Chùa Phụng Sơn
Vị trí: Chùa Phụng Sơn thường được gọi là chùa Gò, toạ lạc ở số 1408 đường 3 tháng 2 quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc điểm: Chùa được Thiền sư Liễu Thông tạo lập vào đầu thế kỷ 19. Chùa đã qua hai lần đại trùng tu. Lần thứ nhất do Thiền sư Tuệ Minh tổ chức từ năm 1904 đến năm 1915. Nhiều pho tượng ở chùa được nhóm thợ Sa Đéc tạo tác trong thời gian này. Lần thứ hai vào năm 1960, vẫn giữ kiểu kiến trúc cổ.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ chủ yếu là tượng gỗ sơn son thiếp vàng trong đó có một số pho tượng quý như bộ tượng Di đà Tam Tôn, bộ tượng Ngũ Hiền thượng kỳ thú, tượng Phật bằng đá dát vàng, tượng ngài Tiêu Diên bằng gốm. Ở nhà tổ còn có tượng Phật Nhật Bản, tượng Phật Thái Lan.
Vào các năm 1988 và 1991, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật tại khu đất của chùa và phát hiện nhiều hiện vật như mặt người bằng đất nung, đồ gốm... thuộc văn hoá Óc Eo. Trước đó, nơi đây cũng đã tìm thấy một pho tượng Phật bằng đồng theo phong cách Thái Lan.
Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.
Ðặc điểm: Chùa được Thiền sư Liễu Thông tạo lập vào đầu thế kỷ 19. Chùa đã qua hai lần đại trùng tu. Lần thứ nhất do Thiền sư Tuệ Minh tổ chức từ năm 1904 đến năm 1915. Nhiều pho tượng ở chùa được nhóm thợ Sa Đéc tạo tác trong thời gian này. Lần thứ hai vào năm 1960, vẫn giữ kiểu kiến trúc cổ.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ chủ yếu là tượng gỗ sơn son thiếp vàng trong đó có một số pho tượng quý như bộ tượng Di đà Tam Tôn, bộ tượng Ngũ Hiền thượng kỳ thú, tượng Phật bằng đá dát vàng, tượng ngài Tiêu Diên bằng gốm. Ở nhà tổ còn có tượng Phật Nhật Bản, tượng Phật Thái Lan.
Vào các năm 1988 và 1991, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật tại khu đất của chùa và phát hiện nhiều hiện vật như mặt người bằng đất nung, đồ gốm... thuộc văn hoá Óc Eo. Trước đó, nơi đây cũng đã tìm thấy một pho tượng Phật bằng đồng theo phong cách Thái Lan.
Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.
Địa danh: