Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng 68 km về hướng tây nam, thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một thung lũng lòng chảo bán kính hơn 2km được bao bọc kín đáo bởi các dãy núi đất, núi đá cao từ 120 - 350m, tách biệt hẳn một cõi với vùng dân cư cách đó khá xa.
Qua cây cầu bắc ngang suối Thẻ, men theo đường mòn dọc con suối vào thung lũng, bạn như lạc vào một thế giới khác hẳn. ở đó chỉ có mây xanh trong vắt, cây rừng và những đền tháp cổ trầm mặc, rêu phong, nhuốm màu thời gian.
Cả thung lũng là một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lưu dấu một thời huy hoàng của các vị vua Chăm. Theo các tài liệu lịch sử, Mỹ Sơn đă từng là thánh đô, là trung tâm tôn giáo quan trọng và tiêu biểu nhất của vương quốc Chăm Pa từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV. Người xưa kể rằng, cứ mỗi vị vua Chăm lên ngôi đều phải đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy và dâng cúng một ngôi tháp thờ thần bổn mạng của mình.
Vua Bhadra Varman II là người đầu tiên xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vào cuối thế kỷ thứ IV. Các đời vua nối tiếp nhau đã tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều đền tháp trong suốt thời gian trị vì của mình. Thung lũng Mỹ Sơn trở thành một thánh địa với quần thể 71 ngôi đền tháp hài hòa mà độc đáo, thể hiện đầy đủ những nét đặc trưng nhất về sinh hoạt văn hóa, đời sống và tín ngưỡng của người Chăm xưa. Hàng ngàn bức phù điêu, bia đá, tượng đá... là sự kết tinh của nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc độc đáo riêng của những nghệ nhân Chăm tài hoa.
Có thể nói, đền tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ Chămpa. Cho đến nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, kỹ thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chàm vẫn còn là một ẩn số. Điều này góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du khách đến thăm. Cạnh những ngôi tháp sừng sững rêu phong là dấu vết của các ngôi đền, tường tháp đã thành phế tích.
Hiện chỉ có 20 ngôi tháp mà phần lớn cũng đổ nát, đang được trùng tu, số còn lại đã không tránh khỏi sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian và bom đạn chiến tranh. Len lỏi qua các lối mòn giữa những ngôi tháp cổ, trong mênh mông vắng lặng của núi rừng, nhặt một mảnh vỡ của gạch, đá cổ rơi vãi trên những chân nền, chân tường tháp hoang, bạn như được chạm vào quá khứ, cảm nhận được một giai đoạn lịch sử thăng trầm của vương quốc Chăm Pa.
Và khi mặt trời đang lùi dần sau ngọn núi, rải những tia nắng cuối ngày xuống thung lũng, tạo những khoảng tối sáng nằm đan xen trên từng hốc gạch, cổng đền, bệ cửa... các bức tượng nữ thần, vũ nữ Chăm như cựa mình thức giấc từ trong huyền thoại cổ xưa.
Theo Thời Trang Trẻ
Khám phá Việt Nam
- Tour đi Hạ Long - Tuần Châu - Cát Bà
- Tour đi Sapa - Bắc Hà - Hà Khẩu
- Tour đi Huế - Đà Nẵng - Hội An
- Tour đi Nha Trang - Đà Lạt - Tây Nguyên
- Tour xuyên Việt từ Hà Nội
- Tour du lịch biển - nghỉ dưỡng
- Tour du lịch cuối tuần - mua sắm
- Tour khởi hành hàng ngày
Khám phá thế giới
- Tour đi Trung Quốc đường bay
- Tour đi Trung Quốc đường bộ
- Tour đi Hongkong - Macau
- Tour đi Thái Lan
- Tour đi Malaysia - Singapore
- Khám phá Đông Dương
- Hành trình Đông Nam Á
- Tour đi Nhật Bản
- Tour đi Hàn Quốc
- Tour đi Châu Âu - châu Mỹ
- Tour đi Châu Úc - châu Phi