Nibal quả là hướng dẫn viên tuyệt vời nhất mà chúng tôi đã gặp tại đất nước Ai Cập trong ngày đầu tiên ở đây. Cô ấy đón chúng tôi tại khách sạn Grand Pyramids và đưa chúng tôi đến Thành Salah-al-Din theo yêu cầu của tôi. Tôi vừa đọc xong quyển sách về cuộc viễn chinh thập tự lần 3 và tôi cực kỳ ngưỡng mộ người đàn ông gọi là Saladin. Chúng tôi đến thăm đền thờ Hồi giáo Mohammed Ali, Nibal giải thích ngắn gọn cho chúng tôi nghe về 5 cột trụ của đạo Hồi. Dĩ nhiên tôi biết về những cây cột ngày nhưng đứng giữa một đền thờ Hồi giáo nghe lại những vấn đề này sẽ rất thú vị.
Tôi nghĩ bố mẹ mình hiểu một chút về đạo Hồi cũng tốt, vì tôn giáo này ở nơi chúng tôi sống không mấy phổ biến. Ở chỗ chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng về đạo Hồi, còn ở đây, đạo Hồi tương tự như Thiên chúa giáo vậy, dù khác nhau về cách hành lễ và cách sống nhưng đều có những điểm tuyệt vời. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần từ thiện của họ, đó là lý do tại sao ở Ai Cập, chúng tôi không thấy nhiều người vô gia cư. Tôi cũng ngưỡng mộ sự trung thực của dân cư ở Ai Cập, đó quả là một đức tính tốt của dân chúng tại nơi này.
Hơn nữa, ở Ai Cập, tôi cảm thấy rất an toàn và được kính trọng, tôi nghĩ một phần cũng là do ảnh hưởng của đạo Hồi.
Sau đó chúng tôi đến đền thờ Hồi giáo Sultan Hassan, trông rất giống một pháo đài. Bên trong chúng tôi gặp Imam, người đã đọc kinh cầu nguyện cho chúng tôi. Đền thờ này rất đẹp và siêu việt, tôi có thể quay lại toàn cảnh nơi này nhưng vào lúc đó, tôi chẳng muốn làm gì ngoài việc im lặng, nắm bắt khoảnh khắc đầy thiêng liêng đó vì có cơ hội đến nơi này rất đặc biệt, hy vọng Imam biết được lòng thành kính của chúng tôi đối với nơi này.
Băng qua Đền thờ Hồi giáo Sultan Hassan, chúng tôi đến đền thờ Hồi giáo El Rifaee. Nơi này rất thú vị, vì là nơi hỏa táng người chế. Shah của Iran có một phòng thờ riêng, trong mộ ông ta làm bằng toàn đá hoa cương chuyển từ Iran đến. Ở đây có một người Iran đang đứng, thành kính chạm tay vào ngôi mộ với vẻ mặt cực kỳ xúc động. Chúng tôi cũng đến thăm lăng mộ vua Farouk. Vị vua này được một số người rất kính trọng, ông đã làm nhiều chuyện tốt trong thời gian trị vì nhưng một số người khác cho rằng ông ta đã hoang phí của cải quốc gia. Chế độ quân chủ là quá khứ của Ai Cập nhưng tôi không rõ lắm về chế độ dân chủ ở đất nước này.
Sau đó chúng tôi đến thăm Khan El Khalili, tôi đã tưởng tượng nơi này nhỏ bé và tối hơn nhiều. Thật ra, ở đây có khá nhiều đèn và là nơi mua sắm rất thoải mái. Chúng tôi dừng chân ở quán Fishawi nổi tiếng và dùng thử loại trà Karkaday — loại trà hoa dâm bụt cực kỳ ngon ở đây. Chúng tôi còn ăn nhiều món ngon khác như taamiya và fuul. Chúng tôi ngồi ở đây trò chuyện một thời gian, đây quả là khoảnh khắc đáng nhớ và tuyệt nhất trong chuyến đi.
Sau đó, Nibal đưa tôi đến tầng 4 của Mahmoud nơi bán trang phục và phụ kiện múa bụng. Mẹ tôi ở lại cùng tôi còn Alli và Scott đi xem thêm Islamic Cairo. Tôi thử rất nhiều trang phục nhưng chỉ có một bộ nhìn trông khá được, sau cùng tôi mua cái váy màu đỏ đó. Tôi cũng mua vài món phụ kiện rẻ tiền được bày bán ở đây.
Ở Coptic Cairo, chúng tôi xem 4 nhà thờ. Nibal không đi theo suốt cùng chúng tôi vì cô ấy bảo không rành lắm về nhà thờ. Dù gì cô ấy cũng không phải là dân Công giáo, nhưng cô ấy có một người bạn Coptic. Đến nhà thờ sau khi thăm vài thánh đường Hồi giáo đúng là có cảm giác rất khác lạ. Nhà thờ ở đây rất, rất cũ, Nibal vốn học chuyên ngành lịch sử mỹ thuật tại Đại học nên có am hiểu một chút về tranh ảnh trong các nhà thờ này. Coptic Cairo là một nơi yên tĩnh, thanh bình và những nhà thờ ở đây rất gần nhau. Nơi dừng chân sau cùng của chúng tôi là một giáo đường Do Thái mà Alli cảm thấy rất thích. Tôi chưa bao giờ vào trong một Thánh đường Do Thái nào cả, nó cũng tương tự như giáo đường Hồi giáo và nhà thờ, nhưng giống giáo đường Hồi giáo hơn. Tôi mong sao có hướng dẫn viên để kể cho chúng tôi nghe thêm nhiều điều về ngôi giáo đường Do Thái này vì chỉ có Alli hiểu được những gì đang tham quan ở đây.
Trên đường quay về Giza, chúng tôi có thể nhìn thấy Thành Phố Chết, mọi người đều nói ở đây rất nguy hiểm. Cuối ngày, chúng tôi đến một cửa hàng giấy cói. Tôi cũng muốn mua một ít giấy cói nên thấy ở đây khá tuyệt, bố mẹ tôi mua khá nhiều, nhưng tôi chỉ mua một ít.
Ngày Lễ tình nhân ở đây có vẻ rất lớn, ở đâu cũng có bảng hiệu, trang trí, mọi người đều chúc nhau một ngày Lễ tình nhân vui vẻ. Người hướng dẫn cho chúng tôi biết cô ấy dự định quay về nhà để ăn mừng cùng chồng và đã mua hẳn một cái váy thật đẹp để mặc. Một đất nước Hồi giáo lại ăn mừng Ngày Lễ tình nhân lớn như thế, thật đáng ngạc nhiên, có lẽ ai ai cũng cần có tình yêu. Nhân dịp này, bố dượng tôi hỏi thăm người hướng dẫn về cách thức hẹn hò, tán tỉnh ở Ai Cập. Chúng tôi mới được biết rằng nếu để ý một ai đó, người nam phải bày tỏ ý thích của mình cùng bố cô gái mà mình để ý, sau đó mới bắt đầu tán tỉnh cô gái đó và nhất định phải được cô ấy ưng thuận. Sau đó, hai người phải ở cùng nhau với một số cô gái đi kèm, đúng là văn hóa có chút bảo thủ, và rất khác biệt với văn hóa đất nước chúng tôi.
Dù rất mệt mỏi nhưng chúng tôi vẫn muốn đi xem biểu diễn múa bụng, nhưng thật không may, vì là Ngày Lễ tình nhân nên vé đều bán hết, sau khi ăn tối, chúng tôi lên giường ngủ.
Bữa ăn tối kỷ niệm Lễ tình nhân được tổ chức tại khá nhiều khách sạn. Tất cả các khách nữ đều được tặng hoa hồng đỏ. Các món ăn phục vụ đều mang chủ đề tình yêu và đâu đâu cũng trỗi lên những bản nhạc dành cho các cặp tình nhân.
Ngày đầu tiên ở Ai Cập của tôi cũng là ngày Lễ tình nhân đã trôi qua như thế đấy. Dù đi du lịch cùng gia đình, không phải với không gian dành cho hai người nhưng được khám phá nền văn hóa mới và sống trong bầu không khí tình yêu ở đất nước Ai Cập huyền bí, đối với tôi cũng là kỷ niệm đáng nhớ lắm rồi.