Từ phủ Bình Định ban đầu, sau được chia thành 2 phủ, 3 phủ, rồi 3 phủ 4 huyện đồng cấp. Cách mạng tháng 8 thành công, đơn vị hành chính phủ xóa bỏ, nhưng địa danh “phủ cũ”, “phủ mới” vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Năm 1471, Lê Thánh Tông lập đạo thừa tuyên Quảng
Quan trấn phủ Phạm Nhữ Tăng mất năm Hồng Đức (1477) tại phủ đô thống là thành Đồ Bàn, phủ Hoài Nhơn. Sau khi Phạm Nhữ Tăng mất, người thay thế ông là ai và sở lỵ của dinh trấn đặt ở đâu? Sử sách Toàn thư đến Cương mục và các bộ sử khác của Quốc sử quán triều Nguyễn đều không ghi rõ.
Theo Nước Non Bình Định của Quách Tấn “Vua Lê Thánh Tông lấy đất Đồ Bàn sáp nhập vào đạo Quảng
Năm 1602, phủ Hoài Nhơn đổi thành Quy Nhơn, năm 1651 đổi thành Quy Ninh, năm 1742 đổi lại là Quy Nhơn. “Trong khoảng hai thế kỷ rưỡi, trụ sở của phủ này là thành cũ Đồ Bàn của Chiêm Thành, được xây từ thế kỷ X, mãi đến năm 1744 mới dời ra thôn Châu Thành” (ngày nay thuộc xã Nhơn Thành huyện An Nhơn).
Đến năm 1773, sau khi chiếm phủ thành Quy Nhơn (ở Châu Thành), Nguyễn Nhạc cho xây dựng một số căn cứ chiến lược: Thành Chánh Mẫn (Cát Nhơn, Phù Cát), tu bổ Gò Kho – Đạm Thủy (Cát Minh, Phù Cát), đồng thời xây dựng phủ mới thay thế phủ Quy Nhơn gọi là Tân Phủ Càn Dương (Cát Tiến, Phù Cát).
Đến đầu triều Nguyễn, phủ lỵ dời vào thành Bình Định.
Năm 1832, trấn Bình Định đổi thành tỉnh Bình Định chia làm 2 phủ: Phủ Hoài Nhơn và phủ An Nhơn, là một trong 29 tỉnh và phủ Thừa Thiên trong toàn quốc trực thuộc trung ương. Phủ Hoài Nhơn bao gồm huyện Bồng Sơn, huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát; phủ An Nhơn bao gồm huyện Tuy Viễn và huyện Tuy Phước.
Năm 1906, tỉnh Bình Định có 3 phủ: phủ Hoài Nhơn (còn gọi là phủ Lại Giang) gồm 4 huyện: Hoài Ân, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát; phủ An Nhơn gồm 2 huyện: Tuy Viễn, Bình Khê; phủ Tuy Phước.
Năm 1910, tỉnh Bình Định chia làm 3 phủ và 4 huyện đồng cấp: Phủ Hoài Nhơn, phủ An Nhơn, phủ Tuy Phước, huyện Hoài Ân, huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát và huyện Bình Khê.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có chép “Núi Đầu Voi: ở phía Nam huyện, phía Tây – Nam sông Lại Dương và phía Tây đường trạm, hình núi Đầu Voi, nên gọi tên thế, phía Tây – Nam là đèo Cựu Phủ, giáp địa giới huyện Phù Mỹ, phía Tây Bắc có núi Húc Mô, phía Tây có đèo Duyên, tục gọi là đèo cây Gạo… Đèo Phủ Cũ: Cựu phủ ở phía Nam huyện (Hoài Nhơn), giáp địa giới huyện Phù Mỹ, là chỗ đường trạm đi qua, sản nhiều chè”.
Sách Nước Non Bình Định của Quách Tấn chép “Giữa Bích Kê và Lại Khánh có đèo Phủ Cũ. Đường quốc lộ số I chạy trên đèo này. Đèo mang danh là Phủ Cũ là vì sở lỵ của phù Hoài Nhơn xưa kia đóng ở Lại Khánh, trên dãy đồi ở cạnh đèo. Hiện nay vẫn còn nền cũ”.
Phủ An Nhơn đóng ở thôn Mỹ Thạnh, xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn ngày nay). Phủ Tuy Phước đóng ở chợ Dinh (thành phố Quy Nhơn ngày nay).
Cách mạng tháng 8 thành công, xóa bỏ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Để thiết lập nền hành chính phù hợp với chế độ mới, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền nhân dân, theo sắc lệnh 63 của Chính phủ, đầu năm 1946 Bình Định bãi bỏ cấp phủ, cấp châu, tổng, hình thành các cấp chính quyền: tỉnh, huyện (thị xã), xã.
Như vậy, sau gần 500 năm từ phủ Hoài Nhơn thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam đến Cách mạng tháng 8 thành công (1945) đơn vị hành chính phủ ở Bình Định được xóa bỏ, nhưng tên Phủ cũ (Cựu phủ), Phủ mới (Tân phủ) vẫn còn tồn tại gắn với tên đất, tên làng, tên đèo ở một số địa phương./.