái ở Vàng Pheo là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông đảo người dân và du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội, mang những nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Thái xứ Mường So, tiêu biểu như các lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch)… trong các lễ hội ngoài các nghi thức lễ còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người dân như: tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, tù lu…
Bất chấp dòng chảy thời gian, văn hóa của người Thái trắng ở Vàng Pheo vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn từ những ngôi nhà sàn truyền thống đến những bộ váy của người phụ nữ Thái trắng được thiết kế cầu kỳ, váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cóm chấm đến thắt lưng, cổ liền... Lễ hội văn hóa của người Thái ở Vàng Pheo là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông đảo người dân và du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội, mang những nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Thái xứ Mường So, tiêu biểu như các lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch)… trong các lễ hội ngoài các nghi thức lễ còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người dân như: tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, tù lu…
Đêm, trời Tây Bắc điểm sao, trăng treo đỉnh núi, các sơn nữ đội xoè Vàng Pheo tay nắm chặt tay, váy đen xúng xính, chân bước uyển chuyển theo tiếng tính tẩu véo von, tiếng trống gõ nhịp nhàng ở sân nhà văn hoá. Vừa múa, các sơn nữ vừa cất lên tiếng hát da diết gọi bạn tình. Những câu hát gọi bạn càng về khuya càng thêm nồng, điệu xoè càng uyển chuyển./
Theo Báo Đất Việt