Hấp dẫn Cô Tô, Trung Quốc

Đến thành phố Tô Châu, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là bức tường thành cổ. Cửa thành sừng sững giữa đất và mặt nước, ngọn cổ tháp cao tận mây khiến người ta có cảm giác bí mật, huyền ảo giữa không gian tĩnh lặng. Thành cổ Cô Tô được xưng tụng là thủ phủ của vùng Giang Nam, quê hương của “lúa gạo và cá”. Đây là vùng sông hồ gắn liền với lịch sử văn hóa.

Tô Châu ngày xưa gọi là Bình Giang, còn gọi là Cô Tô, nằm bên bờ đông nam của Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, trung bộ của tam giác châu Trường Giang, là một thành phố trứ danh trong lịch sử văn hóa. Năm 514 trước Công nguyên, Ngô vương Hạp Lư ra lệnh cho đại thần là Ngũ Tử Tư xây dựng đô thành tại đây, đến nay đã hơn 2.500 năm lịch sử.

Đến đời Ngô vương Phù Sai đã có một âm mưu chính trị, quân sự của Việt vương Câu Tiễn nhằm phục quốc, báo thù. Câu Tiễn dùng mỹ nhân kế, dâng Tây Thi (tên thật là Thi Di Quang) cho Phù Sai. Tây Thi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ, là người yêu của đại thần Phạm Lãi, để làm bại hoại triều chính của nước Ngô. Câu Tiễn diệt được nước Ngô, nhưng kết cục của Tây Thi thì không rõ ràng, có thuyết nói rằng sau chiến thắng, Phạm Lãi đưa Tây Thi qua bên kia Thái Hồ (rộng 2.338 km2 ) tiêu dao ngày tháng, có thuyết khác nói rằng người nước Ngô kết tội Tây Thi gây ra cảnh quốc phá gia vong cho nước Ngô nên giết nàng, ném xác xuống sông, về sau tại khúc sông đó xuất hiện một loài hàu nhỏ, truyền thuyết nói rằng loài hàu đó là do cái lưỡi của Tây Thi hóa thành, nên nó còn có tên “tây thi thiệt” (lưỡi Tây Thi). Ngày nay tại thành phố Chư Kỵ, huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang còn đền thờ Tây Thi.

Theo thư tịch Trung Quốc, sau khi diệt nước Ngô, Phạm Lãi từ quan, đến đất Đào, thuộc nước Tề (nay là huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông), đổi tên là Đào Chu công, buôn bán làm giàu, có ba người con trai. Đứa thứ hai phạm tội giết người bị bắt ở nước Sở, Đào Chu công sai đứa con út đem tiền lo lót để mong thằng hai thoát khỏi tội chết, nhưng đứa con cả nằng nặc đòi đi cứu em, nếu không nó tự sát, Đào Chu công bất đắc dĩ đành phải cho nó đi vì đoán rằng thằng cả đi thì sẽ làm chết em nó, bởi vì nó đã cực khổ theo ông làm ăn từ lúc còn hàn vi, do đó chi tiền rất dè xẻn, sẽ không làm được việc, kết quả đúng như ông dự đoán, cuối cùng thằng cả chỉ mang được xác thằng hai về.

Đời Đường, nhà thơ Trương Kế đã làm bài tứ tuyệt “Phong Kiều dạ bạc” (Ban đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều) rất nổi tiếng tại thành Cô Tô này:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Tản Đà đã dịch thơ như sau :

Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Tô Châu cổ đại, là đầu mối giao lưu thương mại, thuyền xe tấp nập, vải vóc lụa là đầy thành, cảnh tượng phồn hoa. Cho đến nay thành cổ vẫn như xưa, trên bờ dưới nước song song phát triển, đường thủy và đường bộ kề bên nhau, xen kẽ nhau, những con hẻm sâu hun hút, trên đường đầy tiếng cười, tiếng mua bán của cư dân khiến người ta cảm thấy lôi cuốn, cái bày ra trước mắt là phong cảnh và tập quán đặc biệt của nhân dân vùng Giang Nam, thành phố Tô Châu hiện đại và cổ thành Cô Tô như hòa lẫn vào nhau, tôn tạo lẫn nhau.

Du khách đến Tô Châu, ngoài ấn tượng về cổ thành và thú vui đi thuyền dưới những chiếc cầu nhỏ, càng không thể quên phong cảnh viên lâm thật đẹp đẽ. Người xưa có câu khen rằng: “Giang Nam viên lâm giáp thiên hạ, Tô Châu viên lâm giáp Giang Nam” (Viên lâm của vùng Giang Nam đứng đầu thiên hạ, viên lâm của Tô Châu đứng đầu Giang Nam). Lịch sử của viên lâm Tô Châu bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, thuộc thời đại Xuân Thu, ban đầu là vườn nuôi thú của vua Ngô, viên lâm tư gia xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 Công nguyên thuộc thời đại Đông Tấn, đó là vườn Tịch Cương, sau đó viên lâm được xây dựng ngày càng nhiều, đến thời Minh, Thanh, thì đây là nơi phồn hoa nhất, trong thời toàn thịnh, số lượng viên lâm tư gia có hơn 200 vườn, trong đó có ảnh hưởng nhất là Chuyết Chính viên, Lưu viên, Võng Sư viên, Hoàn Tú sơn trang... từ đó Tô Châu được xưng tụng là “Thiên đường nơi trần thế”. Những vườn này có ý cảnh thâm viễn, cấu tứ tinh xảo, nghệ thuật cao nhã, nội hàm văn hóa phong phú, trở thành tiêu biểu cho các viên lâm.

Nghệ thuật tạo vườn cảnh Trung Quốc, cùng với văn học và nghệ thuật tương thông, có cội nguồn thâm viễn, từ đời Đường, Tống về sau bị ảnh hưởng của nghệ thuật hội họa sơn thủy, thể hiện trong cấu tứ hoàn chỉnh của viên lâm. Trong các viên lâm, hiện còn bảo tồn hoàn chỉnh bút tích thư pháp của nhiều danh gia Trung Quốc, đó là các tác phẩm nghệ thuật quí giá, là những văn vật có giá trị rất cao. Các viên lâm cổ điển của Tô Châu đều theo nguyên tắc trạch viên hợp nhất tức là nhà và vườn hợp thành một thể thống nhất, có thể thưởng thức, có thể dạo chơi và có thể cư ngụ được. Sự hình thành của viên lâm có liên quan tới mật độ dân số cao và là khu vực đô thị tại đây, nơi phong cảnh thiên nhiên thiếu hụt, con người vốn ưa thích thiên nhiên nên sáng tạo ra viên lâm, biến hoàn cảnh nơi mình cư trú thành một chỉnh thể hài hòa đẹp đẽ giữa thiên nhiên và nhân tạo, kiến trúc đình, đài, lầu, gác, phối hợp với núi gò, sông suối, cây cối, hoa cỏ tạo ra một không gian sinh hoạt “ở nơi náo nhiệt nhưng gần tự nhiên”. Các viên lâm cổ điển ở Tô Châu được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1997.

(Nguồn: Báo Cần Thơ)

download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh