Lễ quét làng của người Tu Dí, Lào Cai

Tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào Tu Dí là sự dung hòa của Tam giáo và những tàn dư của tín ngưỡng nguyên thủy. Điển hình có lễ quét làng - sinh hoạt tín ngưỡng duy nhất được tổ chức hàng năm theo cấp độ cộng đồng.

Là một nhóm địa phương của dân tộc Bố Y, phong tục tập quán của người Tu Dí ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai có nhiều nét tương đồng với người Giáy, người Nùng nhưng vẫn giữ được những bản sắc riêng.

 

Xuất phát từ một truyền thuyết

 

Truyền thuyết của người Tu Dí kể rằng: "Ngày xưa, các bản của người Tu Dí đang sống yên bình thì bỗng có một trận đại dịch tràn tới. Nó không chỉ làm cho vật nuôi ốm chết, cây trồng héo khô mà còn cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Trong cơn đại dịch ấy, một pháp sư có tên là Tống Chỏng Su đã lập đàn tràng cúng đảo và dùng bùa yểm vào từng ngôi nhà trong thôn trại. Nhờ đó, dịch bệnh được xua tan, cuộc sống của cộng đồng trở lại bình yên". Từ đó, cứ đến ngày mùng 2 tháng hai âm lịch hàng năm, các làng người Tu Dí lại tổ chức lễ cúng để xua đuổi ôn thần, quỷ và dịch bệnh, cầu mong cho mọi người được "trăm điều như ý, vạn sự hanh thông".

 

Diễn trình các nghi thức

 

Lễ quét làng của người Tu Dí phải trải qua 04 nghi thức là: Lập đàn thỉnh thần; Điệu lễ dâng hương; nghi thức Quét làng; nghi thức Tống tiễn (chư thần, chư tướng) và cúng tạ Thổ thần. Trong đó, Lập đàn thỉnh thần và Điệu lễ dâng hương là các nghi thức tiền lễ; Quét làng là nghi thức chính lễ; Tống tiễn và cúng tạ Thổ thần là nghi thức hậu lễ.

 

Nghi thức lập đàn thỉnh thần

 

Sáng sớm ngày chính lễ, đại diện các gia đình tập trung tại khu đất có miếu thờ Thổ thần. Vị pháp sư chủ trì nghi lễ cho thiết lập đàn tràng, bày lên đó các lễ vật và đạo cụ dâng cúng trong lễ quét thôn. Đến giờ Hoàng đạo, pháp sư đăng đàn khấn mời sư phụ, các lương thần tối cao (Ngọc hoàng, Thiên lôi, Thái thượng Lão quân…), các thiện thần quản vùng (Sơn thần, Thổ thần cùng ngũ phương đại thần) và tổ tiên từng hộ gia đình trong thôn về dự lễ. Sau đó, lễ quét thôn chính thức được mở màn với bài kinh khai lễ.

 

Kết thúc bài kinh khai lễ, pháp sư dâng ba tuần hương khấn mời các vị thần linh khắp Tam giới: các thiên thần ở Thiên phủ gồm có các vị thần tiên về dọn dẹp và trấn giữ đàn tràng; các vị thần linh Tam phủ được mời về chứng minh hội dịch, đưa tiễn công đức; chư thần, chư tướng trong khắp Tam nguyên phẩm giới về dự hội dịch đưa tiễn công đức. Cuối cùng, pháp sư làm phép thỉnh triệu âm binh, âm tướng về giải trừ tai ương, dịch bệnh cho cộng đồng.

 

Nghi thức điệu lễ dâng hương

 

Mở màn nghi thức này, pháp sư dâng ba tuần rượu. Tuần rượu thứ nhất, cả thôn thành tâm dâng rượu mời các thánh thần về dự uống; Tuần rượu thứ hai, cầu xin các thánh thần ban cho bình an, thanh thản, không có tai ương, dịch bệnh sảy ra; Tuần rượu thứ ba, cảm tạ thần thánh đã dạy cho con người cách nấu rượu.

 

Sau ba tuần rượu, pháp sư dâng thuyền rồng mời chư thần, chư tướng lên thuyền để đi bắt các ôn thần, ác quỷ và đuổi dịch bệnh ra khỏi thôn, giam ở chín tầng mây, nhốt vào địa phủ môn... Khi lễ dâng thuyền và mời chư thần, chư tướng lên thuyền kết thúc, vị pháp sư chủ lễ đọc sớ xướng tên các hộ gia đình, rồi đi cắm từng nhà trong thôn để yểm ngăn không cho ôn thần, ác quỷ chạy thoát ra ngoài, chuẩn bị cho nghi thức chính thức trong lễ quét thôn cũng mang cùng một tên gọi.

 

Nghi thức quét làng

 

Khi các ngôi nhà trong thôn đã được yểm cờ bùa, người được phân công trách nhiệm thả chó sẽ chặt đứt đuôi con chó hiến sinh rồi kéo chó đi khắp trong thôn. Theo vệt máu chó, đoàn người "bắt ma" do pháp sư chủ lễ dẫn đầu sẽ tiến hành nghi thức "bắt ma" ở khắp các ngôi nhà. Ở mỗi ngôi nhà, người ta để sẵn trước cửa nhà một bát nước đỏ, trong có một hòn than và các hạt ngũ cốc (thóc, ngô, đậu, lạc, cao lương). Khi đoàn "bắt ma" đến nơi, gia chủ rút bốn lá cỏ lau (gianh) ở 4 góc mái nhà đặt lên bát nước và thắp hương ở cạnh bát. Đoàn "bắt ma" dừng lại. Pháp sư lệnh cho âm binh âm tướng phong tỏa vây ma, khai hỏa bắn ma và rút dây trói ma.

 

Pháp sư vừa xướng vang lời chú vừa quay ra khắp các hướng trước cửa nhà. Pháp sư quay hướng nào, người ta vẩy nước đào, ném mảnh sành, mảnh gốm, khua lão bạt, huơ gà trắng, bó cành đào – cỏ lau về hướng đó nhằm xua đuổi các ôn thần, ác quỷ.

 

Xong màn lễ ở ngoài cửa, đoàn "bắt ma" xông vào trong nhà thực hiện lại các nghi thức nêu trên. Cuối cùng, pháp sư tiến đến trước ban thờ tổ tiên khấn báo việc mình được thừa lệnh Thái thượng lão quân về đuổi hết các ôn thần, ác quỷ và dịch bệnh đi... Nay mời tổ tiên nhập và yên vị lại ban thờ. Rồi pháp sư bói âm dương xem kết quả tốt hay xấu. Nếu Nếu trường hợp kết quả không tốt phải thực hành lại nghi thức bắt ma trong nhà rồi lại khấn mời tổ tiên nhập lại ban thờ.

Nghi thức tống tiễn 

Lễ quét làng – gọi theo tiếng Tu Dí là Sáo páo chải. Mục đích của lễ quét thôn là nhằm đuổi hết những tai ương dịch bệnh và cầu mong đem lại những điều may mắn, tốt đẹp cho con người, cây trồng và vật nuôi. 

Sau khi đã "bắt" hết các ôn thần, ác quỷ cùng các dịch bệnh ở tất cả các ngôi nhà. Đoàn "bắt ma" khiêng thuyền rồng tiến thẳng ra ngã ba bờ suối ở cuối làng để thực hành nghi thức tống tiễn. Pháp sư chủ lễ làm phép tống đưa thuyền rồng "vượt biển" mang theo những bệnh dịch đi giam ở Ngũ hành sơn và đưa các ôn thần, ác quỷ về núi Thanh Dương ở Dương Châu cho hổ dữ ăn thịt.

 

Trong khi Pháp sư cùng những người trong đoàn "bắt ma" thực hành nghi thức tống tiễn thuyền rồng ở ngã ba suối, thầy cúng Thổ thần của thôn sẽ quay về làm lễ cúng tạ Thổ thần tại miếu thờ ở bãi đất trống giữa thôn. Lễ cúng Thổ thần diễn ra nhanh chóng, thời gian không quá nửa tuần nhang.

 

Tại ngã ba suối, sau khi kết thúc nghi thức tống tiễn, pháp sư cùng những người trong đoàn "bắt ma" và thầy cúng Thổ thần sẽ liên hoan "thụ lộc" ngay tại bãi cúng. Trước khi nâng chén rượu lộc, hai chủ lễ cũ (pháp sư và thầy cúng Thổ thần) sẽ gắp đầu gà và chân gà cho hai người sẽ đến phiên làm chủ lễ mới trong năm tới.

 

Lễ quét làng của người Tu Dí là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng phản ánh thế giới quan tôn giáo của đồng bào. Đàn tràng trong lễ quét thôn là thần điện Đạo giáo được thu nhỏ của người Tu Dí. Nội dung bài cúng là những tư liệu quý giúp các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đi sâu tìm hiểu sắc thái văn hoá truyền thống của tộc người có dân số dưới 5.000 nhân khẩu trong cộng đồng văn hoá các dân tộc Việt Nam./.

Theo Langvietonline
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh