Chùa Giác Viên
Vị trí: 161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc điểm: Chùa ban đầu mang tên là Quan Âm Các, được ngài Hương Ðăng tạo dựng vào năm 1805 từ một am nhỏ thờ Bồ tát Quan Thế Âm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Chùa còn có tên là chùa Hố Đất, cũng còn được gọi là Tổ Đình.
Đầu tiên nơi đây là rừng rậm âm u chỉ có một con rạch nhỏ tên là rạch Hố Đất đổ ra rạch Ông Buông. Tương truyền các hòa thượng chùa Giác Lâm đã dùng địa điểm này để chở bè cây về cất nơi đây nhằm kiến thiết chùa Giác Lâm. Hòa thượng cất một cái am nhỏ để tu và giữ cây gọi là "Quan Âm Các". Năm 1804, sau khi chùa Giác Lâm sửa chữa xong, am được mở rộng và xây dựng lại toàn bộ. Mãi đến năm 1850 thiền sư Hải Tịnh (trụ trì chùa Giác Lâm) mới đặt tên là chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm 1899–1902, 1908–1910, 1958–1962.
Chùa Giác Viên có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm với mái 4 vạt thẳng, phật điện ở giữa chùa, hai bên có 2 dãy nhà. Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ, đa số bằng gỗ được tạo thành trong 2 lần trùng tu vào các năm 1899–1902 và 1908–1910. Hiện chùa còn nhiều tác phẩm điêu khắc và chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Hải Tịnh.
Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Ðặc điểm: Chùa ban đầu mang tên là Quan Âm Các, được ngài Hương Ðăng tạo dựng vào năm 1805 từ một am nhỏ thờ Bồ tát Quan Thế Âm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Chùa còn có tên là chùa Hố Đất, cũng còn được gọi là Tổ Đình.
Đầu tiên nơi đây là rừng rậm âm u chỉ có một con rạch nhỏ tên là rạch Hố Đất đổ ra rạch Ông Buông. Tương truyền các hòa thượng chùa Giác Lâm đã dùng địa điểm này để chở bè cây về cất nơi đây nhằm kiến thiết chùa Giác Lâm. Hòa thượng cất một cái am nhỏ để tu và giữ cây gọi là "Quan Âm Các". Năm 1804, sau khi chùa Giác Lâm sửa chữa xong, am được mở rộng và xây dựng lại toàn bộ. Mãi đến năm 1850 thiền sư Hải Tịnh (trụ trì chùa Giác Lâm) mới đặt tên là chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm 1899–1902, 1908–1910, 1958–1962.
Chùa Giác Viên có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm với mái 4 vạt thẳng, phật điện ở giữa chùa, hai bên có 2 dãy nhà. Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ, đa số bằng gỗ được tạo thành trong 2 lần trùng tu vào các năm 1899–1902 và 1908–1910. Hiện chùa còn nhiều tác phẩm điêu khắc và chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Hải Tịnh.
Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Địa danh: