Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa (còn gọi là xứ Thanh) là một trong những tỉnh đông dân nhất Việt Nam nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía nam.

Lịch sử


Từ thời kỳ dựng nước cho tới hiện đại, Thanh Hóa là đơn vị hành chính có số lần phân tách và sát nhập ít nhất của Việt Nam.

Thời kỳ dựng nước

    * Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân của nước Văn Lang.

Thời Bắc thuộc

    * Nhà Hán: Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.
    * Thời Tam quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị, tách quận Cửu Chân thành hai quận: Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Chân gồm đất Thanh Hóa ngày nay và một phần phía nam Ninh Bình. Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên.
    * Thời nhà Lương: Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu.
    * Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận.

Thời Đinh, Tiền Lê, Lý

    * Nhà Đinh và Tiền Lê gọi là đạo Ái Châu
    * Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa).

Thời Trần, Hồ

Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là:

   1. Huyện Cổ Ðằng: một phần đất huyện Hoằng Hóa ngày nay.
   2. Huyện Cổ Hoằng: một phần đất huyện Hoằng Hóa ngày nay.
   3. Huyện Ðông Sơn: là huyện Ðông Sơn ngày nay
   4. Huyện Cổ Lôi: huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân ngày nay.
   5. Huyện Vĩnh Ninh: là huyện Vĩnh Lộc ngày nay.
   6. Huyện Yên Ðịnh: là huyện Yên Ðịnh ngày nay.
   7. Huyện Lương Giang: là huyện Thiệu Hóa ngày. nay (dọc hai bờ sông Chu) cùng một phần đất của huyện Thọ Xuân thuộc tả ngạn sông Chu.

Ba châu bao gồm:

   1. Châu Thanh Hóa gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi Giang (là huyện Cẩm Thủy và Bá Thước ngày nay).
 
 2. Châu Ái gồm: huyện Hà Trung (phần lớn huyện Hà Trung và phía Tây thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Thống Bình (tương đương với huyện Hậu Lộc ngày nay); huyện Tống Giang (tương đương phía Bắc huyện Nga Sơn, Ðông Bắc huyện Hà Trung và phía Ðông thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Chi Nga (tương đương phía Nam huyện Nga Sơn ngày nay).
 
 3. Châu Cửu Chân gồm: huyện Cổ Chiến (tương đương huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Kết Thuế (tương đương phía Bắc huyện Tĩnh Gia và phía Nam huyện Quảng Xương ngày nay); huyện Duyên Giác (tương đương phía Bắc huyện Quảng Xương, bao gồm cả Bố Vệ, ngày nay); huyện Nông Cống (bao gồm các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Triệu Sơn ngày nay).

Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga);châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng; huyện Cổ Hoằng; huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh; huyện Yên Định; huyện Lương Giang; huyện Cổ Lôi.

Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Sách "Ðại Nam nhất thống chí" chép: "Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm "tam phủ" gọi là Tây Ðô".


Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hóa (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh). Sách "Ðại Nam nhất thống chí" cũng ghi: "Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hóa, Quỳ Châu và 11 huyện". Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi.

Thuộc Minh


Nhà Minh đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi.

Thời Lê, Nguyễn

    * Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo
    * Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa
    * Năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
    * Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm).
    * Năm 1802 (năm Gia Long 1), gọi là trấn Thanh Hóa.
    * Năm 1831 (năm Minh Mệnh 12), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa).
    * Năm 1841 (năm Thiệu Trị 1), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa (Nhiều địa danh miền Nam tránh gọi chữ Hoa như Chợ Đông Hoa đổi thành chợ Đông Ba, người dân không gọi hoa mà thay bằng bông, cầu Hoa cũng đổi thành Cầu Bông[2]

Tên Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay.

Địa lý

Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm Minh Mệnh 10) thì tỉnh Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao nhất là 19 độ 26 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân.

Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông.

Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Địa hình, địa mạo

Nghiêng từ tây bắc xuống đông nam: phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú.

    * Vùng miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.

Miền đồi núi Thanh Hóa được chia làm 3 bộ phận khác nhau: bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích của tỉnh.

Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc huyện Như Thanh), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.

    * Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.


Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Nông Cống đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

Khí tượng, thủy văn

Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:

   1. Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua Trung Quốc thổi vào
   2. Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam
   3. Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ

    * Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40 °C

    * Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%.
 
   * Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C.

    * Độ ẩm không khí: trung bình 80-85%

    * Nắng: hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.

    * Gió: Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm là cùng.
 
   * Bão: Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.

    * Thủy văn: Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.

Tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng, trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đưa ra năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:

    * Đá vôi làm xi măng: trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung.

    * Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia.

    * Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

    * Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát.

    * Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.

    * Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.

    * Đá bọt: Làm phụ gia xi măng

    * Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.

    * Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa).

    * Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân.

    * Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước

    * Đá quý, bán quý: Tập trung ở tây nam tỉnh, chưa có điều kiện kiểm chứng, khảo sát.

    * Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình.

    * Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt.

    * Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt.

    * Than đá: Trữ lượng không đáng kể

    * Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh.

    * Nước mặt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên,... Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³.
 
   * Muối biển: Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3%.

Các đơn vị hành chính

Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện:

    * Thành phố Thanh Hóa
    * Thị xã Bỉm Sơn
    * Thị xã Sầm Sơn
    * Huyện Bá Thước
    * Huyện Cẩm Thủy
    * Huyện Đông Sơn
    * Huyện Hà Trung
    * Huyện Hậu Lộc
    * Huyện Hoằng Hóa
    * Huyện Lang Chánh
    * Huyện Mường Lát
    * Huyện Nga Sơn
    * Huyện Ngọc Lặc
    * Huyện Như Thanh
    * Huyện Như Xuân
    * Huyện Nông Cống

  

    * Huyện Quan Hóa
    * Huyện Quan Sơn
    * Huyện Quảng Xương
    * Huyện Thạch Thành
    * Huyện Thiệu Hóa
    * Huyện Thọ Xuân
    * Huyện Thường Xuân
    * Huyện Tĩnh Gia
    * Huyện Triệu Sơn
    * Huyện Vĩnh Lộc
    * Huyện Yên Định

Dân cư

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mật độ dân số vào loại trung bình: 306 người/km². Có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú.

Kinh tế

Trên địa bàn có nguyền tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông, Thanh Hóa có đầy đủ các yếu tố để phát triển nền kinh tế toàn diện.

Khu kinh tế Nghi Sơn

Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt Quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến…Khu kinh tế Nghi Sơn được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Công nghiệp

Tính đến thời điểm năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp tập trung (trừ khu công nghiệp Nghi Sơn có quy mô tương đối lớn, còn lại đều là các khu công nghiệp có quy mô nhỏ) và phân tán một số điểm công nghiệp.

    * Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn
    * Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia
    * Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa
    * Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa
    * Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009,chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%).

Nông nghiệp

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh hiện có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác.

    * Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn
    * Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha...

Lâm nghiệp

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000-40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ.

Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.

Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim... Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có Vườn quốc gia Bến En, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Ngư nghiệp

Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào.Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt.

Dịch vụ

Ngân hàng

Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ năm 2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001.

Bảo hiểm


Là tỉnh có dân số đông thứ hai cả nước, Thanh Hóa được xác định là thị trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tám công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm trên địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Thương mại dịch vụ

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

 Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê...), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói...), đá ốp lát, quặng crôm...

Giao thông


Thanh Hóa là một trong những tỉnh có cả 3 hệ thống giao thông cơ bản là đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trên toàn tỉnh có 7 ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc-Nam,4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh), trong đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài km 323; một cảng nước sâu. Thanh Hóa có sân bay quân sự Sao Vàng.

Giáo dục

Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kì phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.

Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.[5].

Trên địa bàn Thanh Hóa hiện tại (2009) có 1 trường đại học đào tạo đa ngành là Đại học Hồng Đức,1 trường đại học dự bị, 5 trường cao đẳng, nhiều trường trung cấp, 125 trường THPT và 25 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thể thao

Thanh Hóa là tỉnh có truyền thống về các môn thể thao: các môn võ thuật nữ, vật, bơi lội nữ, cầu mây nữ, cầu lông nữ, bóng chuyền nữ, bóng đá nam,... Thanh Hóa cung cấp nhiều vận động viên tốt cho các đội tuyển quốc gia của Việt Nam.

Một số vận động viên tiêu biểu

    * Pencak Silat: Trịnh Thị Mùi, Nguyễn Văn Hùng
    * Taekwondo: Nguyễn Văn Hùng
    * Bóng đá:Phạm Như Thuần, Mai Tiến Thành, Triệu Quang Hà, Mai Xuân Hợp.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh