Lầu Ông Hoàng được xây dựng trên 1 ngọn đồi có tên là Bà Nài . Có thể nói đây là 1 nơi sơn thủy hữu tình với núi, với sông…. Chính vì vậy, vào năm 1911, một ông Hoàng có tên là De Montpensier từ Pháp sang Việt Nam du lịch, đã không kìm được lòng mình với 1 nơi có phong cảnh thật tuyệt vời, nên ông đã nảy sinh ý định mua lại quả đồi Bà Nài để xây biệt thự.
Và nguyện vọng của ông đã được nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận lúc bấy giờ là công tước Garnier đồng ý. Ngôi biệt thự được xem là bật nhất vào thời bấy giờ ở Phan Thiết. Và tên gọi Lầu Ông Hoàng cũng có từ đó do người dân sống xung quanh gọi. Ngôi biệt thự được xây nên không phải chỉ có gạch, có cát hay bất kỳ những thứ hỗn hợp tất yếu để tạo nên chúng, mà ngôi biệt thự còn được dựng nên bởi 1 là tÌnh yêu nồng cháy mà chính ông Hoàng muốn dành cho người tình của mình là 1 cô gái Việt Nam. Ông muốn đây sẽ là nơi ông và người tình tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc của mình, cho nên Ông đã đặt tên cho ngôi biệt thự này là Tổ Chim Ưng.
Qua 1 thời gian chung sống vui vẻ bên người tình, do có việc riêng nên Ông phải quay trở về Pháp, để lại người tình sống 1 mình trong ngôi biệt thự ấy. Nhưng sau đó, khi quay lại Việt Nam thì Ông hay được 1 tin buốn, người tình ấy đã sang ngang với 1 tình yêu mới. Không quá ồn ào, Ông đã xự sự như là 1 công tước, Ông tặng cho người tình quả đồi có ngôi biệt thự nguy nga tráng lệ ấy.
Vào tháng 7/1917, chủ nhân ngội biệt thự này đã bán lại cho 1 người chủ khách sạn là người Pháp.
Đến năm 1923, chủ nhân này lại bán cho chính phủ bảo hộ Pháp, làm khu nghĩ dưỡng cho công chức Pháp, đồng thời làm nơi trấn giữ cửa biển.
Năm 1933, chính Phủ Pháp tặng ngôi biệt thự này cho vua Bảo Đại.
Ngoài ra Lầu Ông Hoàng trong lòng người dân Phan Thiết không chỉ đơn thuần là 1 ngôi biệt thự nguy nga tráng lệ gắn liền với những cuộc tình tan vỡ. Lầu Ông Hoàng còn là 1 nơi đã diễn ra trận đánh ác liệt giữa đại đội Hoàng Hoa Thám (1 phong trào chiến tranh du kích lúc bấy giờ) và Pháp. Kết quả là ngày 13/6/1947 Lầu Ông Hoàng đã được biết đến với tên gọi chiến thắng Lầu Ông Hoàng. Và khi Pháp rút lui thì khu vực này cũng bị bỏ hoang.
Có nhiều người chưa từng đến Phan Thiết nhưng vẫn có thể nghe qua địa danh Lầu Ông Hoàng trong 1 bài hát khá nổi tiếng với những giai điệu du dương “Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tàn nhớ câu chuyện xưa, Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua, ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng…………”
Vâng, bài hát ấy gắn liền với Lầu Ông Hoàng ; nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm đã từng hò hẹn ngắm trăng, làm thơ . Và nơi đây Hàn Mặc Tử đã từng gọi nó là “ Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết”.
Và có lẽ đúng như những gì nhà thơ tài hoa ấy nói, Mối tình của ông dành cho Mộng Cầm kết quả chỉ còn là nước mắt, bởi chính ông mang trong mình 1 căn bệnh hiểm nghèo. Và chính vì vậy, Ông đã không đến được với người mình yêu thương.
Ngày nay Lầu Ông Hoàng chỉ còn là 1 phế tích, nó đã bị chiến tranh tàn phá, và cũng vùi chôn theo mối tình của ông Hoàng cũng như nhà thơ tài hoa Hàn Mặc Tử. Nhưng tận trong sâu thẳm đáy lòng mỗi người dân Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng vẫn tồn tại với thời gian, cũng như chúng ta không thể nào quên được mối tình đầy trắc trở của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Theo Bonbon. |