Giới thiệu đất nước - con người Tajikistan
Cộng hòa Tajikistan (tiếng Tajik: Ҷумҳурии Тоҷикистон) là một quốc gia ở vùng Trung Á. Tajikistan giáp với Afghanistan về phía nam, Uzbekistan về phía tây, Kyrgyzstan về phía bắc, và Trung Quốc về phía đông.
Trước khi Liên Xô tan rã, Tajikistan là một trong 15 nước cộng hòa của đất nước rộng nhất thế giới này, khi đó Tajikistan được gọi là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tajikistan.
Thủ đô của Tajikistan là Dushanbe (Душанбе), đây cũng là thành phố lớn nhất với dân số khoảng 562 nghìn (theo thống kê năm 2000).
Từ nguyên
Tajikistan có nghĩa "Vùng đất của người Tajik" trong tiếng Ba Tư. Một số người tin rằng cái tên Tajik là chỉ một khu vực địa lý của vương quốc (Taj) thuộc Pamir Knot, nhưng đây chỉ là một truyền thuyết dân gian. Từ "Tajik" đã được sử dụng để phân biệt người Iran với người Turk tại Trung Á, bắt đầu ngay từ thế kỷ thứ 10.
Có lẽ nó bắt nguồn từ "Taji," một trong những họ của những kẻ xâm lược Ả Rập-Hồi giáo trong thời kỳ cải đạo sang Đạo Hồi của Trung Á và sự sáp nhập nó vào vương quốc Hồi giáo. Chữ k thêm vào cuối cùng có thể cho mục đích hài âm trong câu cố định "Turk-o Tajik" ("Người Turk và Người Tajik") mà trong lịch sử ngôn ngữ Ba Tư được coi là có tính thể hiện thành ngữ tương đương "tất cả mọi người".
Theo một số nguồn, cái tên Tajik (cũng được đánh vần là Tadjik, Tajik) chỉ một nhóm người được cho là một trong những hậu duệ trực tiếp và thuần chủng nhất của người Aryan cổ. Đất nước của họ được gọi là Aryana Vajeh và cái tên "Taa-jyaan" nguồn gốc của từ Tajik đã được đề cập trong The Avesta. Gathas của Zoroaster cũng hướng tới khán giả Aryan và có nhiều dẫn chứng đề cập tới cộng đồng này tại "ngôi nhà" của người Aryan.
Tajikistan thường được viết thành Tadjikistan hay Tadzhikistan trong tiếng Anh. Cách dịch thành Tadjikistan hay Tadzhikistan là từ tiếng Nga Таджикистан. (Trong tiếng Nga không có chữ j đơn để thể hiện âm vị /ʤ/ và дж, hay dzh, được dùng thay thế.) Tadzhikistan là kiểu đánh vần thường gặp nhất và được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh cũng xuất phát từ tiếng Nga.
Tadjikistan là cách đánh vần trong tiếng Pháp cũng thỉnh thoảng xuất hiện trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh. Trong ký tự Perso-Arabic, "Tajikistan" được viết là تاجیکستان.
Hiện có sự tranh cãi về thuật ngữ chính xác được xử dụng để xác định người dân Tajikistan. Từ Tajik từng là thuật ngữ được dùng từ lâu để miêu tả người dân Tajikistan và đã xuất hiện rộng rãi trong văn học. Nhưng nền chính trị kiểu sắc tộc tại Trung Á đã khiến Tajik trở thành một từ gây tranh cãi, bởi nó ngụ ý rằng Tajikistan chỉ là quốc gia của người Tajik chứ không phải của các sắc tộc Uzbek, Nga, vân vân.
Tương tự, sắc tộc Tajik sống tại các quốc gia khác, như Trung Quốc, cũng khiến thuật ngữ này trở thành mơ hồ. Ngoài ra, người Pamiri tại Gorno-Badakhshan cũng đang tìm cách tạo lập một cộng đồng sắc tộc có đặc điểm khác biệt với người Tajik.
Hiện có sự đồng thuận ngày càng tăng rằng người Tajikistan (Tajikistani), không phải là một sắc tộc riêng biệt và gồm cả sắc tộc Tajik cũng như phi Tajik, là thuật ngữ chính xác nhất để gọi người dân nước này[cần dẫn nguồn]. Thuật ngữ tajik đã từng được sử dụng rộng rãi như từ đồng nghĩa của "người Ba Tư" và "người Iran" cho tới tận đầu thế kỷ
Lịch sử
Buổi đầu
Lãnh thổ hiện là Tajikistan từng có người cư trú liên tục từ 4.000 năm trước Công nguyên[cần dẫn nguồn]. Nó từng nằm dưới sự cai quản của nhiều đế quốc trong suốt lịch sử, giai đoạn dài nhất là thuộc Đế chế Ba Tư. Trước Công nguyên, đây là một phần của Đế chế Bactria. Người Ả Rập đã đưa Đạo Hồi tới đây ở thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Đế chế Samanid Ba Tư đã thay thế người Ả Rập và xây dựng các thành phố Samarkand và Bukhara, sau này sẽ trở thành các trung tâm văn hoá của người Tajiks (cả hai hiện đều thuộc Uzbekistan).
Người Mông Cổ sau này kiểm soát một phần Trung Á, và cuối cùng là vùng đất ngày nay bao gồm cả Tajikistan trở thành một phần của tiểu vương quốc Ả Rập Bukhara. Một cộng đồng người Do Thái, nhỏ bị xua đuổi khỏi Trung Đông sau khi người Babylon chiếm nơi này, đã di cư tới đây và định cư từ khoảng năm 600 trước Công Nguyên, dù đa số người Do Thái ở đây là những người di cư tới Tajikistan trong thế kỷ 20.
Sự hiện diện của người Nga
Trong thế kỷ 19, Đế chế Nga bắt đầu mở rộng tới Trung Á trong Great Game, và nắm quyền kiểm soát Tajikistan. Sau khi Đế quốc Nga bị lật đổ năm 1917, những đội quân du kích xuất hiện khắp Trung Á, được gọi là basmachi tiến hành cuộc chiến tranh chống lại các đội quân Bolshevik trong một nỗ lực vô vọng nhằm duy trì độc lập.
Người Bolsheviks giành chiến thắng sau cuộc chiến kéo dài bốn năm, trong đó các thánh đường Hồi giáo và các làng mạc bị đốt cháy và dân chúng bị đàn áp khốc liệt. Chính quyền Xô viết đã khởi động một chiến dịch thế tục hoá, những hành động thực hành tôn giáo Hồi giáo, Do Thái giáo, và Thiên chúa giáo bị trừng trị[cần dẫn nguồn], các thánh đường Hồi giáo, nhà thờ, và thánh đường Do Thái bị đóng cửa.
Tajikistan thời Xô viết
Năm 1924, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Tajik được thành lập như một phần của Uzbekistan, nhưng vào năm 1929 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajik trở thành một nước cộng hòa lập hiến riêng biệt. Các thành phố với chủ yếu người Tajik như Samarkand và Bukhara vẫn thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan.
Về điều kiện sống, giáo dục và công nghiệp Tajikistan đều ở mức thấp hơn các nước Cộng hòa Xô viết[cần dẫn nguồn]. Trong thập niên 1970, những người Hồi giáo bất đồng quan điểm bắt đầu thành lập các đảng bí mật[cần dẫn nguồn] và tới cuối thập niên 1980 những người Tajik theo chủ nghĩa quốc gia đã lên tiếng yêu cầu được gia tăng quyền lực. Nhưng sự bất ổn thật sự chỉ diễn ra tại nước cộng hòa này từ năm 1990. Năm sau đó, Liên bang Xô viết sụp đổ, và Tajikistan tuyên bố độc lập.
Độc lập
Quốc gia này hầu như ngay lập tức rơi vào một cuộc nội chiến với nhiều phe phái đánh lẫn nhau, các phe này thường thuộc các dòng họ khác nhau. Những người dân không theo Đạo Hồi, đặc biệt là người Nga và người Do Thái, đã bỏ chạy khỏi đất nước trong giai đoạn này, vì sự khủng bố, tình trạng nghèo đói gia tăng và các cơ hội kinh tế ở phương Tây cùng các nước cộng hòa khác thuộc Xô viết cũ.
Emomali Rahmonov lên nắm quyền năm 1992, và tiếp tục cầm quyền tới ngày nay. Tuy nhiên, ông đã bị buộc tội thanh lọc sắc tộc chống lại các sắc tộc và nhóm người khác trong Nội chiến Tajikistan. Năm 1997, một thỏa thuận ngừng bắn giữa Rahmonov và các đảng đối lập (Liên minh Đối lập Tajik) được ký kết. Cuộc bầu cử hòa bình được tổ chức năm 1999, nhưng đã có những báo cáo của phe đối lập về tình trạng gian dối, và Rahmonov được tái cử nhờ hầu hết các phiếu vô danh.
Quân đội Nga đã đồn trú ở phía nam Tajikistan, nhằm bảo vệ biên giới với Afghanistan, cho tới mùa hè năm 2005. Từ các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, quân đội Hoa Kỳ và Pháp cũng đã đồn trú tại quốc gia này.
Chính trị
Hầu như ngay sau khi giành lại độc lập, Tajikistan rơi vào một cuộc nội chiến với nhiều phe phái, được cho là được Nga và Iran hậu thuẫn, đánh lẫn nhau. 25.000 trong số 400.000 người Nga, từng hầu hết làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, đã bỏ chạy về Nga. Tới năm 1997, cuộc chiến giảm nhiệt, và một chính phủ trung ương bắt đầu hình thành, với những cuộc bầu cử hòa bình năm 1999.
"Những nhà quan sát có thời gian nghiên cứu Tajikistan lâu dài thường cho rằng quốc gia này có tình trạng đối nghịch sâu sắc và khó tiến hành cải cách, một đặc điểm chính trị tiêu cực là dấu vết của cuộc nội chiến phá hủy đất nước," Ilan Greenberg đã viết trong một bài báo trên tờ The New York Times ngay trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2006 tại nước này[1].
Tajikistan chính thức là một nhà nước cộng hoà, và tổ chức các cuộc bầu cử Tổng thống và Nghị viện. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra năm 2005, và giống như tất cả các cuộc bầu cử trước đó, những nhà quan sát nước ngoài tin rằng có tình trạng gian dối, khiến các đảng chính trị đối lập lên tiếng phản đổi rằng Tổng thống Emomali Rahmon đã thao túng cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11 năm 2006 đã bị các đảng chính trị đối lập "chính" tẩy chay, gồm cả Đảng Phục hưng Hồi giáo với 23.000 thành viên. Bốn đảng phản đối khác "all but endorsed the incumbent", Rakhmon[1]. Sau cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 năm 2006, đa số người dân tinh rằng Rahmon đã tìm cách để ít nhất nắm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, cho phép ông tại vị đến tận năm 2020. [cần dẫn nguồn]
Tới ngày nay Tajikistan là một trong số ít quốc gia tại Trung Á có phe đối lập hoạt động mạnh trong chính phủ. Tại Nghị viện, các nhóm đối lập thường xung đột với đảng cầm quyền, nhưng điều này không gây ra tình trạng bất ổn lớn.
Địa lý
Tajikistan nằm kín trong lục địa, và là nước nhỏ nhất vùng Trung Á tính theo diện tích. Nước này có dãy Pamir, và hơn năm mươi phần trăm diện tích nằm ở độ cao trên 3.000 mét (khoảng 10.000 ft) trên mực nước biển. Các vùng đất thấp chính nằm ở phía bắc là một phần của Thung lũng Fergana, và ở phía nam các thung lũng Kafirnigan và Vakhsh hình thành nên Amu Darya và là nơi có lượng mưa cao hơn. Dushanbe nằm ở sườn phía nam trên thung lũng Kafirnigan.
Sông Amu Darya và Panj là biên giới với Afghanistan, và các dãy núi của Tajikistan là nguồn chính của các dòng sông đổ vào Biển Aral
Khoảng 1% diện tích lãnh thổ là các hồ:
* Kuli
* Obanbori Norak
* Qarokul
* Shorkul
* Yashilkul
* Zorkul
Kinh tế
Tajikistan là nước nghèo nhất vùng Trung Á cũng như trong số các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ. Nguồn ngoại tệ của nước này phụ thuộc mong manh vào các khoản xuất khẩu bông và nôm, kinh tế rất dễ bị ảnh hưởng từ các cú sốc bên ngoài. Trong năm tài chính 2000, trợ giúp quốc tế vẫn là nguồn tài chính chủ yếu cho các chương trình tái thiết để tái hòa nhập những chiến binh thời nội chiến vào nền kinh tế dân sự, giúp duy trì hòa bình.
Hỗ trợ quốc tế cũng là khoản tiền cần thiết để giải quyết vấn đề do nạn hạn hán năm thứ hai liên tiếp dẫn tới tình trạng sụt giảm trong sản xuất lương thực. Ngày 21 tháng 8 năm 2001, Chữ thập đỏ Quốc tế thông báo rằng một nạn đói đang hoành hành tại Tajikistan, và kêu gọi sự trợ giúp quốc tế cho Tajikistan và Uzbekistan.
Kinh tế Tajikistan đã tăng trưởng ổn định sau chiến tranh. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Tajikistan tăng trưởng ở mức trung bình 9.6% trong giai đoạn 2000-2004. Sự tăng trưởng này giúp cải thiện tình trạng của Tajikistan so với các quốc gia Trung Á khác (là Turkmenistan và Uzbekistan), những nước dường như đang trải qua quá trình suy giảm kinh tế[2]. Tajikistan là một thành viên tích cực của Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO).
Một cây cầu mới giữa Afghanistan và Tajikistan đang được xây dựng sẽ giúp nước này có đường tiếp cận với những con đường thương mại với Nam Á. Tuyến đường này cũng giúp làm giảm giá nhiều loại hàng nhập khẩu, và khiến người dân Tajikistan dễ dàng hơn trong việc di chuyển tới các quốc gia Nam Á lân cận bằng đường bộ. Trước kia, chưa hề có một cây cầu nào giữa hai nước. Cây cầu này do Hoa Kỳ xây dựng[
Buôn lậu thuốc phiện
Buôn lậu thuốc phiện là một nguồn thu nhập chính tại Tajikistan[4] bởi nước này là điểm dừng chân quan trọng của ma tuý Afghanistan trên con đường tới Nga, và ở mức độ thấp hơn, là các thị trường Tây Âu; một số loài cây anh túc cũng đang được trồng trong phục vụ cho nhu cầu trong nước. Tajikistan đứng thứ ba thế giới về số lượng heroin và thuốc phiện nguyên liệu tịch thu được[5].
Số tiền có được từ buôn lậu thuốc phiện đang làm băng hoại chính phủ quốc gia; theo một số chuyên gia những nhân vật quan trọng ở cả hai bên giới tuyến trong cuộc nội chiến và đang giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ sau thỏa thuận ngừng bắn hiện đều liên quan tới hoạt động buôn bán thuốc phiện
Văn hoá
Về mặt lịch sử, người Tajik và người Ba Tư có tổ tiên rất giống nhau với một ngôn ngữ chung và liên quan tới như một phần của nhóm người Iran lớn hơn. Văn hoá Tajik có thể chia làm hai khu vực, Thành thị và Kuhiston (Cao nguyên).
Các thị trấn nhỏ như Bukhara, Samarkand, Herat, Balkh và Nishopur Khiva hiện không còn là một phần quốc gia nữa. Các trung tâm gần đây hơn là Dushanbe (thủ đô), Khudjand, Kulob, Panjikent và Istarvshan.
Người Yaghnobi sống tại các khu vực núi non phía bắc Tajikistan. Con số người Yagnobians hiện ước tính khoảng 250.000 người. Những cuộc di cư cưỡng bách đã làm suy giảm số dân Yaghnobi. Họ nói tiếng Yaghnobi, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sogdian.
Theo Wikipedia