Nếu một ngày nào đó người ta xây đường nhựa để xe hơi, xe máy đi thẳng vào Thiên Trù, liệu chùa Hương có còn thu hút đến gần 1 triệu phật tử và du khách như bây giờ nữa không? Không ai dám chắc đưa ra câu trả lời!
Có ít nhất 30% sự thi vị của chùa Hương nằm trong hành trình đầy lãng mạn dài 2km từ bến Yến Hương Sơn vào đến bến Trò trước cửa Bếp Trời (Thiên Trù). Hàng trăm năm nay, con đò gắn liền với hình ảnh danh thắng chùa Hương.
Có lẽ vào thời nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, người ta dùng đò nan. Cho đến
năm 1998, đò sắt vẫn chưa xuất hiện ở chùa Hương. Năm 1999 có người
chơi thử một chiếc, năm sau có chiếc thứ hai. Năm 2001 đò sắt ào ạt ra đời.
Bây
giờ thì trong số khoảng 3.500 chiếc đò xuồng đang đưa khách ở chùa
Hương, chỉ còn khoảng hai ba chục chiếc đò gỗ. Đò sắt nhẹ, chở được
nhiều khách, an toàn mà công chèo lại giảm gấp đôi.
Từ ngày có đò sắt, hết hẳn nạn đắm đò từng xảy ra như cơm bữa ở chùa
Hương! Giá đò sắt cũng khá mềm, con đò to, hai người chèo và chở 20-30
người giá 5 triệu đồng. Xuồng nhỏ, chở 10-15 khách, giá 1,7-2 triệu
đồng. Ông Nguyễn Văn Xuân, nhà ngay trên bến Đục, có nghề đóng xuồng,
cho biết mỗi ngày tự mình đóng được một chiếc, lãi trên 200.000 đồng,
năm ngoái cao điểm bán được 70 xuồng, năm nay kém hơn được có 50 chiếc.
Trước cửa chùa Trình, anh Lê Thảo, ở xóm 3, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn,
làm nghề lái đò, nói rằng nghề đò cũng gian nan lắm. Trước đây nhà đò
tự do chở khách nên tranh giành, đánh nhau đổ máu một thời, nay tiền đò
được ban tổ chức lễ hội đưa vào vé thắng cảnh, tính ra mỗi khách đi đò,
chủ đò được 11.000 đồng, thanh toán bằng vé với ban tổ chức.
Đấy là cách tính tiền cho tuyến Thiên Trù, nếu khách muốn đi tuyến
Tuyết Sơn sẽ tự mặc cả với nhà đò. Xã Hương Sơn góp phần lớn vào danh
sách gần 7.000 lái đò, chỉ vài trăm là người tứ xứ đến chèo thuê. “Nhọc
đấy, nhưng trung bình mỗi người cũng chỉ được hai ba triệu đồng một mùa
thôi”.
Hai vợ chồng thu chèo về bằng xe máy | Ông Tân, ở xóm 5, thôn Yến Vĩ, Hương Sơn, lái đò chuyên trách việc nhặt rác trên suối |
TTO