Ông Chu Ma Lòm ở Thu Lũm, Mường Tè, Lai Châu năm nay đã 82 tuổi, nhưng niềm yêu thích ca hát văn nghệ truyền thống vẫn rất dồi dào trong ông. Những điệu xòe khỏe mạnh đã được ông cùng với người bạn lâu lăm của mình biểu diễn như những người bạn trai tráng.
Ông chia sẻ: “Được tham gia vào điệu xòe của người Hà Nhì, tôi có cảm giác như mình đang tập các thế võ. Quả thực, tôi cảm nhận được cái tinh thần rất khỏe khắn, cái ý chí rất mạnh mẽ khi được học các điệu xòe của người Hà Nhì. Và tôi nghĩ đó là những cái giúp họ sinh sống ở thượng nguồn sông Đà, nơi mà điều kiện còn hết sức khó khăn, tuy nhiên sự lạc quan và tin yêu cuộc sống của họ thật đáng khâm phục”.
Ở Gò Khà như có một sợi dây tình yêu văn nghệ cố kết cộng đồng. Sợi dây đó gắn kết từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Và đó cũng là sợi dây được kết nối bền chặt để giữ lại văn hóa truyền thống của người Hà Nhì.
Cùng với xòe, người Hà Nhì còn có hát đối. Ngày trước, trai gái Hà Nhì đến với nhau qua câu hát, quý mến nhau, lấy nhau cũng nhờ có câu hát. Hát đối hay còn gọi là hát dân ca Hà Nhì đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp lễ, dịp hội và trong cả những ngày trọng đại của con người.
Những thế hệ người Hà Nhì ở thượng nguồn sông Đà vẫn đang từng ngày từng giờ nuôi dưỡng và gìn giữ văn hóa của mình một cách tự nhiên nhất. Tự nhiên là bởi vì văn hóa của người Hà Nhì là văn hóa của rừng, là văn hóa cuộc sống đời thường trong mỗi ngôi nhà, mỗi cụm bản. Ở đó văn hóa truyền thống đã như một sợi dây cố kết cộng đồng, giúp một dân tộc dù chưa có chữ viết, nhưng những dấu ấn văn hóa thì được được lưu lại hết sức rõ ràng./.