Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, Mari Elka Pangestu cho biết, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nước này xếp thứ 39 thế giới về di sản văn hóa.
Sự thừa nhận quốc tế này cho thấy Indonesia có tiềm năng rất lớn cho những người hoạt đông trong lĩnh vực du lịch và kinh tế sáng tạo khai thác và phát huy.
Bà Mari Elka Pangestu nhấn mạnh rằng với trên 300 bộ tộc và các nhóm dân tộc thiểu sổ khác nhau, Indonesia có một sự hấp dẫn về văn hóa-nghệ thuật rất lớn, và chính sự đa dạng phong phú này là một trong những động lực phát triển chủ chốt cho du lịch và kinh tế sáng tạo.
Bà Mari Elka Pangestu cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và không thể đảo ngược, đã đến lúc và là cơ hội lớn để Indonesia phát triển một nền kinh tế sáng tạo dựa trên nghệ thuật và văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc, và 27% trong tổng dân số 240 triệu người của quốc gia “Vạn đảo” hiện đang trong độ tuổi sản xuất, là một điều kiện nhân lực thuận lợi cho sự phát triển của du lịch và kinh tế sáng tạo.
Bà Mari Elka Pangestu cho biết Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia đã thông qua các chương trình và chiến lược để phát triển nền kinh tế sáng tạo dựa trên văn hóa và nghệ thuật, bao gồm phát triển các nguồn lực và công nghệ, phát triển tổng thể ngành công nghiệp sáng tạo, cải thiện tiếp cận nguồn tài chính, và tăng cường khả năng của các tổ chức.
Nền kinh tế sáng tạo dựa trên văn hóa và nghệ thuật bao hàm các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, hội họa, và các ngành biểu diễn nghệ thuật./.
Bà Mari Elka Pangestu nhấn mạnh rằng với trên 300 bộ tộc và các nhóm dân tộc thiểu sổ khác nhau, Indonesia có một sự hấp dẫn về văn hóa-nghệ thuật rất lớn, và chính sự đa dạng phong phú này là một trong những động lực phát triển chủ chốt cho du lịch và kinh tế sáng tạo.
Bà Mari Elka Pangestu cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và không thể đảo ngược, đã đến lúc và là cơ hội lớn để Indonesia phát triển một nền kinh tế sáng tạo dựa trên nghệ thuật và văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc, và 27% trong tổng dân số 240 triệu người của quốc gia “Vạn đảo” hiện đang trong độ tuổi sản xuất, là một điều kiện nhân lực thuận lợi cho sự phát triển của du lịch và kinh tế sáng tạo.
Bà Mari Elka Pangestu cho biết Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia đã thông qua các chương trình và chiến lược để phát triển nền kinh tế sáng tạo dựa trên văn hóa và nghệ thuật, bao gồm phát triển các nguồn lực và công nghệ, phát triển tổng thể ngành công nghiệp sáng tạo, cải thiện tiếp cận nguồn tài chính, và tăng cường khả năng của các tổ chức.
Nền kinh tế sáng tạo dựa trên văn hóa và nghệ thuật bao hàm các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, hội họa, và các ngành biểu diễn nghệ thuật./.
Theo TTXVN