Ngày 16/6 sắp tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới do UNESCO trao.
Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, Thành Nhà Hồ là “một kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng Thành, Đàn Nam Giao xây bằng đá rất bền vững và kiên cố."
Trong đó, khu di tích đàn tế Nam Giao tọa lạc trong tay ngai Đún Sơn (còn gọi là núi Đún), cách hoàng thành được xây bằng đá khoảng 2,5km về phía Nam.
Đàn Nam Giao - một loại hình di tích cực kỳ quý hiếm, là một mặt bằng tổng thể đàn tế còn tương đối nguyên vẹn cổ nhất Việt Nam.
Đó cũng là một đàn tế vừa có đặc điểm chung của đàn tế giao phương Đông, cũng là một đàn tế vừa có những nét đặc sắc riêng có của Việt Nam, khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc rất cao của Vương triều Hồ cuối thế kỷ XIV đầu XV.” Chính điều này đã góp phần làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Thành Nhà Hồ
Đây là nơi được Vương triều Hồ sử dụng để tế Trời, tế Thượng đế, tế Thần Đất và tất cả các loại thần khác nhằm cho quốc thái dân an, quốc gia trường tồn, muôn vật phồn thịnh để từ đó người dân được hưởng phúc lợi của trời.
Đàn Nam Giao được xây vào 1402 dưới thời Vua Hồ Hán Thương. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi “Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đún Sơn để làm lế tế Giao, đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long đi từ cửa Nam đi ra.”
Do nhiều điều kiện khách quan, trải hơn sáu thế kỷ cho đến trước 2004, di tích đàn tế Nam Giao đã bị hủy hoại hoàn toàn. Từ 2004 đến nay, sau 4 đợt khai quật khảo cổ, diện mạo mặt bằng tổng thể của khu di tích đàn tế Nam Giao đang ngày càng dần lộ rõ: đó là nền đàn và các mặt bằng tổng thể của đàn. Dấu tích kiến trúc đàn tế đã xuất lộ chạy theo hướng Bắc-Nam là 250m, hướng Đông-Tây là 150m với tổng diện tích 35.000m2.
Tính từ chân núi Đún, di tích đàn tế được xây dựng trên 5 tầng nền giật cấp cao dần lên, nền 1 là nền cao nhất với độ cao 21,7m so với mực nước biển; nền 5 là nền thấp nhất có độ cao 12m so với mực nước biển.
Vật liệu chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung (gạch ngói...). Một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua hay còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên có hình vuông được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng.../.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, Thành Nhà Hồ là “một kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng Thành, Đàn Nam Giao xây bằng đá rất bền vững và kiên cố."
Trong đó, khu di tích đàn tế Nam Giao tọa lạc trong tay ngai Đún Sơn (còn gọi là núi Đún), cách hoàng thành được xây bằng đá khoảng 2,5km về phía Nam.
Đàn Nam Giao - một loại hình di tích cực kỳ quý hiếm, là một mặt bằng tổng thể đàn tế còn tương đối nguyên vẹn cổ nhất Việt Nam.
Đó cũng là một đàn tế vừa có đặc điểm chung của đàn tế giao phương Đông, cũng là một đàn tế vừa có những nét đặc sắc riêng có của Việt Nam, khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc rất cao của Vương triều Hồ cuối thế kỷ XIV đầu XV.” Chính điều này đã góp phần làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Thành Nhà Hồ
Đây là nơi được Vương triều Hồ sử dụng để tế Trời, tế Thượng đế, tế Thần Đất và tất cả các loại thần khác nhằm cho quốc thái dân an, quốc gia trường tồn, muôn vật phồn thịnh để từ đó người dân được hưởng phúc lợi của trời.
Đàn Nam Giao được xây vào 1402 dưới thời Vua Hồ Hán Thương. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi “Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đún Sơn để làm lế tế Giao, đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long đi từ cửa Nam đi ra.”
Do nhiều điều kiện khách quan, trải hơn sáu thế kỷ cho đến trước 2004, di tích đàn tế Nam Giao đã bị hủy hoại hoàn toàn. Từ 2004 đến nay, sau 4 đợt khai quật khảo cổ, diện mạo mặt bằng tổng thể của khu di tích đàn tế Nam Giao đang ngày càng dần lộ rõ: đó là nền đàn và các mặt bằng tổng thể của đàn. Dấu tích kiến trúc đàn tế đã xuất lộ chạy theo hướng Bắc-Nam là 250m, hướng Đông-Tây là 150m với tổng diện tích 35.000m2.
Tính từ chân núi Đún, di tích đàn tế được xây dựng trên 5 tầng nền giật cấp cao dần lên, nền 1 là nền cao nhất với độ cao 21,7m so với mực nước biển; nền 5 là nền thấp nhất có độ cao 12m so với mực nước biển.
Vật liệu chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung (gạch ngói...). Một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua hay còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên có hình vuông được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng.../.
Theo TTXVN