Đến hẹn lại lên, từ giữa tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, các đình, miếu ở Bạc Liêu đồng loạt tổ chức lễ Kỳ Yên nhưng cao điểm là khoảng từ sau ngày Rằm cho đến cuối tháng Giêng. Đây là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng yên vui, dân giàu nước mạnh và là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam bộ, thu hút đông đảo người dân khắp nơi về dự.
Cũng như các lễ hội khác, lễ Kỳ Yên ở Bạc Liêu được tổ chức gồm 2 phần: lễ và hội. Trong phần lễ có các nghi thức rước sắc thần về đình; tế túc yết: dâng hương, dâng rượu, dâng trà và đọc bài văn tế cầu nguyện và cảm tạ các thần Thành Hoàng, Tiên hiền, Hậu hiền, thần Nông, thần Hổ… đã phù hộ cho dân làng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội, gồm các chương trình hát bội, các trò chơi dân gian… Người dân đến với lễ Kỳ yên, ngoài mục đích cầu phước, cầu tài, cầu lọc thọ, cầu hạnh phúc, cầu cho quốc thái dân an, mọi người được ấm no hạnh phúc, còn là dịp ôn lại truyền thuyết lịch sử ông cha ta khai hoang xây dựng và bảo vệ nước, đồng thời được thỏa sức thưởng thức các chương trình hát bội, cải lương, tiểu phẩm về lịch sử, qua các triều đại thông qua hình thức sân khấu hóa.
Lễ Kỳ Yên năm nay được tổ chức long trọng và quy mô hơn mọi năm. Theo quan niệm chung, năm nay là năm Rồng, điều may mắn sẽ được nhiều hơn, do đó lễ hội cũng được tổ chức long trọng và hoành tránh. Nhiều đình, miếu mời các đoàn cải lương từ ngoài Bắc vào hoặc các nghệ sĩ nổi tiếng về phục vụ nhiều ngày. Năm qua, bà con trong tỉnh có cuộc sống bình an, kinh tế làm ăn khấm khá, do đó họ rất tin tưởng, tín ngưỡng và đồng lòng tổ chức mùa lễ hội khá chu đáo. D iễn ra từ 3 - 5 ngày ở mỗi đình, miếu, trung bình mỗi điểm lễ thu hút hàng ngàn lượt người đến dự, đông nhất là vào các buổi tối. Ban trị sự các đình, miếu phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nên khâu tổ chức diễn ra an toàn, tình hình an ninh trật giữ ổn định, tạo điều kiện tốt cho mọi người đến dự lễ.
Thạc sĩ, Lâm Thành Đắc, cán bộ Sở Vă n hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết: toàn tỉnh có gần 60 đình, miếu, với hàng chục hàng phật tử. Lễ Kỳ Yên là lễ lớn nhất trong năm và được tổ chức vào đầu năm mới. Ngoài các nghi thức trang nghiêm theo truyền thống, lễ hội có ý nghĩa tâm linh đối với đời sống của người dân trên địa bàn. Lễ hội nhằm ôn lại truyền thống cầu mong trời đất bình an, nhân dân có cuộc sống ấm no, khơi lại tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử con Rồng cháu Lạc của dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Lễ Kỳ Yên năm nay được tổ chức long trọng và quy mô hơn mọi năm. Theo quan niệm chung, năm nay là năm Rồng, điều may mắn sẽ được nhiều hơn, do đó lễ hội cũng được tổ chức long trọng và hoành tránh. Nhiều đình, miếu mời các đoàn cải lương từ ngoài Bắc vào hoặc các nghệ sĩ nổi tiếng về phục vụ nhiều ngày. Năm qua, bà con trong tỉnh có cuộc sống bình an, kinh tế làm ăn khấm khá, do đó họ rất tin tưởng, tín ngưỡng và đồng lòng tổ chức mùa lễ hội khá chu đáo. D iễn ra từ 3 - 5 ngày ở mỗi đình, miếu, trung bình mỗi điểm lễ thu hút hàng ngàn lượt người đến dự, đông nhất là vào các buổi tối. Ban trị sự các đình, miếu phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nên khâu tổ chức diễn ra an toàn, tình hình an ninh trật giữ ổn định, tạo điều kiện tốt cho mọi người đến dự lễ.
Thạc sĩ, Lâm Thành Đắc, cán bộ Sở Vă n hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết: toàn tỉnh có gần 60 đình, miếu, với hàng chục hàng phật tử. Lễ Kỳ Yên là lễ lớn nhất trong năm và được tổ chức vào đầu năm mới. Ngoài các nghi thức trang nghiêm theo truyền thống, lễ hội có ý nghĩa tâm linh đối với đời sống của người dân trên địa bàn. Lễ hội nhằm ôn lại truyền thống cầu mong trời đất bình an, nhân dân có cuộc sống ấm no, khơi lại tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử con Rồng cháu Lạc của dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Theo TTXVN/Tin Tức