Lễ hội đình Vòng còn được biết đến với một nghi lễ độc đáo: Nghi lễ tôn vinh gia đình văn hóa, được diễn ra trong quá trình rước kiệu thành hoàng làng từ “gia đình văn hóa” về lại đình Vòng. Đó là khi kiệu đi qua gia đình nào, người của gia đình đó sẽ đem chiếu mới ra trải trước nhà để cả đoàn rước đi qua. Họ coi đó là cách lấy lộc rơi, lộc vãi và sẽ đem chiếu đó về để dùng với mong muốn có lộc cả năm.
Như vậy, một gia đình được công nhận là “gia đình văn hóa” không chỉ cần có một thời gian dài phấn đấu, giữ gìn sự yên ấm trong gia đình, mà còn phải tiếp tục sống có trách nhiệm, xứng với những gì được thành hoàng làng trao cho trong ít nhất là ba năm tiếp theo. Đó là luật bất thành văn, giúp cho người dân đất Kẻ Mọc luôn sống trong yên bình và hạnh phúc.
Hạ Đình còn là mảnh đất hiếu học. Hiện tại đình có thờ 9 vị quan giữ chức vụ lớn dưới các triều Lê, Trịnh, Nguyễn và nhiều văn bia cổ lưu danh những bậc tài có công với dân tộc.
Khám phá Việt Nam
- Tour đi Hạ Long - Tuần Châu - Cát Bà
- Tour đi Sapa - Bắc Hà - Hà Khẩu
- Tour đi Huế - Đà Nẵng - Hội An
- Tour đi Nha Trang - Đà Lạt - Tây Nguyên
- Tour xuyên Việt từ Hà Nội
- Tour du lịch biển - nghỉ dưỡng
- Tour du lịch cuối tuần - mua sắm
- Tour khởi hành hàng ngày
Khám phá thế giới
- Tour đi Trung Quốc đường bay
- Tour đi Trung Quốc đường bộ
- Tour đi Hongkong - Macau
- Tour đi Thái Lan
- Tour đi Malaysia - Singapore
- Khám phá Đông Dương
- Hành trình Đông Nam Á
- Tour đi Nhật Bản
- Tour đi Hàn Quốc
- Tour đi Châu Âu - châu Mỹ
- Tour đi Châu Úc - châu Phi
Lễ hội đình Vòng, Hà Nội
Ngày 23/2 (tức mùng 2 tháng hai Nhâm Thìn), người dân làng Hạ Đình xưa (nay là phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân - Hà Nội) lại nô nức kéo về đình làng để thực hiện nghi lễ cầu phúc, mở màn cho hoạt động lễ hội mang đậm tính dân gian.
Từ sáng sớm, hàng trăm hộ gia đình trong phường Hạ Đình và nhiều du khách thập phương đã ra đình Vòng để chờ làm lễ. Nằm bên sông Tô Lịch, đình Vòng đã có tuổi đời hơn 5 thế kỷ. Ngôi đình là nơi thờ nhị vị thiên thần làm Bảo an thành hoàng là Cương Lược Đại vương và Hùng Lược Đại vương. Do công lao to lớn của nhị vị này với làng nên người xưa đã lập đình thờ tự. Lễ hội diễn ra trong hai ngày 2 – 3/2 âm lịch hằng năm. Cứ ba năm, hội chính mới diễn ra, còn hội thường niên chỉ tiến hành lễ cầu phúc, cầu an. Trong hội chính có phần rước kiệu thành hoàng làng đi quanh làng. Trong hai ngày lễ hội, nhiều hoạt động có tính gắn kết cộng đồng được tổ chức: Đá cầu, kéo co, vật...
Theo Báo Lao Động