Vào thập kỷ 1850, một nhà truyền giáo người Anh đến đây thám hiểm. Phát hiện ra dòng thác lớn với thế hùng vĩ và cảnh sắc tuyệt mỹ, trong lòng ông vừa sợ hãi vừa vui. Ông nói: “Cảnh vật tuyệt vời như vậy, dù thiên sứ có bay qua cũng phải ngoảnh lại nhìn. Cảnh đẹp quả làm cho người ta lưu luyến, không muốn trở về.”
Thác Moxie nằm ở nơi giáp giới vùng Trung du và sông Zambixi, miền nam châu Phi. Thác chảy dài tới biên giới Zambia và Vùng thượng du, trung du của sông chảy xuyên qua cao nguyên miền nam châu Phi, với nhiều thác, dòng chảy xiết, khe sâu và bãi nguy hiểm, là một trong những dòng thác lớn nhất thế giới.
Nhà truyền giáo lấy tên Nữ hoàng Anh lúc đó là Victoria để đặt cho dòng thác. Còn người da đen bản địa gọi nó bằng tiếng Bantu là Moxie, tức là sấm rền trong mưa rào. Sau khi Zambia giành được độc lập, để xóa dấu vết của chủ nghĩa thực dân, chính quyền nước này đã tiến hành cải cách từ gốc, khôi phục lại tên gọi sống động và mang hình tượng trước đây của nó.
Zambixi cuồn cuộn tuôn chảy là dòng sông mẹ nuôi dưỡng thác Moxie. Dòng sông này dài 2.660 km, dài thứ tư châu Phi, có lưu vực đều nằm vào khu vực khí hậu thảo nguyên nhiệt đới, lượng nước rất dồi dào vào mùa mưa. Vùng thượng du, trung du của sông chảy xuyên qua cao nguyên miền nam châu Phi, với nhiều thác, dòng chảy xiết, khe sâu và bãi nguy hiểm. Có tới 72 dòng thác lớn nhỏ nên nguồn tài nguyên thủy điện đặc biệt phong phú. Lượng nước chảy qua cửa sông bình quân mỗi năm là 160.000 m3/s, nhiều hơn sông Nile và Niner, đứng sau sông Gangguo.
Dòng sông bắt nguồn từ gò cao Quatene, thuộc biên gới Tây Bắc Zambia, đánh vòng về phía tây, qua miền đông Angola rồi lại vào vùng đồng bằng lầy lội miền tây Zambia. Lúc này, dòng nước nhè nhẹ đã trở thành con sông lớn. Nước chảy cuồn cuộn, mặt sông mênh mang và lượng nước ổn định. Khi nước cuộn đổ về phía đông, đến cạnh vùng Malanba, nơi giáp giữa khu vực thượng lưu và trung du thì rẽ về phía nam. Lòng sông bị thu hẹp lại. Từ các đoạn đứt gãy hình thành địa tầng chặn ngang. Dòng chảy chính mất đi chỗ dựa, đổ từ trên cao xuống, tạo nên vùng thác chữ chi dài 87 km, rộng từ 24 đến 100 m.
Thác chính ở giữa Malanba và đảo Katelaketedao, mức nước chênh lệnh do có độ cao thấp của lòng sông so với mặt nước biển là 122 m, chiều rộng 1.800 m. Đây chính là thác Moxie nổi tiếng thế giới. Lượng nước bình quân hằng năm là 1.400 m3/s. Vào mùa mưa có thể đạt tới 5.000 m3/s.
Thác đổ vào khe sâu với khí thế mạnh mẽ như sấm giật chớp rền. Mành nước mênh mông như sóng tuyết cuồn cuộn trắng xóa, trông như hàng ngàn đấu châu ngọc bắn tung tóe, hàng vạn đóa hoa bạc đua nở, cuốn theo gió bay vào bầu trời, có nơi cao tới 1.500 m. Thác nước gầm rú vang dội như tiếng sấm, nghe như trời long đất lở, khiến người ta kinh hồn bạt vía. Sương mù và sóng âm có thể vang xa 10 km.
Ở mặt nước đầu trên khe có một mỏm đá cao chót vót ở giữa, phân cả dòng thác ra hai đoạn từ đông sang tây. Đoạn phía tây gọi là thác ma quỷ, nằm một phần ở Zimbawe. Thác ở đây đổ xuống từ vách đá dốc đứng cao và nguy hiểm, với khí thế dời non lấp bể, rơi xuống vực sâu vạn trượng làm người ta phải kinh hoàng khiếp sợ, không dám đến gần vì sợ “một bước lỡ chân, ngàn đời ân hận”. Đoạn giữa là thác chính, với chiều rộng và lượng nước đứng đầu các đoạn thác. Phía đông là một thác nhỏ hình móng ngựa, nên được gọi là thác vành móng ngựa.
Về phía đông nữa là thác cầu vồng, vì trên khoảng không của nó thường xuất hiện bảy sắc cầu vồng. Đoạn cuối cùng là thác đông. Năm đoạn thác song song tiến bước, hội tụ thành một dòng chảy xiết rất lớn, trút vào một đầm sâu 40 m, nước trong đầm cuộn trào dữ dội, chảy xiết, xoáy tròn sùng sục nên được gọi là “nồi nước sôi”.
Trên vách đá bên khe phải của “nồi nước sôi” có một cây cầu nhỏ dài hơn 30 m, rộng 2 m. Nhìn từ xa trông như một lưỡi dao sắc bén, nên có tên là “cầu lưỡi dao”. Đứng trên cầu đưa mắt về xa chỉ thấy sông nước cuồn cuộn như chảy tới chân trời. Thác nước cao vợi giống như từ sông ngân đổ xuống. Xung quanh có nhiều khe núi, rừng cây rậm rạp xanh tươi. Hơi nước, hơi sương mù mịt. Dưới ánh sáng mặt trời, cầu vồng bảy sắc treo lơ lửng trên không trung.
Vào những đêm trăng thanh gió mát, ánh trăng vàng lung linh và dòng thác tuôn đổ cuồn cuộn tôn thêm vẻ đẹp cho nhau, vừa ồn ào, vừa yên tĩnh, vừa cứng rắn lại vừa dịu êm. Tựa vào lan can cầu, nhìn xuống thấy nước chảy xiết, cuồn cuộn như con rắn bạc đang uốn lượn chảy ra từ “nồi nước sôi”, men theo khe và đổ về phía trước. Gió rít, sấm rền, âm thanh vang dội như đang nghe đoạn nhạc Sấm chớp Polka. Một bức màn bạc siêu cấp bao lên vách đá dựng đứng.
Truyền thuyết Moxie còn làm tăng thêm sức hấp dẫn kỳ lạ của dòng thác. Người ta lưu truyền rằng, trong các khe sâu dưới thác nước có một nhóm cô gái đẹp. Họ đánh trống tay châu Phi suốt ngày đêm. Y phục rực rỡ của các cô gái được ánh sáng bạc của thác nước làm phản chiếu lên bầu trời, biến thành cầu vồng sáng đẹp lóa mắt. Những làn nước hoa bắn tung lên từ những vũ điệu rộn ràng, hình thành những trận mưa sương lất phất.
Thác Moxie là một kiệt tác, do bàn tay thần kỳ của tự nhiên tạo nên. Zambia đã xây trạm thủy điện gần Malanba để tận dụng nguồn tài nguyên này. Malanba và thành phố Victoria bên bờ sông Zambixi đã có đường sắt nối liền, trở thành 2 thành phố du lịch nổi tiếng của hai nước.
(Nguồn: congdongdulich)