Cầu sông Kwai và Death Railway

Người nước ngoài, thậm chí cả người Thái Lan, biết đến sông Kwai và cây cầu nổi tiếng bắc qua con sông này, chủ yếu qua bộ phim (được coi là kinh điển) Bridge on the river Kwai. Phim ấy đoạt tới 7 giải Oscar và (cũng được coi là) đã đưa cầu sông Kwai lên bản đồ thế giới !

Nhưng người đàn ông Australia trung niên trông coi nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi lại tỏ vẻ khó chịu khi nhắc đến bộ phim này: That movie is rubbish! và ông này cũng khuyên những ai đã quan tâm tới cây cầu ấy, tới câu chuyện bi thảm về tuyến đường sắt tử thần, đã cất công tới tận nơi hẻo lánh Kanchanaburi này thì nên tìm hiểu câu chuyện thật đằng sau những cái tên, những địa danh của lịch sử. Vậy, câu chuyện thật về cầu sông Kwai và tuyến đường sắt tử thần ra sao?

Kanchanaburi – tháng 11

Người Thái quả rất giỏi làm du lịch, ai đã đến xứ này rồi đều tấm tắc điều ấy. Và nếu người Việt Nam cũng giỏi làm du lịch như họ thì những nơi heo hút như Khe Sanh hẳn đã trở thành cái nam châm hút đến cả triệu khách du lịch nước ngoài luôn khao khát được biết nhiều hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam nổi tiếng, những người đã bị Hollywood đưa vào mê cung những bộ phim chiến tranh nổi tiếng như Hamburger Hills, Full Metal Jacket... và rất tò mò muốn đến “thực địa”.
 

Cầu sông Kwai

Nhưng hãy để câu chuyện liên tưởng chớp nhoáng ấy sang một bên và cùng quay trở lại với Kanchanaburi, với sông Kwai để - theo lời của người đàn ông Australia đang trong coi sự yên nghỉ của hàng ngàn con người từng là một phần của biến cố lớn nhất trong lịch sử loài người: Chiến tranh thế giới thứ Hai – cùng tìm về với câu chuyện thật đã xảy ra nơi đây hơn 60 năm trước.

Kanchanaburi chỉ là một thành phố nhỏ của tỉnh cùng tên, một tỉnh biên giới của Thái Lan, giáp Myanmar. Nếu không có chiến tranh thế giới thứ Hai, không có tuyến đường ray tử thần thì ngày nay du khách có đến nơi đây cũng vẫn có vô khối cảnh đẹp để ngắm, để chơi, để tận hưởng cái tài làm du lịch của người Thái. Nhưng dù có bao nhiêu thác nước đẹp tuyệt trần với những khu rừng nguyên sinh ngút ngàn đầy bí ẩn, Kanchanaburi vẫn không thể trở nên thu hút, trở nên thịnh vượng, sầm uất như ngày nay nếu thiếu câu chuyện cầu sông Kwai và Death Railway - Tuyến đường sắt tử thần.

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, du khách đến Kanchanaburi lại được thưởng thức một sự kiện văn hoá quy mô - Lễ hội cầu sông Kwai với cuộc trình diễn âm thanh ánh sáng ngoạn mục tái hiện lại câu chuyện lịch sử xảy ra tại đây hơn 60 năm trước. Một “Light and sound presentation” hoành tráng đưa người xem ngược lại với không khí địa ngục của tuyến đường tử thần mà quân Nhật đã bắt các tù binh Đồng minh và hàng chục vạn dân phu các nước châu Á xây dựng. Từ không gian nặng nề đầy tử khí chuyển sang gấp gáp với tiếng bom đạn từ những cuộc dội bom của quân Đồng minh. Bom đạn ấy đã giết chết rất nhiều người cả quân Nhật lẫn quân Đồng minh bị mắt làm tù binh ở đây, nhưng những quả bom ấy, với những người đang sống như dưới địa ngục, lại là một sự giải thoát. Cuộc trình diễn ấy kết thúc trong cơn mưa pháo hoa huy hoàng, như một khúc hoan ca chiến thắng. Một lần nữa, phải công nhận người Thái rất giỏi làm du lịch. Giá mà ở Việt Nam, chúng ta tái hiện được chiến dịch Điện Biên Phủ hay trận Điện Biên Phủ trên không như thế... 
 
Biểu diễn tia laser trên Cầu sông Kwai

“True Story” về cầu sông Kwai và Death Railway

Dù có thán phục người Thái đến đâu, có say mê phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở Kanchanaburi đến mức ngơ ngẩn, thì một khi đã cất công đến nơi hẻo lánh này, điều ai cùng muốn làm – và rất nên làm, không phải nhắc nhở, là tìm hiểu câu chuyện đã khiến địa danh này nổi tiếng: Cầu sông Kwai và Death Railway. Hầu hết du khách Việt Nam khi đi Thái Lan đều chỉ đi chơi ở Bangkok và Pattaya, sang trọng hơn thì đi Phukhet. Du lịch văn hoá, khám phá dường như không phải sở thích của đại đa số người Việt ?

Và nếu đến Kanchanaburi, nếu lần mò đến tận hơi heo hút là “Đèo Hoả Ngục” – Hellfire Pass, địa danh nổi tiếng không kém cầu sông Kwai, chúng ta sẽ thấy được trên tấm bia tưởng niệm những người đã chết suốt dọc tuyến đường sắt tử thần, có nhắc đến cả những dân phu từ Việt Nam! Có bao nhiêu người Việt đã chết suốt dọc tuyến đường tử thần dài 415 km, được tính toán là “mỗi thanh tà vẹt trị giá một mạng người”?

Người đàn ông Australia ở nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi có lý khi cho rằng bộ phim Bridge on the river Kwai là thứ tầm thường rác rưởi (dịch từ chữ rubbish, dựa theo thái độ của người nói lúc ấy) bởi những bộ phim như thế thường chỉ lo đề cao quân Mỹ, quân Đồng minh mà thôi, còn những cảnh địa ngục được tái hiện mang tính gây tò mò nhiều hơn là tái hiện sự thật. Sự thật, theo gợi ý của ông người Úc này, có thể tham khảo tại cái bảo tàng mới nhất về Death Railway, có tên Thailand-Burma Railway Centre. Bảo tàng này mới khánh thành chưa lâu, bổ sung thêm vào đội hình các bảo tàng về cầu sông Kwai và Death Railway cũng như chiến trường nơi đây hơn 60 năm trước. Một thành phố nhỏ có 3 bảo tàng về cùng một sự kiện lịch sử, có 2 nghĩa trang liên quan tới sự kiện ấy, và thu hút hàng triệu du khách nước ngoài mỗi năm đến để tưởng niệm những người đã chết, để kiểm chứng câu chuyện trong bộ phim nổi tiếng, như vậy đủ biết câu chuyện về Death Railway có có sức nặng lịch sử và sức thu hút thế nào.
 
Tuyến đường sắt tử thần nay đã được tôn tạo lại

Chuyện về cây cầu sông Kwai và Death Railway rất dài, đã có bao nhiêu cuốn sách, phim truyện, phim tư liệu, bảo tàng, công trình nghiên cứu về câu chuyện lịch sử ấy nhưng vẫn không đủ. Những hình ảnh ghê rợn tại bảo tàng JEATH (tên này được viết tắt từ tên các quốc gia: Japan - Nhật Bản, England – Anh, America/Australia - Mỹ/Úc, Thailand – Thái Lan và Holland – Hà Lan, những nước có người, có quân đội tham gia mặt trận xung quanh Death Railway) hay Bảo tàng Thế chiến II (World War II Museum) có thể khiến người xem lạnh người và không dám nghĩ, dám tưởng tượng tới cảnh mình bị rơi vào hoàn cảnh ấy.

Câu chuyện bắt đầu năm 1942, từ tham vọng của quân chiếm đóng Nhật Bản muốn xây một tuyến đường sắt nối Nong Pladuk ở miền Trung Thái Lan tới Thanbyuzayat ở Miến Điện phục vụ cho việc vận chuyển vũ khí chuẩn bị cho mục tiêu xâm lược Ấn Độ qua ngả Miến Điện, và cũng để chuyển những thứ cướp bóc được tại Miến Điện, nhất là vàng bạc và ngọc quý, về Nhật Bản.

Để xây dựng tuyến đường này, quân Nhật đã đưa tới đây hơn 200.000 dân phu từ các nước châu Á bị chúng chiếm đóng (trong đó có Việt Nam), và hơn 60.000 tù binh quân Đồng minh bị quân Nhật bắt trên chiến trường Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Và từ đó, bắt đầu câu chuyện về địa ngục trên trần gian, nơi cái chết chính là sự giải thoát. Hàng đêm, những đống lửa thiêu xác người chết liên tục cháy đỏ suốt dọc con đường tử thần. Quang cảnh bi tráng này được tái hiện trong show trình diễn âm thanh ánh sáng ở cầu sông Kwai rất xúc động. Thoạt đầu, những kỹ sư Nhật Bản thiết kế tuyến đường, được coi là những người “có lương tri nhất trong đội quân xâm lược”, đã tính toán thời gian xây dựng toàn bộ 415 km đường sắt này phải mất 5 năm.

hưng sức ép chiến cuộc đã khiến các chỉ huy quân Nhật ra lệnh rút ngắn thời gian ấy xuống còn 16 tháng. Các tù binh và dân phu phải làm việc quần quật 18 giờ một ngày luân phiên nhau dưới khí hậu khắc nghiệt của vùng rừng núi heo hút này, dưới roi vọt và súng đạn của hơn 1 vạn lính Nhật và lính Triều Tiên chư hầu. Không ai trốn thoát nổi, hầu hết đều bị bắt lại và xử tử ngay làm gương, ai không bị bắt thì cũng chết vì lạc giữa rừng rậm và đối mặt với một kẻ thù nguy hiểm: loài muỗi truyền bệnh sốt não khét tiếng của vùng Kanchanaburi. Chỉ duy nhất có một tù binh (vô danh) được coi là đã chạy thoát và được quân du kích người Karen (một dân tộc thiểu số sống ở Miến Điện và Thái Lan) cứu sống.
 
Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi

Trên suốt lộ trình 415 km của tuyến đường tử thần ấy, đã có nhiều địa danh đi vào lịch sử, mà được nhắc đến nhiều nhất là cầu sông Kwai và đèo Hoả ngục (Hellfire Pass). Cầu sông Kwai là cây cầu lớn nhất suốt toàn tuyến đường, còn đèo Hoả ngục, nơi những tù binh và dân phu phải xẻ đôi những hẻm núi đá chỉ bằng những công cụ hết sức thô sơ và... tay không. 70% số người lao động tại con đèo khủng khiếp này đã chết. Đèo có cái tên rùng rợn kia do vào giai đoạn cuối của quá trình xây dựng, khi các tù binh, dân phu bị ép buộc làm việc gần như cả ngày, vào đêm xuống, cả công trường được thắp sáng bằng đuốc. Những ngọn lửa chập chờn trong đêm rừng già khiến người ta không khỏi nghĩ tới ngọn lửa luyện ngục tra khảo những linh hồn bị đày xuống địa ngục. Cái tên ấy còn lại tới ngày nay, như một bài học về chiến tranh tàn khốc. Ngay tại lối đi xuống của đèo Hoả ngục, có một bảo tàng nhỏ trưng bày những hiện vật còn lại nơi đây sau 60 năm, từ những cái xẻng nhỏ tới đôi giày gỗ. Ở hai bên hẻm núi, thỉnh thoảng lại thấy những bó hoa nhỏ, những lời tưởng niệm của con cháu, người thân của những tù binh đã bỏ xác lại nơi đây.

Cuộc sống địa ngục ở Death Railway chấm dứt khi quân Nhật bại trận. Tổng cộng đã có hơn 16.000 tù binh và xấp xỉ 100.000 dân phu đã chết trong gần 2 năm xây dựng tuyến đường này. Những người sống sót sẽ còn bị ám ảnh cả cuộc đời khi phải trải qua một biến cố khủng khiếp như thế. Không bộ phim, không cuốn sách nào có thể kể được hết những gì đã diễn ra trên suốt 415 km con đường đầy máu, mồ hôi và nước mắt.

Trở lại Kanchanaburi

Kanchanaburi ngày nay, dù là một tỉnh biên giới nhưng không còn heo hút nữa. Trung tâm Kanchanaburi là một đô thị sầm uất lúc nào cũng nhộn nhịp khách du lịch. Không giống ở bất kỳ đâu, tính quốc tế của Kanchanaburi thể hiện rõ nhất ở những tên đường phố. Mỗi con đường mang tên một quốc gia, có cả đường Việt Nam, nhỏ xíu, đường Pháp, Mỹ, Australia... cũng chẳng lớn hơn. Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi nằm giữa lòng thành phố vẫn cùng với cầu sông Kwai, đèo Hoả ngục... chứng kiến sự lột xác của Kanchanaburi từ địa ngục trần gian trở thành “thiên đường” cho khách du lịch.
 
Khách du lịch luôn hứng thú với câu chuyện xung quanh cầu sông kwai

Cực kỳ khó để tìm được một khách du lịch Việt Nam ở Kanchanaburi, khác hẳn ở những nơi như Bangkok, Pattaya. Nhưng ít nhất có một người Việt rất am tường câu chuyện cầu sông Kwai và Death Railway, đó là ngưòi phụ nữ Hà Nội, “phu nhân” của viên quản trang người Úc. Sau khi đã chê đã đời phim Bridge on the river Kwai và gợi ý nên tìm đến đâu để biết được câu chuyện thật về cầu sông Kwai, về Death Railway, ông người Úc này mới nói rất nhỏ: “Vợ anh là người Việt đấy!” – nói bằng tiếng Việt hẳn hoi, xưng “anh” chứ không xưng “tôi”.

(Nguồn lenduong.vn - Theo Nguyen Minh's Blog)

download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh