Một bình phong khổng lồ kéo dài trên đỉnh núi cheo leo hiểm trở, trở thành một trong những danh thắng của Great Britain. Tường biên giới nằm ngang trên một gò nhỏ trơ trọi, tại đây người ta nhìn thấy dấu vết còn sót lại của thành lũy, từng là một doanh trại chứa tới 10.000 quân và một bệnh viện.
Tường biên giới Hadrian nằm dọc theo bờ biển miền Bắc England, toàn thể chiều dài 120 km, cao khoảng 4,5 m, rộng từ 2,5 m đến 3 m, được xây nên từ 750 nghìn m3 đá. Dựa theo tiêu chuẩn hùng vĩ của đế quốc La Mã điển hình để đo lường, nó vẫn là một công trình kiến trúc hùng tráng khiến người đời phải kinh ngạc.
Vì sao phải xây dựng tường biên giới Hadrian? Vấn đề này mấy thế kỷ nay các nhà khảo cổ học và nhà sử học vẫn tranh luận không ngớt, và mỗi lần đào bới lại khiến một lần tranh cãi bùng nổ. Trong đó, giả thuyết vua chúa xây dựng tường biên giới Hadrian để phân cách người La Mã với người ngoại bang được đưa ra nhiều hơn cả.
Tường biên giới Hadrian.
Năm 43, quân đội La Mã xâm lược Britain. Năm 84 quân La Mã tiến về phương Bắc, trong chiến dịch Mons Glaupis ở miền Bắc England cuối cùng chinh phục được một số bộ lạc rối ren của người Scotland. Nhưng thắng lợi của La Mã ngắn ngủi. Vào năm 122 khi Hadrian đến, quân đội La Mã đã rút lui vào khu vực hang núi Tain. Ở đó, họ sớm xây dựng nên con đường Stanget và một số đồn trại quan trọng, hình thành biên giới khu vực miền tây từ Cobrick đến Chandler dài 128 km. Hadrian dường như đã nhận ra một điều: Người ngoại bang Bắc Britain không thể bị chế phục. Bởi vậy ông muốn xây dựng một bình phong chắc mang tính vĩnh cửu sừng sững ở mút phía Tây Bắc đế quốc khổng lồ của ông. Nó vừa là khu quân sự phức tạp, vừa tượng trưng cho chính quyền La Mã.
Tường biên giới Hadrian xây cách Stanget và Tain vài cây số về phía bắc, phải bắc cầu qua sông, và đi qua vùng đất hoang dã không có cỏ mọc. Công trình này phải triệu đến công trình sư, kiến trúc sư và thợ đá kỹ thuật thành thạo. Binh lực to lớn trong quân đội La Mã khiến công trình này có khả năng hoàn thành trong vòng 7-8 năm. Nhưng trong khoảng thời gian này, kế hoạch đã thay đổi nhiều. Chiều rộng của tường biên giới thay đổi mấy lần; đoạn phía tây ban đầu dùng bùn cỏ xây dựng, sau đó lại đổi sang đá.
Tường biên giới đầu tiên cứ cách khoảng 1.500 m một thành lũy. Những thành lũy này có thể để cho một số quân nhân đóng, nhưng đại bộ phận quân đội đóng ở phía nam tường biên giới. Không lâu, tất cả những cái đó đều bị biến đổi. Dọc tuyến đường biên giới lại xây dựng 14 đồn trại quan trọng mới, bao gồm những đồn trại vẫn có thể nhìn thấy ở Haltwhistle, Chester và Prestwick. Tiền tuyến Hadrian thành nhà của khoảng 10 nghìn quân đội.
Tường biên giới ngoài thành lũy, lầu tháp và đồn trại còn có đường đi, căn cứ cấp dưỡng và công sự. Người ở khoảng giữa hai gò đất vững chãi có thể nhìn thấy rãnh hào Vanlem đáy bằng. Nó song song với tường biên giới vươn dài về phía Nam. Dọc theo đường thông quân sự này, một con đường nhỏ giữa khoảng tường biên giới và rãnh hào Vanlem, cũng có thể đi được.
Phía Nam tường biên giới Hadrian bên đường Stanget có hai di chỉ rất thú vị: hai nơi Cobrick và Vendoryda đều có viện bảo tàng được người đời khen ngợi, cũng đều có phát hiện khảo cổ được chú ý. Những di tích được đào lên vàng thau lẫn lộn, trình bày rất nhiều biến đổi về chiếm hữu và sử dụng mấy trăm năm nay. Năm 1964, Cobrich phát hiện một quân cờ làm bằng gỗ, có dấu hiệu La Mã thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Ở Vendoryda có một mốc chỉ đường La Mã. Công trình phục chế hiện đại ở đấy giúp cho khách thăm quan thưởng thức trọn vẹn Hadrian, bình phong chắn được tấm tắc ngợi khen.
Mấy thế kỷ trôi qua, một số tảng đá trên tường biên giới bị lấy trộm mất. Ở các địa phương khác, vì sử dụng thuốc nổ mà tường bị phá hoại. Khoảng thế kỷ 18, một đoạn dài tường biên giới Hadrian bị san phẳng làm đường. Dù cho như vậy, tường biên giới Hadrian đến nay vẫn kéo dài trên đỉnh núi cheo leo hiểm trở, trở thành một trong những danh thắng hùng vĩ nhất Great Britain.
Theo 100 kỳ quan thế giới