Một vòng tham quan Chợ Lớn

Chợ Lớn là danh từ dùng để chỉ một khu vực dân cư khá rộng, bao gồm quận 5, quận 10, một phần quận 11 và quận 6 của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Xưa kia, đây là một vùng kênh rạch chằng chịt vốn giữ vai trò là đầu mối giao thông đường thủy cho cả vùng Nam Bộ. Đến năm 1680, một số người Hoa di cư đến vùng Biên Hòa, Đồng Nai, lập nghiệp sinh sống. Sau đó, đến năm 1778, một số người từ Biên Hòa di cư dần xuống phía Nam, dựng nhà, lập phố bắt đầu hình thành nên Chợ Lớn.

Chợ Bình Tây

Đi Chợ Lớn nhớ vào tham quan Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây trước đây có tên gọi là Chợ Lớn Mới, được xây dựng vào năm 1928. Để phân biệt với ngôi chợ có trước đó nằm ngay sau Bưu điện Quận 5 hiện nay đã bị cháy, sau khi hoàn thành người dân đã lấy tên cho chợ là Chợ Lớn Mới. Chính từ đây, địa danh Chợ Lớn cũng được hình thành. Sau đó, chợ được gọi tên Bình Tây - để ghi nhớ công xây dựng của ông Quách Đàm, một thương gia người Hoa sinh sống tại vùng này.

Chợ tọa lạc tại mặt tiền đường Tháp Mười thuộc địa bàn phường 2, quận 6, có diện tích khoảng 26.000m vuông, với hơn 2500 gian hàng, chủ yếu là bán buôn các mặt hàng bách hoá và thực phẩm. Chắc chắn khi vào tham quan và mua sắm tại chợ bạn sẽ tìm thấy những món hàng lạ và đặc trưng nhất của Việt Nam.

Hội quán - Nơi hội tụ bản sắc Hoa

Người Hoa, còn gọi là người Minh Hương di cư đến Việt Nam từ năm vùng khác nhau của Trung Quốc, đó là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Dựa theo đó cộng đồng người Hoa đã phân chia thành 5 bang lớn, gọi là Ngũ Bang. Mỗi bang đều lập cho cộng đồng của mình một hay nhiều hội quán. Hội quán (hay còn được gọi là Chùa người Hoa), vì thế trước tiên là nơi sinh hoạt cộng đồng của các bang, là nơi tụ họp để trao đổi tình tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua các hoạt động và công trình phúc lợi như xây trường học, bệnh xá, nhà hát, nhà tang lễ, chăm lo vấn đề an sinh...Và hội quán cũng là nơi tín ngưỡng theo Đạo giáo của người Hoa, mà chính yếu là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, thờ Quan Thánh Đế Quân.

Vào tham quan các hội quán như Tuệ Thành Hội Quán - còn gọi là chùa Bà, rồi Hội quán Nghĩa An, Hội quán Nhị Phủ... bạn sẽ thấy được những truyền thống, bản sắc văn hóa của người Hoa được thể hiện rõ rệt qua các chi tiết kiến trúc.Tuy rằng mỗi hội quán đều có một dáng vẻ riêng, kiến trúc riêng nhưng nét tiêu biểu trong các hội quán và cả đền chùa của người Hoa chính là những chiếc mái nghiêng, lợp ngói ống, trang trí cầu kỳ.

Chùa Ông Bổn

Tiêu biểu như Hội quán Nhị Phủ, còn gọi là Miếu Nhị Phủ hay là chùa Ông Bổn ( số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 4, quận 5) được xây dựng khoảng năm 1730, mang nét kiến trúc cổ kính độc đáo của người Hoa, Phúc Kiến với sự kết hợp giữa điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói. Dọc theo bờ nóc là những phù điêu rồng phụng, tứ quý chạm trỗ sắc sảo. Hội quán vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quí như chuông, tượng, bình phong, hoành phi, câu đối...

Và trong số các công trình kiến trúc của người Hoa ở Chợ Lớn, có lẽ chùa Bà Thiên Hậu (số 710 đường Nguyễn Trãi) là nơi có nhiều du khách ghé đến nhất. Chùa được xây dựng năm 1760 với sắc vàng, sắc đỏ là gam màu chủ đạo, bên cạnh đó còn có các phù điêu bằng gốm sứ miêu tả những điển tích Trung Hoa được gắn trên mái ngói.

Chùa Bà Thiên Hậu

Nằm trên cùng con đường Nguyễn Trãi (quận 5) cùng với chùa Ông, còn gọi là Hội quán Nghĩa An cách chùa Bà Thiên Hậu khoảng chừng 3 phút đi bộ. Gọi là chùa Ông vì chính điện nơi đây thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công của đời nhà Hán. Vào dịp Tết Nguyên Đán, nơi này hầu như luôn dày đặc khách đến viếng chùa để cầu tài, cầu may và nhận lì xì lấy hên cho năm mới.

Ẩm thực Chợ Lớn

Từ những năm xa xưa người dân miền Nam đã có câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây". Ngày nay, ở khu vực quận 5, nhất là gần chợ Bình Tây thì các quán ăn của người Hoa vẫn buôn bán tấp nập, thu hút rất đông du khách đến thưởng thức hương vị Trung Hoa giữa đất Sài Gòn. Các tiệm ăn có bảng hiệu ghi hai thứ tiếng và đặc biệt là chủ nhà vừa có thể đối đáp với thực khách bằng tiếng Việt, vừa tíu tít gọi người nhà bằng tiếng Hoa. Ở đây du khách còn bắt gặp khuôn mẫu của những ông chủ quán ăn Tàu - đó là một người đàn ông bụng to, khuôn mặt hớn hở với chiếc khăn mặt vắt vai.

*Những địa chỉ ẩm thực tiêu biểu:

-Tiệm Lâm Phát Ký (311 Lê Quang Sung, quận 6) phục vụ các món xíu mại, há cảo, hủ tiếu mì, hoành thánh..., và đặc biệt là món hủ tiếu sa tế nai có vị cay và trông sền sệt với những lát dưa leo xắt mỏng.

-Nếu muốn thưởng thức món cơm gà, bạn có thể đến các quán cơm Vân Ký, Hà Ký, Phùng Nguyên hay Kim Tân ở khu phố bán gà, vịt quay ở đường Tạ Uyên, quận 11 (gần ngã tư giáp với đường Ba Tháng Hai). Theo thói quen của người Hoa, gà luộc chấm nước xì dầu ăn kèm tương gừng băm nhuyễn với ớt xắt khoanh. Cơm lại được nấu bằng nước luộc gà trộn thêm chút dầu mè. Không những thế, bên cạnh đĩa cơm gà, chủ quán thường đặt đĩa dưa chua trông rất hấp dẫn.

-Quán chè Hà Ký ở địa chỉ 138 Châu Văn Liêm, ngay ngã tư Châu Văn Liêm với Hồng Bàng, để thưởng thức các món chè của người Hoa. Với lịch sử gần 30 năm, chè Hà Ký từ một gánh nhỏ chỉ với sáu loại chè, nay trở thành quán có quy mô với khoảng 37 loại chè khác nhau.

(Nguồn simplevietnam.com)
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh