Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam, đây cũng là một trong chín kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo do Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam thông báo.
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có diện tích mặt nước 21.600ha, chiếm 48,2% tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam, nằm trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Về mặt địa lý, khu đầm này gồm bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam là phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung-Thủy Tú, đầm Cầu Hai, chạy dài qua địa phận năm huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Giữa đầm với biển ngăn cách bởi các đồi cát cao, có nơi cao đến 20m.
Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An. Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620ha, không thông ra biển. Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600ha cũng là đầm kín không thông ra biển. Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển. Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa Thiên-Huế nên nước đầm tương đối ngọt vào mùa mưa lũ và chuyển sang nước lợ vào mùa khô.
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Số liệu điều tra gần đây cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa; chim nước, tập trung ở các vùng cửa sông Ô Lâu, Đại Giang (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai).
Có hơn 41.000 người dân trong vùng hiện sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Tuy nhiên, lối đánh bắt tự nhiên đang dần được thay thế bằng việc khoanh nuôi để bảo vệ và làm giàu nguồn lợi thủy sản vốn đang bị cạn kiệt dần.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã triển khai thực hiện xây dựng chín mô hình điểm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các xã Quảng Lợi (huyện Quảng Ðiền), xã Phú Diên và Vinh Phú (huyện Phú Vang), xã Hương Phong (huyện Hương Trà)... với tổng diện tích hơn 500ha. Ðây là khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng, làm cơ sở mở rộng phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng trên toàn đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang-Cầu Hai và thực hiện tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và tạo các bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Việc thành lập các khu bảo vệ thủy sản quy mô nhỏ và giao cho cộng đồng ngư dân tự quản chính là giải pháp cần thiết. Đồng thời, thông qua mô hình này, Nhà nước vừa có thể đạt được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, người dân vẫn được hưởng lợi từ các khu bảo vệ.
Bên cạnh đó, khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên trên vùng đầm phá, qua các kỳ Festival Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức các tuor du lịch tham quan đầm phá, ngắm "mặt trời mọc" từ bãi biển Lăng Cô, kết hợp với việc tổ chức các lễ hội "Thuận An biển gọi", "Lăng Cô huyền Thoại biển" để thu hút khách du lịch. Mới đây, Thừa Thiên-Huế tiến hành khảo sát, xây dựng, tour du lịch đầm phá Tam Giang để đưa vào khai thác.
Tour du lịch được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Hà Lan (IUCN-NL) tài trợ thông qua Quỹ dự án nhỏ về du lịch bền vững và đa dạng sinh học.
Khởi hành từ Huế, du khách sẽ được tham quan đình làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa), di tích lịch sử cấp quốc gia với những nét kiến trúc cổ xưa; quan trình diễn đan lưới, quy cách sử dụng các ngư lưới cụ trong đánh bắt của ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh; cùng nhau vượt phá Tam Giang sang xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) tham quan khu lăng mộ, xem múa Náp truyền thống; hoặc ghé thăm làng nghề sản xuất các sản phẩm mây tre đan lát Bao La, với nhiều mặt hàng tinh xảo, có giá trị kinh tế cao.
Tour du lịch đầm phá Tam Giang đa dạng, có nhiều hoạt động cho du khách lựa chọn, tham gia và cùng trải nghiệm không khí thanh bình ở những vùng quê ven phá Tam Giang./.
Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An. Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620ha, không thông ra biển. Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600ha cũng là đầm kín không thông ra biển. Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển. Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa Thiên-Huế nên nước đầm tương đối ngọt vào mùa mưa lũ và chuyển sang nước lợ vào mùa khô.
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Số liệu điều tra gần đây cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa; chim nước, tập trung ở các vùng cửa sông Ô Lâu, Đại Giang (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai).
Có hơn 41.000 người dân trong vùng hiện sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Tuy nhiên, lối đánh bắt tự nhiên đang dần được thay thế bằng việc khoanh nuôi để bảo vệ và làm giàu nguồn lợi thủy sản vốn đang bị cạn kiệt dần.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã triển khai thực hiện xây dựng chín mô hình điểm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các xã Quảng Lợi (huyện Quảng Ðiền), xã Phú Diên và Vinh Phú (huyện Phú Vang), xã Hương Phong (huyện Hương Trà)... với tổng diện tích hơn 500ha. Ðây là khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng, làm cơ sở mở rộng phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng trên toàn đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang-Cầu Hai và thực hiện tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và tạo các bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Việc thành lập các khu bảo vệ thủy sản quy mô nhỏ và giao cho cộng đồng ngư dân tự quản chính là giải pháp cần thiết. Đồng thời, thông qua mô hình này, Nhà nước vừa có thể đạt được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, người dân vẫn được hưởng lợi từ các khu bảo vệ.
Bên cạnh đó, khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên trên vùng đầm phá, qua các kỳ Festival Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức các tuor du lịch tham quan đầm phá, ngắm "mặt trời mọc" từ bãi biển Lăng Cô, kết hợp với việc tổ chức các lễ hội "Thuận An biển gọi", "Lăng Cô huyền Thoại biển" để thu hút khách du lịch. Mới đây, Thừa Thiên-Huế tiến hành khảo sát, xây dựng, tour du lịch đầm phá Tam Giang để đưa vào khai thác.
Tour du lịch được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Hà Lan (IUCN-NL) tài trợ thông qua Quỹ dự án nhỏ về du lịch bền vững và đa dạng sinh học.
Khởi hành từ Huế, du khách sẽ được tham quan đình làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa), di tích lịch sử cấp quốc gia với những nét kiến trúc cổ xưa; quan trình diễn đan lưới, quy cách sử dụng các ngư lưới cụ trong đánh bắt của ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh; cùng nhau vượt phá Tam Giang sang xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) tham quan khu lăng mộ, xem múa Náp truyền thống; hoặc ghé thăm làng nghề sản xuất các sản phẩm mây tre đan lát Bao La, với nhiều mặt hàng tinh xảo, có giá trị kinh tế cao.
Tour du lịch đầm phá Tam Giang đa dạng, có nhiều hoạt động cho du khách lựa chọn, tham gia và cùng trải nghiệm không khí thanh bình ở những vùng quê ven phá Tam Giang./.
Theo TTXVN