Bán đảo Yehliu có chiều dài 1.700 mét tính từ lối vào cho đến cuối mũi nhô ra biển, nơi rộng nhất chưa đến 300 mét chiều ngang với vô số các hòn đá kỳ lạ như đá nấm, đá tổ ong, đá hình củ gừng, các mặt đá bị nước biển xói mòn khá độc đáo.
Năm 1626, người Tây Ban Nha đặt chân lên đảo và chiếm đóng miền bắc Đài Loan và lập một cơ sở thương mại. Thời kỳ thuộc địa của người Tây Ban Nha kéo dài 16 năm cho đến 1642. Tên gọi “Yehliu” có thể được bắt nguồn từ viết tắt của từ tiếng Tây Ban Nha “Punto Diablos (có nghĩa là” mũi đất ma quỷ “).
Vào thưở dân cư còn thưa thớt trên hòn đảo Đài Loan, gạo được chở ra đảo từ đại lục để cung cấp cho cư dân trên đảo. Trong quá trình bốc xếp, một số dân địa phương thường sử dụng ống tre dùng xăm vào các bao tải để mót phần gạo rơi ra. Vì vậy các thương nhân buôn gạo thường đề cập đến địa điểm này là nơi “gạo đã bị trôm cắp bởi những người man rợ” (chữ “trộm cắp” và “mang rợ” được phát âm tương tự như Yeh (man rợ) và Liu (trộm cắp) trong ngôn ngữ Đài Loan – Trung Quốc).
Những hòn đá ở Yehliu Geopark được hình thành bởi sự bào mòn, đục lổ và khoét rãnh do sóng biển tác động lên mặt đá qua một thời gian dài. Bãi đá Yehliu có thể được chia thành ba khu vực. Mỗi khu vực có 1 loạt các khối đá có hình thù đặc trưng riêng.
Khu vực đầu tiên là bãi của các hòn đá hình nấm và củ gừng. Nổi tiếng nhất ở đây là hòn đá có dạng hình nến và ly kem.
Khu vực thứ ba là nơi các vách đá bị sóng biển bào mòn thành từng lớp nằm ở bờ bên kia bán đảo Yehliu. Bãi đá ở khu vực này có các hình dạng khá kỳ lạ như cụm đá Nhị Thập Tứ Hiếu, hòn gọc trai (Pearl Rock) và hòn Hải âu (Marine Bird Rock).
Yehliu Geopark là một nơi thú vị để du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc của thiên nhiên một cách sông động nhất. Tuy nhiên, khi đến đây bạn cũng phải tuân thủ những hướng dẫn an toàn và luật bảo tồn cảnh quan của các nhà chức trách địa phương./.