Châu Á: Du lịch trực tuyến lên ngôi

Sau khi quyết định dành một tuần để tới tham quan khu đền Angkor Vat nổi tiếng, Sabrina Fu liền vào trang web du lịch Ctrip.com của Trung Quốc.

Đã từ lâu, người phụ nữ 29 tuổi làm việc cho một công ty đa quốc gia ở Thượng Hải này cảm thấy thật tiện lợi và thoải mái khi tìm kiếm và đặt trước trên mạng các chuyến đi nghỉ của cô. “Điều đầu tiên mà tôi làm khi quyết định đi đâu đó là vào trang web này,” Fu cho biết.

Với dân số trong tầng lớp trung lưu cũng như thu nhập dành cho chi tiêu đang mỗi ngày một tăng, châu Á hiện là một trong những địa chỉ mà ngành công nghiệp không khói có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, lĩnh vực du lịch của châu Á cũng đã phải trải qua một số giai đoạn khó khăn, bao gồm vụ động đất và sóng thần năm 2004, các vụ tấn công khủng bố và diễn biến phức tạp của cúm gia cầm.

Mặc dù vậy, số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, ngành du lịch tại nhiều điểm đến có tiếng của châu Á như Maldives, Bhutan, Thái Lan và Campuchia vẫn tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm. Trên thực tế, ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% trong sản lượng kinh tế của Úc, New Zealand, Hong Kong, Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều website du lịch khu vực và trên thế giới hy vọng sẽ gặt hái được nhiều từ sự bùng nổ của ngành công nghiệp không khói của châu Á.

Nên nhớ rằng, quy mô thị trường du lịch trực tuyến của châu Á vẫn còn khiêm tốn khi so sánh với những thị trường đã chín muồi như Mỹ. Ước tính, doanh thu của các công ty du lịch trực tuyến ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức 25,6 tỷ USD trong năm nay. Theo Công ty nghiên cứu Internet eMarketer của Mỹ, con số này mới chỉ bằng 1/3 so với con số dự báo dành cho thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, du lịch trực tuyến ở châu Á được dự báo là sẽ trải qua một thời kỳ tăng trưởng bùng nổ trong thời gian còn lại của thập kỷ này. Từ năm 2006 đến năm 2010, du lịch trực tuyến ở Ấn Độ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 271,6%, trong khi con số này của VN sẽ là 202%, của Trung Quốc và Indonesia lần lượt là 70% và 83%.

Ngoài Nhật Bản, các thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất xét theo doanh thu là Ấn Độ với 300 triệu USD và Trung Quốc với 200 triệu USD. Trong khi đó, lĩnh vực du lịch trực tuyến của Mỹ được dự báo  sẽ chỉ tăng trưởng 17% mỗi năm.

Một sự khác biệt lớn nữa giữa thị trường du lịch trực tuyến của Mỹ, nơi những website như Travelocity.com, Expedica.com và Travelport.com chiếm thị phần áp đảo, là tốc độ tăng trưởng của số lượng khách hàng mới là khá thấp, vì phần lớn người Mỹ đều đã sử dụng Internet và đã quá quen với việc đặt tour trên mạng.

Tại châu Á, đang diễn ra một cuộc chạy đua giữa các công ty du lịch trực tuyến trong việc thu hút sự quan tâm của những khách hàng lần đầu dùng Internet và biến họ thành những khách hàng trung thành. “Tại Mỹ, các công ty đang giành giật khách hàng của nhau. Nhưng ở châu Á - Thái Bình Dương, các công ty du lịch trực tuyến có cơ hội để có những khách hàng mới, lần đầu sử dụng mạng,” Jeffrey Grau, một chuyên gia phân tích của eMarketer nhận định.

Đó là lý do tại sao các website du lịch quốc tế lớn đang thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực marketing và cung cấp dịch của họ tại châu Á. Carlson Wagonlit Travel, một công ty dịch vụ lữ hành doanh nhân của Pháp có phạm vi hoạt động toàn cầu, có tham vọng rất lớn tại thị trường châu Á.

Theo Nicolas Pierret, một chuyên gia của công ty này, tại 4 thị trường du lịch trực tuyến lớn của châu Á - Thái Bình Dương là Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, lượng du khách là doanh nhân chuyển sang đặt tour trên mạng sẽ tăng 40% trong 3 hoặc 4 năm tới.

Năm 2004, IAC/InterActiveCorp, công ty sở hữu hai website du lịch là Expedia và Hotels.com, đã bỏ ra 166,7 triệu USD để mua 52% cổ phần của eLong, website du lịch lớn thứ hai Trung Quốc xét về thị phần. Mặc dù eLong báo lỗ 2,1 triệu USD trong năm 2006, Expedia vẫn tin tưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm thị phần lớn hơn trong doanh số toàn cầu của công ty trong tương lai.

Trong quý 1 năm nay, lượng khách từ Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu và các nước khác đặt tour tại Expedia tăng từ mức 25% lên mức 29% so với lượng khách toàn cầu của công ty này. Về mặt doanh số, lượng khách này đem đến cho Expedia khoảng 1,47 tỷ USD.

Trong số các thị trường của mình, trang web HotelClub.com của Úc, do Công ty Orbitz Worldwide m

ua lại vào năm 2004, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương.
“Tính đến nay, lượng truy cập vào website của chúng tôi tăng trưởng 70%, còn doanh thu tăng trưởng 45% tại khu vực này. Nhiều công ty tập trung vào doanh thu, nhưng thực ra lượng truy cập mới là dấu hiệu hàng đầu về sự tăng trưởng doanh số”, Chloe Lim, giám đốc điều hành của HotelClub cho biết.

Theo dự báo của eMarketer, vào năm 2011, Trung Quốc sẽ vượt Đức và trở thành thị trường lữ hành cá nhân và doanh nhân lớn thứ ba trên thế giới với trị giá đạt khoảng 300 tỷ USD mỗi năm. Năm ngoái, thị trường Trung Quốc đạt doanh thu 134 tỷ USD.
Công ty du lịch trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc là Ctrip.com, một công ty đã được niêm yết ở sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, với thị phần lên tới 54,2%. Năm ngoái, công ty này đã đạt lợi nhuận gộp 80 triệu USD và doanh thu 100 triệu USD.

Theo Min Fan, giám đốc điều hành của Ctrip.com, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực du lịch trực tuyến ít nhất sẽ cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành du lịch nói chung. “Olympic Bắc Kinh 2008 và hội chợ quốc tế World Expo Thượng Hải 2010 sẽ tạo môi trường thuận lợi cho cả du lịch quốc tế và nội địa”, ông nói.

Tại Trung Quốc, ít nhất là vào thời điểm này, các công ty trong nước thống trị lĩnh vực du lịch trực tuyến. Ctrip và Elong chiếm tổng thị phần là 72%, trong khi những website mới hơn như Qunar.com và Soobb.com đang nỗ lực để có được thị phần. Lý do để những công ty này lạc quan là mức độ thâm nhập thị trường của lĩnh vực đặt tour trực tuyến vẫn còn nhỏ bé.

“Mới chỉ có một phần rất nhỏ trong số các giao dịch về du lịch ở Trung Quốc được tiến hành trên mạng. Triển vọng cho phát triển trong tương lai là rất lớn”, Fritz Demopoulos, giám đốc điều hành của Qunar.com nói.


download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh