Từ Quốc lộ 1A nhìn về phía đầm Cầu Hai,Tuý Vân sơn hiện lên giữa đất trời bao la, mây xanh nước biếc tạo nên một cảm giác kỳ ảo, thần tiên.
Đầm Cầu Hai nhìn từ đỉnh núi Tuý Vân |
Đến đời vua Minh Mạng cho xây dựng lại và đổi tên là chùa Tuý Ba. Năm vua Minh Mạng thứ 17 (1837) chùa được trùng tu và xây dựng thêm lầu. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) chùa được tiếp tục trùng tu và đổi tên chùa Tuý Vân.
Vua Thiệu Trị liệt Tuý Vân vào thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ "Vân Sơn thắng tích" và cho khắc bia đá dựng bên chùa đặt tên "Linh Thái, Tuý Vân hệ nhị quốc gia chi thắng cảnh" (Linh Thái, Tuý Vân đều là thắng cảnh của quốc gia). Qua bao năm tháng chiến tranh, chùa, lầu gác hư hại nhiều, hiện nay công tác bảo tồn vẫn đang được thực hiện.
Tháp Điều Ngự |
Từ núi Tuý Vân nhìn phía đông khoảng 700m có núi Linh Thái, còn gọi là Quy Sơn hay Núi Rùa. Một lần Chúa Nguyễn Phúc Tần dừng bước nơi đây, thấy ở đỉnh núi có ngôi chùa tháp Chàm được người dân địa phương cho biết rất linh, bèn cho dời ngôi tháp đi nơi khác rồi lập chùa thờ Phật với tên gọi Vĩnh Hoà.
Từ chân núi Tuý Vân sang bãi biển đá dưới chân Núi Rùa chỉ mất chừng 10 phút. Ở đây, các quần thể đá to nhỏ chồng xếp lên nhau tạo ra những hốc động thật kỳ thú. Cứ mỗi lần dạt vào từng mảng sóng bạc đầu dội vào hốc đá vút lên cao mù mịt liên hồi. Tiếng sóng, gió biển hoà với tiếng reo của lá cây tạo nên một sự cộng hưởng của âm thanh hoang dã mà không có bất cứ một tiếng động nào chiếm lĩnh.
Một góc chùa Thanh Duyên |
Lên thăm núi Tuý Vân giữa bốn bề non nước, mây trời, cỏ cây, ruộng đồng xanh ngát, nghe tiếng chuông chùa ngân vang trong gió biển chiều tà và ngắm nhìn mái chùa cổ kính, u tịch, khiến du khách có ấn tượng như mình đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Bậc thang lên tháp Điều Ngự | Núi Linh Thái còn gọi là Núi Rùa |
(Theo_Tuoi tre)