Cửu Đỉnh là sự kết hợp giữa bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đúc đồng Việt Nam với ước mơ về sự trường tồn của đất nước.
Được khởi công từ cuối năm Minh Mạng thứ 16, và hoàn thành vào cuối năm Đinh Dậu, Cửu Đỉnh là sự kết hợp tuyệt vời giữa bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đúc đồng Việt Nam với ước mơ về một sự trường tổn, vĩnh bền lâu dài của đất nước.
Ước mơ ấy được thể hiện ngay trong đặt tên gọi cũng như tầm vóc và các hoa văn chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, lấy từ miếu hiệu của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh ấy được xem là biểu tượng của vị vua đó. Cao Ðỉnh biểu tượng của vua Gia Long ở vị trí chính giữa, Ðỉnh hai bên trái phải lần lượt là: Nhân Ðỉnh (vua Minh Mạng), Chương Ðỉnh (vua Thiệu Trị), Anh Ðỉnh (vua Tự Ðức), Nghị Ðỉnh (vua Kiến Phúc), Thuần Ðỉnh (vua Ðồng Khánh), Tuyên Ðỉnh (vua Khải Ðịnh),Dụ Ðỉnh, và Huyền Đỉnh.
Để làm được 9 đỉnh này, phải huy động hàng trăm nghệ nhân nổi tiếng khắp nước,mỗi đỉnh người thợ phải hiệp 60 lò nấu đồng lại, mỗi lò chỉ nấu chảy được 30 đến 40 cân đồng. Khuôn đúc lật ngược và người thợ rót nước đồng nóng chảy vào chân đỉnh. đúc xong đỉnh mới gắn đôi quai và các hình chạm nổi.
Mỗi đỉnh có 17 hình chạm khắc, chia thành 3 hàng: Hàng trên có chim, hoa quả, ngũ cốc… Hàng giữa (mặt chính Bắc) khắc tên đỉnh và phong cảnh sông, núi, biển, đèo; trên mặt chính Nam có hình các thiên thể, tinh tú trên trời. Hàng dưới được thể hiện các hình rùa, ba ba, cá sấu, thuyền, xe cộ, các loại thú…
Mọi sản vật tiêu biểu của dải đất hình chữ S đều được in dấu trên Cửu Đỉnh. Từ những địa danh nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ như sông Hương núi Ngự cho đến những hình ảnh của vùng đất địa đầu Tổ quốc Móng Cái đều được khắc họa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đúc đồng. Nhìn vào đó như thấy được hình ảnh một đất nước Việt Nam trường tồn và vững mạnh. Cũng vì thế mà Cửu Đỉnh được coi là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống và con người Việt Nam đầu thế kỷ XX, là công trình nghệ thuật có giá trị nhất tại Huế, Việt Nam.
undefined
(Theo_Tuoi tre)