Cổ kính Khai Phong
Khai Phong nổi tiếng với câu chuyện dân gian truyền tụng về Bao Thanh Thiên, một vị quan thanh liêm chính trực. Thành phố với lịch sử lâu đời và văn hóa cổ đại phong phú đã để lại cho cố đô Khai Phong vô số văn vật cổ và danh lam thắng cảnh.
Phủ Khai Phong |
Đường phố Khai Phong |
Thanh Minh Phượng Hà Viên là cảnh tượng phồn hoa của Đông Kinh được miêu tả trong bức họa “Thanh Minh Thượng Hà Đồ” của họa gia thời Bắc Tống, Trương Trạch Đoan, là khuôn viên vui chơi mô phỏng cảnh sinh hoạt dân gian thời Tống quy mô lớn. Du khách có thể mặc trang phục thời Tống, tay cầm tiền Tống, tận hưởng cảm giác được sống trong tập tục của người xưa.
Thanh Minh Thượng Hà Đồ |
Bên bờ hồ Bao Công của thành phố là đền Bao Công, chiếm khoảng 1 hecta diện tích. Chủ yếu có Đại Điện, Nhị Điện, hành lang uốn khúc, bia đình , Đại Môn, Nhị Môn ... trưng bày tượng đồng Bao Công, Trát đồng và tượng sáp Bao Công xử án, tư liệu sử sách về Bao Công, “Bia ghi danh phủ Khai phong” ... . Phong cách mộc mạc cổ xưa, không gian trang nghiêm, tĩnh mịch.
Phủ Khai Phong tỏa sáng trong đêm |
Chùa Đại Tướng Quốc là ngôi chùa phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc, nằm ở trung tâm thành phố Khai Phong, được xây dựng lần đầu vào thời Bắc Tề năm Thiên Bảo thứ 6 (năm 555). Nguyên có tên là chùa Kiến Quốc, thời Đường, Diên Hòa nguyên niên (năm 712), Đường Duệ Tông để ghi công tướng quốc đã giúp ông lên ngôi vua đã đổi tên thành chùa Đại Tướng Quốc.
Thiết Tháp còn có tên “tháp Khai Bảo Tự”, tọa lạc tại góc Đông Bắc thành Khai Phong, trong công viên Thiết Tháp, lần đầu được xây dựng vào thời Bắc Tống, Hoàng Hựu nguyên niên (năm 1049), đến nay cũng có gần 1000 năm lịch sử. Do toàn thân tháp được khảm bằng sành ngọc lưu ly màu nâu, nhìn từ xa rất giống màu sắt nên được gọi là “Thiết Tháp”.
Thiết Tháp |
Do lòng trung nghĩa báo quốc của Dương Nghiệp, Tống Thái Tông yêu quý bản tính cương trực ngay thẳng mà ra sắc lệnh cho xây phủ Vô Nịnh bên bờ sông Kim Thủy, mang tên “Thanh Phong Vô Nịnh Thiên Ba Trích Thủy Lầu”. Tống Thái Tông còn đích thân hạ bút ngự thư bức hoành “Thiên Ba Dương Phủ”, hạ chỉ tất cả phàm đi qua trước cửa Thiên Ba Phủ, là quan viên, văn quan xuống kiệu, võ quan xuống ngựa, cúi đầu cung kính.
Thiên Ba Dương Phủ |
(Theo_Tuoi tre)
Địa danh: