132 phiên bản thuộc khối Châu bản triều Nguyễn có niên đại từ 1802-1945 được trưng bày tại Triển lãm “Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn” từ ngày 15/8-31/12/2012.Triển lãm nhằm giới thiệu tới công chúng các hình thức ngự phê của các vị vua triều Nguyễn, cung cấp thêm những thông tin về tư tưởng chỉ đạo của nhà vua trên văn bản cũng như cách thức phê duyệt trong chế độ văn thư các triều đại cuối cùng của đất nước.
Theo ông Hà Văn Huế, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn mang đến cho người xem một cái nhìn toàn diện, rõ ràng, sâu sắc về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn. Đây gần như là báu vật độc nhất vô nhị trong khu vực. Nhật Bản, Hàn Quốc không có Châu bản. Đời nhà Thanh (Trung Quốc) chỉ lác đác, không xuyên suốt chiều dài qua 13 đời như ở Việt Nam.
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang xem xét tiến hành số hóa tài liệu văn hóa-lịch sử quý hiếm này; đồng thời, tiến hành các thủ tục cần thiết để đệ trình lên UNESCO công nhận Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới.
Tài liệu trưng bày tại triển lãm được chia làm 10 phần, gồm ngự phê của các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Trong đó có nhiều phần thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Đó là phần bút tích của vua Gia Long - vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn, phê trên các tờ khải của Ngự y viện Thái Y về các vị thuốc nhà vua dùng khi lâm bệnh nặng vào năm Kỷ Mão (1819).
Tiếp theo là ngự phê của vua Minh Mệnh, vị Hoàng đế tiêu biểu của nhà Nguyễn, người đã có nhiều công lao, thành quả được lịch sử ghi nhận trong suốt 21 năm trị vì. Nội dung ngự phê của vua Minh Mệnh trên các Châu bản tập trung chỉ đạo các chính sách khuyến nông nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện cải cách trên các lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, tuyển chọn nhân tài, văn hóa dân tộc, hoàn thiện luật pháp và đề cao pháp trị, tăng cường củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
Ngự phê của vua Tự Đức trên Châu bản triều Nguyễn ở quyển số 104, tờ số 204, ngày 15/4 năm Tự Đức thứ 12 (1859) liên quan đến việc quân cơ, chính sự. Sau thời Tự Đức, khi đất nước lâm nguy, ngự phê của các vị vua kế tiếp thể hiện quyền hạn của triều đình Huế bị thu hẹp, một số quyền do thực dân Pháp nắm giữ.
Châu bản triều Nguyễn là các tập tấu, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, sớ, bẩm… được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Triển lãm tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số 18 Trung Yên 1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy (Hà Nội)./.
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang xem xét tiến hành số hóa tài liệu văn hóa-lịch sử quý hiếm này; đồng thời, tiến hành các thủ tục cần thiết để đệ trình lên UNESCO công nhận Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới.
Tài liệu trưng bày tại triển lãm được chia làm 10 phần, gồm ngự phê của các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Trong đó có nhiều phần thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Đó là phần bút tích của vua Gia Long - vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn, phê trên các tờ khải của Ngự y viện Thái Y về các vị thuốc nhà vua dùng khi lâm bệnh nặng vào năm Kỷ Mão (1819).
Tiếp theo là ngự phê của vua Minh Mệnh, vị Hoàng đế tiêu biểu của nhà Nguyễn, người đã có nhiều công lao, thành quả được lịch sử ghi nhận trong suốt 21 năm trị vì. Nội dung ngự phê của vua Minh Mệnh trên các Châu bản tập trung chỉ đạo các chính sách khuyến nông nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện cải cách trên các lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, tuyển chọn nhân tài, văn hóa dân tộc, hoàn thiện luật pháp và đề cao pháp trị, tăng cường củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
Ngự phê của vua Tự Đức trên Châu bản triều Nguyễn ở quyển số 104, tờ số 204, ngày 15/4 năm Tự Đức thứ 12 (1859) liên quan đến việc quân cơ, chính sự. Sau thời Tự Đức, khi đất nước lâm nguy, ngự phê của các vị vua kế tiếp thể hiện quyền hạn của triều đình Huế bị thu hẹp, một số quyền do thực dân Pháp nắm giữ.
Châu bản triều Nguyễn là các tập tấu, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, sớ, bẩm… được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Triển lãm tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số 18 Trung Yên 1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy (Hà Nội)./.
Theo TTXVN