Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước - con người Turkmenistan

Cộng hòa Turkmenistan (cũng được gọi Turkmenia; tiếng Turkmen: Türkmenistan Jumhuriyäti) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen".

Sau đó nó là một thành phần của Liên Xô dưới tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen. Nước này giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. 87% người trong nước theo Hồi giáo, phần nhiều người trong đó có gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy có vùng phong phú về tài nguyên, phần nhiều nước này là sa mạc Karakum (sa mạc Cát Đen). Turkmenistan có hệ thống một đảng và nguyên thủ là Tổng thống vô thời hạn Saparmurat Atayevich Niyazov đến cuối năm 2006, khi ông đột tử.

Lịch sử

Lãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió, hết đội quân từ đế chế này tới đội quân từ đế chế khác đi qua đây trên con đường tìm kiếm những lãnh thổ thịnh vượng hơn. Lịch sử chữ viết của vùng này bắt đầu với cuộc chinh phục của Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại, và vùng này được chia giữa các Xatrap Margiana, Khwarezm, và Parthia.

Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthian của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô, Ashgabat.

 Thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Vùng Turkmenistan nhanh chóng nổi tiếng bởi đây chính là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma'mun dời thủ đô tới Merv.

Giữa thế kỷ 11, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ mười hai, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Lịch sử Turkmen thời trước khi người Nga xuất hiện ít được ghi chép lại.

Tuy nhiên, từ thế kỷ mười ba tới thế kỷ mười sáu, người Turkmen đã hình thành một nhóm sắc tộc, ngôn ngữ riêng biệt. Khi người Turkmen di cư tới vùng quanh Bán đảo Mangyshlak tại Kazakhstan ngày nay về hướng biên giới Iran và lòng chảo Amu Darya, xã hội bộ tộc Turkmen phát triển hơn nữa những truyền thống văn hóa sẽ trở thành nền tảng của ý thức quốc gia Turkmen sau này.

Giữa thế kỷ 17 và 19, quyền kiểm soát Turkmenistan bị tranh giành giữa các shahs Ba Tư, các Khiva khan, các emir Bukhara và những vị vua cai trị Afghanistan. Trong giai đoạn này, vĩ thủ lĩnh tinh thần Turkmen Magtymguly Pyragy đã trở thành nhân vật đầy ảnh hưởng cùng những nỗ lực tái lập độc lập và chủ quyền cho dân tộc.

 Ở thời điểm này vùng lãnh thổ Trung Á rộng lớn gồm cả vùng Turkmenistan vẫn chưa được vẽ bản đồ và rõ ràng đối với người Châu Âu nó chỉ được gọi là thế giới phía Tây. Sự đối đầu tranh giành quyền kiểm soát trong giai đoạn này xảy ra giữa Đế chế Anh và nước Nga Sa Hoàng và được gọi là The Great Game. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ.

Sự đối đầu chính thức kết thúc với Thỏa ước Anh-Nga năm 1907. Dần dần, các nền văn hóa Nga và Châu Âu du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Turkmen mới trải qua một quá trình Âu hoá thêm nữa. Bộ tộc người Turkmen được khuyến khích vô thần và chấp nhận trang phục kiểu Châu Âu. Bảng chữ cái Turkmen được thay đổi từ kiểu ký tự Ả Rập truyền thống sang kiểu Latinh và cuối cùng sang kiểu Kiril. Tuy nhiên, việc khuyến khích người Turkmen từ bỏ kiểu sống du mục cũ là một ưu tiên của những người cộng sản không quá thô bạo cho tới tận cuối năm 1948. Những tổ chức quốc gia có tồn tại trong vùng thời kỳ thập niên 1920 và 1930.

Khi Liên bang Xô viết bắt đầu sụp đổ, Turkmenistan và các nước Trung Á còn lại đều muốn duy trì một hình thức nhà nước cải tiến, chủ yếu bởi họ có nhu cầu sức mạnh kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để phát triển thịnh vượng. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991[1], một trong những nước cộng hòa cuối cùng ly khai.

Năm 1991, Turkmenistan rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập, một tổ chức quốc tế của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ.

Lãnh đạo cũ thời Xô viết, Saparmurat Niyazov, vẫn tiếp tục nắm quyền tại Turkmenistan sau khi Liên bang Xô viết giải tán. Dưới thời cầm quyền hậu Xô viết của ông, các quan hệ Nga-Turkmenis tan bị ảnh hưởng nặng nền.[cần dẫn nguồn] Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen (tự gọi mình là "Turkmenbashi", hay "lãnh đạo của người Turkmen"), nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân quá mức. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh đầu thập niên 1990, và năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời.

Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Một vị Cựu phó thủ tướng được cho là con ngoài giá thú của Niyazov,[2] Gurbanguly Berdimuhammedow, trở thành tổng thống tạm quyền, dù theo hiến pháp Chủ tịch của Hội đồng nhân dân Ovezgeldy Atayev, sẽ là người nắm chức vụ này. Tuy nhiên, Atayev đã bị kết án một số tội và bị cách chức.

Trong một cuộc bầu cử ngày 11 tháng 2 năm 2007, Berdimuhammedow được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án.

Chính trị

Chính trị Turkmenistan theo khuôn khổ cộng hoà tổng thống, với Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ. Turkmenistan có hệ thống chính trị độc đảng.

Nhân quyền

Nói chung nhiều tổ chức nhà nước tại Turkmenistan không tôn trọng nhân quyền, dù một số quyền công dân được đảm bảo trong Hiến pháp Turkmenistan, như bình đẳng xã hội, bình đẳng giới tính, không bị đối xử bằng hành động tàn nhẫn và hình phạt bất thường, và tự do lập phong trào. Các quyền kinh tế và xã hội khác như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, và quyền được giáo dục.

Tuy nhiên, hiện có các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo và tự do tình dục. Bất kỳ một hành động tình dục đồng giới nào tại Turkmenistan đều bị trừng phạt có thể lên tới năm năm tù.

Theo Forum 18, dù có áp lực quốc tế, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ mọi nhóm tôn giáo và khuôn khổ pháp lý chặt chẽ tới mức nhiều người thà bí mật thực thi tôn giáo còn hơn phải vượt qua hàng đống những quy trình pháp lý chính thức, thực tế là những rào cản.[cần dẫn nguồn] Các tín đồ Tin lành Thiên chúa giáo đều bị hạn chế[cần dẫn nguồn], ngoài ra còn là các nhóm như Những người làm chứng của Jehovah, Bahá'í, và những người theo phong trào Hare Krishna. Những tín đồ Hare Krishna không được cho phép tiến hành quyên góp tại sân bay chính trong nước, Ashgabat.

Theo Phóng viên không biên giới#Chỉ số tự do báo chí thế giới của Phóng viên không biên giới, Turkmenistan có mức độ hạn chế khắt khe thứ hai về tự do báo chí trên thế giới, chỉ hơn Bắc Triều Tiên.

Tỉnh và Quận

Turkmenistan được chia thành năm tỉnh hay welayatlar (số ít - welayat) và một thành phố độc lập:

Phân chia  ↓     ISO 3166-2  ↓     Thành phố thủ phủ  ↓     diện tích (km vuông)  ↓     Diện tích (dặm vuông)  ↓     Dân số (1995)  ↓     Key  ↓
Ashgabat    
    Ashgabat    
   
    604.000    

Tỉnh Akhal     TM-A     Annau     95.000     36.680     722.800     1
Tỉnh Balkan     TM-B     Balkanabat      138.000     53.280     424.700     2
Tỉnh Daşoguz     TM-D     Daşoguz     74.000     28.570     1.059.800     3
Tỉnh Lebap     TM-L     Turkmenabat     94.000      36.290     1.034.700     4
Tỉnh Mary     TM-M     Mary     87.000     33.590     1.146.800     5

Địa ký


Với diện tích 488.100 km²(188.457 mi²), Turkmenistan là nước lớn thứ 52 trên thế gới. Nước này hơi nhỏ hơn Tây Ban Nha, và hơi lớn hơn bang California của Hoa Kỳ.

Hơn 80% lãnh thổ là Sa mạc Karakum. Vùng trung tâm đất nước chủ yếu là Vùng lún Turan và Sa mạc Karakum. Dãy Kopet Dag, dọc theo biên giới phía tây nam, cao tới 2.912 mét (9.553 ft). Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là những điểm cao đáng chú ý duy nhất. Những con sông gồm Amu Darya, Murghab, và Hari Rud.

Khí hậu chủ yếu khô cằn với sa mạc cận xích đạo, lượng mưa ít. Mùa đông khô và không khắc nghiệt, hầu hết lượng mưa hàng năm xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag.

Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 1768 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.

Các thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy (trước kia là Krasnovodsk) và Daşoguz

Kinh tế

Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới.

 Năm 1994 việc Chính phủ Nga từ chối xuất khẩu khí gas của Turkmenistan tới các thị trường ngoại tệ mạnh và tăng các khoản nợ của những khách hàng chính của họ thời Liên Xô cũ về cung cấp khí gas đã khiến lĩnh vực sản xuất công nghiệp này tụt giảm mạnh và khiến ngân sách nước này chuyển từ thặng dư sang thâm hụt nhẹ.

Turkmenistan đã đưa ra một số biện pháp tiếp cận cải cách kinh tế thận trọng, hy vọng sử dụng thu nhập có được từ khí gas và bông để duy trì nền kinh tế. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp được ước tính khoảng 60%; số dân sống dưới mức nghèo khổ được cho ở mức 58% một năm trước đó[2].

Các mục tiêu tư nhân hoá còn hạn chế. Trong giai đoạn 1998 và 2002, Turkmenistan gặp tình trạng thiếu các con đường xuất khẩu thích hợp cho khí tự nhiên và phải chi trả nhiều khoản nợ ngắn hạn lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy tổng giá trị xuất khẩu đã tăng mạnh nhờ giá khí gas và dầu mỏ thế giới tăng. Các viễn cảnh kinh tế trong tương lai gần không khả quan vì nạn nghèo đói trong nước và gánh nặng nợ nước ngoài.

Tổng thống Niyazov đã chi phần lớn nguồn thu quốc gia vào việc cải tạo các thành phố, đặc biệt là Ashgabat. Những người theo dõi tình trạng tham nhũng đã lên tiếng lo ngại về việc quản lý dự trữ ngoại tệ của Turkmenistan, đa số chũng được giữ trong những quỹ ngoài ngân sách như Quỹ Dự trữ Trao đổi

Nước ngoài tại Deutsche Bank ở Frankfurt, theo một báo cáo được đưa ra tháng 4 năm 2006 của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại London. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003[3], điện, khí tự nhiên, nước và muối iốt sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; tuy nhiên, tình trạng thiếu thốn luôn xảy ra.

 Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga

Nhân khẩu

Đa số công dân Turkmenistan thuộc dân tộc Turkmen với một số lượng đáng kể người Uzbeks và người Nga. Các dân tộc thiểu số khác gồm Kazakhs, Azeris, Ba Tư, Armenia, và Tatars. Tiếng Turkmen là ngôn ngữ chính thức của Turkmenistan, dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi tại các thành phố như "ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc" (theo Hiến pháp 1992).

Văn hoá

Giáo dục phổ thông và bắt buộc cho tới cấp hai, tổng thời gian đi học đã được giảm từ 10 xuống còn 9 năm trước đó, và theo nghị định của vị Tổng thống mới từ năm học 2007 - 2008 thời gian đi học sẽ là 10 năm.

    * Akhal-Teke giống ngựa
    * Thảm Yomut
    * Geok-Tepe
    * Islam tại Turkmenistan
    * Merv
    * Âm nhạc Turkmenistan
    * Trong vở kịch Cuộc điều tra của Hadrabubdla - Ashti - nhân vật chính, Jafat, có người anh ra đời tại Turkmenistan.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh