Ngao du Đại Lý

Nằm ở độ cao 2.000m so với mặt biển, thành phố Đại Lý tưởng chừng lọt thỏm giữa 18 ngọn núi trong dãy Thương Sơn và Hồ Nhĩ Hải, hồ nước mênh mông sóng nước.

Vương quốc Đại Lý, lãnh thổ của người Bạch được Đoàn Tư Bình thiết lập năm 937 sau khi nước Nam Chiếu bị suy tàn. Trải qua 316 năm trị vì với 22 đời vua, nước Đại Lý đã trở thành một quốc gia hùng mạnh và phồn thịnh. Nhà lữ hành Từ Hà Khánh sống vào đời nhà Minh từng viết: xưa kia, Đại Lý là một trong 14 thành phố lớn nhất thế giới, đặc biệt có nhiều cảnh quan lãng mạn phong hoa tuyết nguyệt. Phong: gió hạ quan mát mẻ quanh năm. Hoa mọc rực rỡ trên chốn thượng quan, Tuyết ngày ngày rơi trắng Thương Sơn. Nguyệt: trăng soi mặt nước hồ Nhĩ Hải (Hạ quan phong, Thượng quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt). Đặc biệt từ thứ dân đến vua chúa hết thảy đều sùng đạo Phật. Trong đó nhiều vị vua tại vị không lâu rồi xuất gia tu hành như Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Trung Tông Đoàn Chính Thuần...

Năm 1253, Hốt Tất Liệt kéo quân từ phía nam cao nguyên Thanh Tạng theo dòng sông Kim Sa (Dương Tử) thôn tính Đại Lý. Người ta kể lại rằng thời ấy, tuy lực lượng quân Mông Cổ rất dũng mãnh nhưng đánh mãi vẫn không thể nào phá vỡ tuyến phòng thủ của người Bạch, bởi người bản địa mưu trí biến địa hình núi non bao bọc, hiểm trở thành chiến lũy kiên cố. Cuối cùng người Mông Cổ phải bí mật vượt qua dãy Thương Sơn cao ngất trời bất ngờ đánh úp xuống mới chiếm được Đại Lý. Tuy nhiên quyền lực nhà họ Đoàn chỉ hoàn toàn chấm dứt sau gần thế kỷ chống chọi quân Nguyên và sau nữa là nhà Minh. 

Tam Tháp - biểu tượng của Đại Lý
Từ phố cũ Hạ Quan ngược sang hướng tây bắc khoảng 5km là đến phim trường Đại Lý Thiên Long bát bộ. Đó là công trình được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc thời nhà Tống mà chủ thể gồm thành môn đồ sộ cờ xí tung bay, rồi hoàng cung, vương phủ uy nghi bên những phố xá, tửu lầu, nhà cửa, mái lợp ngói âm dương mọc tràn ngập cả quả đồi rộng lớn.

Bỗng nhiên nhạc thiết triều cất lên phụ họa cho quân mở cửa thành, quan đọc chiếu chỉ, vua và hoàng hậu cùng bá quan, cung tần phi nữ ra tận cổng Ngọ môn long trọng nghênh tiếp khách tham quan. Còn nữa, đang thơ thẩn dạo chơi trong thành, mọi người chợt giật mình bởi âm thanh phèng la và sự xuất hiện đám quan sai đi truy tìm tội phạm, tiếp theo là trận đánh đầy kịch tính với quyền cước, binh khí làm náo động góc phố, cuối cùng là cảnh tù nhân bị cùm đưa về công đường thọ hình. Hóa ra tất cả hoạt cảnh trên đều do đạo diễn phim trường dàn dựng nhằm gây ấn tượng cho khách du lịch.

Đại Lý đã bỏ ra 1,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1 triệu 700 USD để đầu tư xây dựng phim trường trên vùng đất bán sơn địa chiếm diện tích 700 mẫu. Quay xong bộ phim võ hiệp nhiều tập Thiên Long bát bộ, họ tiếp tục sản xuất bộ phim truyền hình Công chúa Đại Lý, Trà Mã Cổ Đạo và nhiều bộ phim khác. Những ngày đoàn phim đóng máy họ mở cửa, bán vé khai thác khách tham quan. Đúng là “nhất cử lưỡng tiện”. 

Phim trường Thiên Long bát bộ
Ở Đại Lý, nổi tiếng vượt hơn thành cổ, phim trường chính là Sùng Thánh Tự - Tam Tháp, ngôi chùa được xem lớn nhất Trung Quốc. Theo cô Lương Hải Bình - hướng dẫn viên Công ty du lịch Panda, Vân Nam, Trung Quốc: “Chùa là quần thể kiến trúc tôn giáo đặc sắc, nguy nga tráng lệ nhìn ra hồ Nhĩ Hải.

Đầu tiên là Tam Tháp xây dựng đời nhà Đường trong 36 năm (823-859) gồm tháp trung tâm mang tên Thiên Tuần cao 69,13m chia thành 16 tầng. Qua triều đại nhà Tống, xây tiếp hai tháp phụ hai bên, cao 42,19m suốt thời gian 64 năm (1108-1172). Sau Tam Tháp là hàng loạt di tích: ba ngôi chánh điện, chín điện thờ và 11.400 tượng Phật, La Hán vừa đúc bằng chất liệu đồng vừa dát vàng được xếp đặt đăng đối theo trục thần đạo và trải dài từ chân đến sườn núi Điểm Thương”.

Nhiều người vẫn tưởng tượng Sùng Thành tự là công trình cổ như Tam Tháp nhưng thật ra nó chỉ là bản sao của ngôi chùa cũ vốn đã bị sụp đổ hoàn toàn sau cơn động đất năm 1925. Đây cũng chính là đại cảnh Thiên Long Tự và Tam Tháp, nơi quốc sư Thổ phiên Khưu Ma Trí tỉ thí nhiều trận long trời lở đất với các thiền sư Đại Lý, dẫn đến trường hợp chàng lãng tử Đoàn Dự ngẫu nhiên tiếp nhận kiếm phổ lục mạch thần kiếm trong phim Thiên Long bát bộ.

Tường thành cao 7,6m, rộng 6m, chu vi
12 dặm
Trong văn hóa dân tộc Bạch vùng Đại Lý, uống trà xanh mang giá trị tinh thần lại vừa mang tính triết lý nhân sinh. Chén thứ nhất pha đắng, thứ nhì ngọt, thứ ba hồi vị hỗn hợp mùi vỏ quế, cam thảo, gừng, đường... ví như nỗi cay đắng, ngọt bùi và hồi tưởng quá khứ đời người đã trải qua. Thêm vào đó, nó gợi nhớ đến Trà Mã Đạo một thời nổi danh với con đường huyền thoại buôn bán trà và ngựa do Mã Bang Đại Lý khai phá.

Đời nhà Đường, mạng lưới giao thông trong khu vực tây nam Trung Quốc chỉ thu hẹp ba vùng: Tây Tạng - Tứ Xuyên và Trấn Tây (Vân Nam) nhằm trao đổi, buôn bán những sản vật tơ lụa, thảo dược, ngựa, da thú, nhung hươu, trà, đường... Dần dần con đường được mở rộng về phía tây rồi xuôi dòng Lan Thương Giang (Mekong) tỏa sang Miến Điện, Ấn Độ. Đồng thời một hướng khác từ Côn Minh ngược lên hướng bắc đến Tây Tạng qua cửa ngõ Đại Lý.

Mặc dù cung đường Đại Lý tiếp nối cao nguyên Thanh Tạng được rút ngắn và tiết kiệm khá nhiều thời gian so với đường vòng sang Tứ Xuyên, nhưng địa hình núi non cách trở nên vận chuyển hàng hóa không gì tốt hơn là sử dụng những đội ngựa tải (Mã Bang) khi xuyên qua khe sâu hoặc đi trên lối mòn chật hẹp, chênh vênh bên sườn núi. Lâu ngày hình thành lên Trà Mã Cổ Đạo. Ngày nay người ta còn nhìn thấy nhiều dấu vết móng ngựa khắc sâu trên mặt đường đá.

Theo tài liệu lưu lại: xưa kia trà được trồng dọc triền núi Vân Hải Trà Sơn thuộc các vùng Tây Song Bản Nạp, Cảnh Hồng, Phật Hải trước khi thu hoạch đưa về tập trung tại Đại Lý. Chế biến xong, trà được xuất xưởng mang thương hiệu trà Khẩn, trà Bánh Hạ Quan. Bắt đầu từ đây, Mã Bang rong ruổi suốt chặng đường dài khoảng 4.300 công lý với thời gian 80-90 ngày để phân phối trà đến vùng Lệ Giang, Xương Đô, cuối cùng là Tây Tạng. Con đường Trà Mã Cổ Đạo không ngừng phát triển trong nhiều triều đại, thậm chí năm 1074, nhà Tống phải thiết lập trạm quản lý trà hầu thu thuế và trao đổi ngựa. Qua triều đại nhà Thanh nhiều nơi vẫn bảo lưu như cũ.

Trà Mã Cổ Đạo, con đường mậu dịch xa xưa và là hành lang giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc miền ngược. Chưa hết, nó kết nối, tăng cường giao tế các nước khu vực Đông Nam Á. Hiện nay Trung Quốc đã hoàn tất thủ tục đề nghị Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

(Theo_Tuoi tre)

download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh