Sân chim chùa Hang

Chùa Hang (Kompông Chrây) ở xã Đa Lộc, huyện Châu Thành (Trà Vinh) được nhiều người biết đến với nghề chạm khắc gỗ và “sân chim”. Hàng chục năm nay, chim trời tụ về rất nhiều, tiếng hót ríu rít làm xôn xao cả ngôi chùa thanh tịnh.

Rừng cây xanh mát ở chùa Hang thu hút nhiều chim chóc về sinh sống. Ảnh: Hồ Hùng
“Ồn ào đấy, nhưng vui lắm. Hôm nào chim về ít lại thấy như thiêu thiếu thứ gì”, sư cả Thạch Xuông, người gắn bó với chùa Hang mấy chục năm nay, nói. Hễ rảnh rỗi, ông lại ngồi lỳ quan sát đàn chim bay lượn mỗi sáng, chiều. Mua hẳn một cái ống nhòm, chiều chiều ông “săm soi” từng ngọn cây, nhánh lá.

“Năm nay, khu vườn này xuất hiện thêm một con cò quắm. Tôi đã quan sát kỹ, chắc là chỉ đúng một con. Tôi thích loại cò quý này lắm!”, ông cho biết.

Những cánh chim chao lượn trong vườn ngày một nhiều khi trời đã về chiều. Ánh nắng vàng vọt hiếm hoi trong những ngày mưa dầm, xuyên thẳng xuống những tán cây, hắt vào sáng ánh bộ lông của mấy chú cồng cộc, cò trắng... đậu trên những cây sao, cây dầu cao ngút.

Từ lúc làm sư cả đến giờ, ông Thạch Xuông cho biết ông nhủ lòng phải giữ những tán cây sao, cây dầu quý hiếm, thậm chí mấy cây me cổ thụ ông cũng không cho ai rớ tới.

Cực chẳng đã, mấy lần xây cất, cơi nới thêm nơi ăn, chốn nghỉ trong chùa, ông mới bấm bụng cho hạ vài cây. Nhờ vậy, cả khuôn viên chùa rộng gần mười héc ta phủ đầy một màu xanh mát rượi. Ngay ở sân sau chùa, không gian đã như một khu rừng nhỏ, người lạ khó chen chân.

Từ năm 1984, chim đã lác đác về chùa sinh sống. Từ vài chục con, rồi lên hàng trăm con và rồi chẳng ai đếm xuể. Nào là cò, vạc, cồng cộc...

“Còn đàn bồ câu đang lăng xăng bay lượn trước sân, phần lớn là do khách viếng chùa phóng sinh. Chắc thấy đất lành nên chúng “đậu” luôn”, ông Thạch Phia, người quét dọn chùa, cho biết.

Ông Phia kể, chim về nhiều nhất là vào mùa mưa, lúc nhiều loại chim vào mùa sinh sản. Trà Vinh có 141 ngôi chùa, phần lớn đều lưu giữ những vườn cây cổ thụ xung quanh, nhưng chỉ có chùa Hang và vài ngôi chùa khác ở huyện Trà Cú được chim chọn làm nơi cư trú. Khi mà con người càng bức bách với miếng cơm manh áo, thì những đàn chim trời luôn dễ thành những miếng mồi ngon và chúng không còn nơi nào để trú ngụ ngoài một vài ngôi chùa thanh tịnh còn giữ được cây cối xung quanh.

Ngày xưa, chùa Hang là nơi cư trú của rất nhiều dơi. “Dơi nhiều, nhiều lắm. Nếu tính tổng đàn thì chắc hẳn chùa Dơi ở Sóc Trăng còn thua ở đây”, ông Phia cho biết. Nhưng rồi, do chiến tranh, những trái bom rơi lạc vào chùa đã khiến bầy dơi bị náo động bay đi táo tác. Và kể từ năm 1968, hình ảnh những cánh dơi sải rộng đã vắng hẳn...

Chuyện đàn dơi ngày xưa được sư cả Thạch Xuông lấy làm bài học để giữ chân đàn chim hiện giờ. Nhiều người nói ông khó tính! Trẻ con chạy ra vườn chơi đùa lớn tiếng ông cũng la rầy. Nhưng thà là vậy, còn hơn chọc phá mãi, thế nào cũng có ngày chim lại bỏ đi vì không còn không gian yên tĩnh để sinh sống.


Sư cả Thạch Xuông nói rằng, cũng vì chim về nhiều nên chúng tranh ăn và “sơ ý” đánh rơi thức ăn xuống đất nhiều vô kể. Đó là cá! Đủ loại, nào là cá lóc, rô, sặt, chép... Cứ chiều tối hoặc sáng sớm, rảo một vòng ra vườn thì nhặt đủ hết các loại cá. Ông kể, có đứa bé nhà ở gần chùa, sắm hẳn cái đèn để tối đi quanh chùa soi bắt những chú cá mà lũ chim đánh rớt. Hết ngày này tới ngày khác, đứa bé gom cá lại làm được mấy khạp mắm để trong nhà ăn dần...

Nhưng cũng có lúc tranh ăn, giẫm đạp lẫn nhau lũ chim bố mẹ đã làm chim con bị rớt xuống. “Mấy tháng trước, ngày nào cũng có chim con rớt xuống sân vườn”, sư cả Thạch Xuông nói. Mỗi lần như vậy, bất kể bao nhiêu con, những người trong chùa đều nhặt hết, đem vào chăm sóc, đắp thuốc. Khi nào chúng đủ lông, đủ cánh là họ lại thả về với bầy, đàn.

Nhưng cũng có những chú chim rớt xuống, nhặt được mà sư cả Thạch Xuông vừa cầm, vừa lắc đầu như oán giận. Đó là những chú chim đã trưởng thành, bay đi kiếm ăn, bị người ta dùng súng hơi bắn hoặc đánh bẫy... làm bị thương, thoát chết trở về sa xuống sân chùa. Rồi những chú cò nằm chết đơ dưới tán cây, chỉ vì ra đồng ăn nhằm thức ăn có lẫn thuốc trừ sâu mà chủ ruộng phun xịt.

“Gần đây, người ta còn dùng súng săn lẻn vào chùa để bắn chim. Chúng tôi làm dữ, thì họ ra bên ngoài chùa, canh chim về là “triệt”. Có lần, chúng tôi bắt được cả cán bộ ngành công an đi “săn” chim. Chim quạ trước về chùa dữ lắm, nay đã mất hẳn”, sư cả Thạch Xuông kể.

Khó một nỗi là để bảo vệ chim, chủ vườn và cả các cơ quan chức năng chỉ có thể giúp đàn chim an toàn tại khu vườn. Nhưng chim trời nay đây mai đó, chẳng thể ngăn cấm, nên bay ra khỏi vườn là chúng dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho dân săn chim.

(Theo: TBKTSG)

download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh