Istanbul - thành phố của nền văn minh Đông Tây

Istanbul là thành phố có bề dày lịch sử 2600 năm nhưng không kém phần hiện đại, là thành phố của phương Tây nhưng mang đậm nét văn hoá cổ và kim, giữa nền văn minh Đông và Tây theo kiểu mix&match ấy,...

... sự chung sống hoà bình giữa đạo Hồi và đạo Cơ Đốc của một thành phố lstanbul bộ mặt vừa gần gũi vừa xa lạ, rất đáng yêu nhưng cũng nhiều bí ẩn như câu chuyện con ngựa gỗ thành TROY của xứ Thổ Nhĩ Kỳ xa xôi đang chờ ngày khám phá.

Istanbul giữa vịnh Bosphorus nối liền Hắc Hải và Địa Trung Hải, là thành phố duy nhất bắc ngang hai châu lục Á ÂU, xưa từng là thủ phủ của đế chế Byzanbine và từng có tên Constantinople, năm 1930 được chính thức đổi tên thành Istanbul theo đúng ngôn ngữ của Thổ Nhĩ Kỳ. Vị trí đặc biệt ấy đã tạo cơ sở cho Istanbul kết hợp một cách nhuần nhuyễn hai nền văn hoá cổ kim và để hai nền văn minh Đông và Tây sát gần nhau hơn.

Mái chùa hình vòng cung, đỉnh tháp nhọn và đàn chim bồ câu

Ba thứ đó tạo nên hình ảnh khó quên cho khách du lịch dù chỉ một lần đến thăm thành phố Istanbul. Mặc dù đang trong quá trình trùng tu và không một cột kèo chống đỡ, mái trần vòm cung của nhà thờ Thiên Chúa ST.SOPHIA là nhà thờ Hồi giáo BLUE MOSQUE với sáu ngọn tháp sừng sững vươn lên trời cao và lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Tiếng kinh ấm áp phát ra từ nhà thờ và bay xa trong thành phố, tạo bầu không khí tên lành.

 
Bờ biển, dãy phố và những món ăn khoái khẩu

Đứng trên cầu Bosphorus nhìn về biển Marmara xanh biếc, sẽ thấy những chiếc thuyền buồm rẽ sóng ra khơi với những đàn chim hải âu bay lượn trên bầu trời đầy nắng. Cá ở bờ biển này thật nhiều, chỉ một loáng thả câu cũng có thể mang về một mớ cá tươi.


Có một con đường cổ chạy suốt quảng trường thành phố, tuy không rộng lớn nhưng vẫn có tàu điện bánh hơi chạy qua. Hai bên phố có đủ các quán bar, cửa hàng ăn và vui tai nhất vẫn là tiếng chuông phát ra từ chiếc xe ngựa khi chúng thong dong chạy qua dãy phố kiểu Thổ Nhĩ Kỳ.

Nam thanh nữ tú ở đây thật nhiều, họ mang trong mình hai dòng máu, có dáng vóc cao to cường tráng của đàn ông phương Tây, có hình thể yểu điệu và mềm mại của phụ nữ phương Đông và chính họ đã góp phần làm đẹp thêm cho thành phố.
Món ăn hấp dẫn nhất ở Istanbul là món thịt bò thịt cừu hay dê nướng: Họ xiên thịt vào chiếc que sắt và nướng trên lưới thép đã được nung đỏ, giá như bạn được nếm thử miếng thịt mỏng tang thái bằng con dao cũng mỏng như giấy chắc bạn sẽ không bao giờ quên mùi vị thơm ngọt của chúng.

Điệu múa Belly, người già và Bzaar

Điệu múa Belly kiểu Thổ Nhĩ Kỳ thực ra là điệu múa rung lắc mông, bụng và ngực thông qua động tác rung lắc cơ bụng để trần. Như thông lệ, các nữ công diễn xuất tiết mục này độc có một loại trang phục là hai mảnh, dường như cách ăn mặc khiêm tốn ấy mới lột tả được cái đẹp, cái tinh tuý của điệu múa kiểu phơi bụng. Điệu múa Belly tưởng như đơn giản, nhưng bạn chớ bắt chước, kẻo thành lố bịch đấy!

Giống như các nước phương Tây khác, những người có tuổi ở Istanbul thường sống cuộc sống cô đơn, họ lang thang ngoài phố, hoặc là trong công viên, nhưng họ đặc biệt nhiệt tình với khách vãng lai: Ai muốn hỏi đường, muốn tìm hiểu thành phố của họ, các cụ sẵn sàng đưa bạn đến tận nơi hoặc kể chuyện để khách vừa lòng đến, vui lòng đi mà không đòi hỏi bất cứ đãi ngộ nào. Việc giúp đỡ quan tâm đến người xung quanh dường như đã thành niềm vui, thành nguồn động viên với những người độ tuổi xế chiều.

GRABD BAZAR là cách gọi chợ lớn của người Thổ Nhĩ Kỳ, cũng giống như thành phố của nó, Grand Bazaar vẫn giữ nguyên phong cách Byzanbine xưa, mái chợ hình cung và được trang trí hoạ tiết phía ngoài cửa. Bên trong chợ rộng lớn, có mấy nghìn gian hàng lớn nhỏ, đi cả ngày không hết. Hàng hoá ở đây phong phú các đồ trang sức bằng vàng bạc châu báu hay thảm lông, khay đồ kiểu Thổ rất nhiều thứ gì cũng đẹp cũng đáng yêu.

Trong các sản phẩm dân tộc ấy, có bức tượng vũ công Conia là hấp dẫn khách nhất. Đó là bức tượng đồng hoặc sứ đang trong tư thế múa quay: Hai tay vũ công dang rộng, bàn tay phải hướng lên trời, bàn tay trái hướng xuống đất, chân phải hơi co và họ lấy chân trái làm tựa để quay tròn. Hỏi ra mới biết điệu múa quay Conia có ý nghĩa của nó: Tay phải nhận ơn huệ của Thánh trời và qua tai trái gửi lại cho đời, họ quay tròn để chứng tỏ cuộc sống luân hồi, không bao giờ cạn kiệt, với người Thổ Nhĩ Kỳ, càng quay tròn bao nhiêu và trong điệu múa dân gian của họ, họ cứ thế quay, quay mãi

Thánh kiệt, thành tín, thư thái, lãng mạn, nhiệt tình và đôn hậu tất cả đều quện vào nhau, tạo nên cái chất, cái tính cách và cốt lõi của con người Istanbun giàu lòng mến khách.

(Theo_Tuoi tre)

download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh