Làng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm cách thị xã Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Người trong làng kể rằng chính Pô klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa
Thuộc: Phan Rang |
Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá. Thật đáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ. Để tạo ra một sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái đe ( không phải vòng xoay ) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi; sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những tác phẩm mà họ muốn. Bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành.
Vật liệu dùng để tạo ra một sản phẩm gốm thật sự ở Bầu Trúc là một loại đất sét đặc biệt. Loại đất sét này được lấy từ bờ sông Quao, khi nung rất dẻo và bền. Kỹ năng trộn cát với đất sét cũng rất khác biệt. Lượng cát được trộn vào vật liệu còn phụ thuộc vào công dụng và kích thước của từng loại gốm. Vì thế nên gốm Bầu Trúc hoàn toàn khác so với những nơi khác. Chẳng hạn, lu đựng nước được làm ở Bầu Trúc luôn được người dân ở những vùng khô và nắng ưa chuộng bởi vì nhiệt độ của nước trong lu luôn luôn thấp hơn so với bên ngoài nên nước bao giờ cũng mát hơn.
Những năm gần đây bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều làng gốm truyền thống bị chao đảo, có làng không còn giữ được nghề này nữa, nhưng ở làng Bầu Trúc đa số các hộ Chăm vẫn còn làm nghề gốm, họ xem đó là nhu cầu sản xuất chính của gia đình, mặc dù giá của sản phẩm làm ra rất thấp. Để khuyến khích làng nghề cũng như ngành gốm truyền thống lâu đời của nó, mong rằng chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa để làng nghề này được lưu truyền mãi và ngày càng phát triển.