Nơi mà nó được biết đến bởi các tên Patupat trong Kapampangan. Puso trong Cebuano, hoặc Ta'mu trong Tausug.
Những hạt gạo sau khi được rửa sạch sẽ được bao trong một lá cọ đan kết lại và sau đó đun sôi để làm chín. Ketupat thường được ăn với rendang (một loại cà ri thịt bò khô) hoặc phục vụ như là thứ cơm ăn kèm cùng với những món khác.
Theo truyền thống Ketupat được người Indonesia, Mã Lai và Philippine sử dụng trong những dịp lễ hội hay lễ hội Idul Fitri (Hari Raya Aidilfitri) hay trong những dịp tân gia. Trong lễ hội Idul Fitri ở Indonesia, ketupat thường được phục vụ với cà ri gà và nước tương đặc trưng. Với người Philippine, puso (tên gọi khác của Ketupat) là được sử dụng như một thứ thức ăn tiện lợi.
Có rất nhiều loại ketupat khác nhau, tuy nhiên hai loại phổ biến nhất là nasi ketupat và ketupat pulut. Ketupat nasi được làm từ gạo tẻ và được bao trong lá dừa tạo thành hình vuông, còn ketupat pulut được làm từ gạo nếp và thường được bao trong một hình tam giác bằng cách sử dụng lá cọ Licuala. Ketupat pulut còn được gọi là "ketupat daun Palas" ở Malaysia.
Ở Indonesia, ketupat đôi khi được luộc cùng với nước cốt dừa và một số loại gia vị để tăng cường vị giác.
Ketupat được những cư dân miền biển ở khu vực Indonêxia sáng tạo ra để có thể mang theo làm lương thực trong các chuyến đi biển dài ngày. Do được bao gói bằng lá dừa theo những hình vuông hay tam giác nên ketupat có thể treo lên để trong một thời gian dài. Hình dạng của gói để tạo điều kiện thuận lợi để giữ lại độ ẩm, giúp thông khí và cũng để ngăn ngừa côn trùng và các loài sâu bọ.