Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng đất và đá từ xa xưa để bảo vệ đất nước Trung Quốc tránh những cuộc ngoại xâm. Biết bao mồ hôi, xương máu đã hòa vào đại công trình này và được ví như nghĩa địa dài nhất thế giới.
Tuy nhiên, ở đây cũng là nơi nổi dang với các đoạn thành và địa danh nổi tiếng hung vĩ trường tồn cùng thiên địa dưới sự cai trị và bàn tay nhào nặn của đế chế Trung Hoa cổ đại.
Câu chuyện về đèo Gia Dục Quan
Vào thời nhà Minh, điểm kết thúc phía Tây của Vạn lý trường thành là đoạn đèo Gia Dục Quan sừng sững trên sa mạc Gôbi. Vật liệu xây dựng là một loại gạch địa phương và được tính toán rất tỷ mỷ và cẩn thận bởi các công trình sư triều đại Minh trị (1368-1644). Tương truyền vào thời điểm hoàn thành đoạn đèo, số gạch thừa ra chỉ là một viên. Giáp biên giới sa mạc Gôbi, đoạn đèo thuộc tỉnh Cam Túc này là nơi trú chân cho các nhà du hành nghỉ chân trên hành trình Tơ Lụa. Với cái nóng như thiêu của sa mạc cùng với sự xâm lược của người Mãn Châu, lần lượt các “Phong Hoả Đài” được xây dựng và dùng tín hiệu khói để truyền tin.
Tháp quả phụ
Tại Thái Bình Trạch của Vạn lý trường thành, nơi gần với Hoàng Nha Quan, có một địa danh nổi tiếng là tháp quả phụ. Tương truyền rằng khi xây dựng Hoàng Nha Quan, 12 binh sĩ người Hồ Nam đã thiệt mạng. Nghe tin xấu, vợ con những người tử vong vô cùng đau đớn. Sau này, để tưởng nhớ tới phu quân, họ cùng nhau xây tháp mà được dân gian gọi là Tháp quả phụ.
Đèo “Hội ngộ”
Công trình hồ chứa Bàn Gia Khẩu thuộc tỉnh Hồ Bắc là kết quả xây dựng Vạn lý trường thành dưới nước và được gọi là Tây Phong Khẩu. Chuyện kể rằng, một binh sĩ đột nhiên mất tích trong thời gian dài. Người cha đã âm thầm đi tìm anh mọi nơi và thật trùng hợp, họ đều tới ngọn đồi Tụng Đình. Cha con gặp nhau vui mừng quá mức đến mức cả hai cùng tự vẫn. Sau này, người ta chôn hai cha con bên sườn đèo và đặt tên là đèo “Hội ngộ”.
Thành “nước gạo”
Ở ngoại ô Bắc Kinh, đoạn thành nổi tiếng của Vạn lý trường thành gọi là Hoàng Hoa Thành (pháo đài hoa vàng). Nó được đặt tên sau khi những bông hoa vàng nở rộ vào mùa hè hàng năm nhưng câu chuyện được biết đến là vào lúc thi công đoạn thành trong thời kì nhà Minh. Ban đầu, công trình mang tên Thái Khai. Vài năm sau khi hoàn thành, triều đình không mấy hài lòng và công trình này được kết tội là công trình dài nhất cũng như tốn kém nhất. Sau này, hoàng đế đã nhận ra sự sai lầm. Ông tiến hành một cuộc điều tra, thử nghiệm đoạn thành này và thấy rằng thành Thái Khai cực kỳ dốc và cứng. Chẳng ai có thể làm nứt bất kỳ viên gạch đá nào mặc dù những viên gạch đó chỉ được liên kết với nhau bằng nước gạo. Biết được chất lượng cực kỳ tốt của công trình, hoàng đế đã lập bài vị cột vào tảng đá to ở thành Cai đề là “Nước gạo”.
Trong suốt thế chiến thứ hai, phát xít Nhật đã nỗ lực và thậm chí thành công trong việc dùng mìn phá pháo đài hoa vàng. Đoạn thành này bị đổ cách đó không xa một hồ nước và bạn có thể chiêm ngưỡng đoạn thành này ở cả hai bờ hồ.
(Nguồn: thegioitrithuc.vn)