Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước - con người Sudan

Sudan (tên chính thức là Cộng hòa Sudan) (tiếng Ả Rập: السودان as-Sūdān) là quốc gia có diện tích lớn nhất ở châu Phi. Quốc gia này nằm ở điểm giao giữa Sừng Châu Phi và Trung Đông.

 Sudan tiếp giáp với Ai Cập ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đông Bắc, Eritrea và Ethiopia ở phía Đông, Kenya và Uganda ở phía Đông Nam, Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi ở phía Tây Nam, Tchad ở phía Tây và Libya ở phía Tây Bắc. Sudan có diện tích lớn thứ 10 trên thế giới.

Lịch sử

Thống nhất với Ai Cập

Năm 1820 vua Ai Cập là Muhammad Ali Pasha đánh chiếm lấy miền bắc Sudan rồi lại phái con là Ibrahim Pasha đánh tràn xuống phía nam. Cháu của Muhammad Ali sau khi lên ngôi là Ismail I tiếp tục củng cố chủ quyền của Ai Cập trên đất nước Sudan.

Loạn Mahdi

Năm 1879 các cường quốc Âu châu can thiệp vào nội bộ Ai Cập, bắt Ismail phải thoái vị và lập hoàng tử Tewfik lên làm vua. Tewfik lại nhu nhược, nạn tham quan hoành hành nên ở Ai Cập có loạn Orabi.

 Vue Tewfik phải cầu viện nước Anh để dẹp loạn. Trong khi đó ở Sudan thì Muhammad ibn Abdalla dấy binh, tự xưng là "Mahdi" (thủ lĩnh) quyết càn quét đất nước khỏi bọn ngoại xâm và phục hưng đạo Hồi.

 Dân theo về rất đông. Mahdi kéo binh về vây đánh thủ phủ Khartoum. Thành ấy vỡ; tướng Charles George Gordon người Anh, được vua Ai Cập bổ nhiệm làm thống đốc Khartoum cũng tử trận theo thành. Quân đội Ai Cập phải rút khỏi Sudan.

Thời Mahdi trị

Muhammad ibn Abdalla dưới danh hiệu Mahdi thành lập một quốc gia thần trị, áp đặt luật pháp Hồi giáo rất khắt khe. Các sách vở cũ liên quan đến hình luật và tín ngưỡng cựu triều đều bị đốt hết để thanh lọc xã hội.

Được sáu tháng thì Mahdi mất vì bệnh thương hàn. Phó tướng Abdallahi ibn Muhammad lên thay, tự xưng là Khalifa (thống lĩnh) nước Sudan.
Lãnh thổ Sudan thời Mahdi (1881-98) so sánh với biên giới nước Sudan hiện hữu.

Abdallahi ibn Muhammad mở chiến dịch bành trướng, đánh sang Ethiopia năm 1887. Hai năm sau quân Sudan xâm lăng Ai Cập nhưng bị quân Ai Cập dưới sự chỉ huy của sĩ quan Anh đánh bại ở Tushkah.

Các cuộc hành quân xuống miền nam Sudan thì bị quân Bỉ chặn đứng. Ở Eritrea quân Sudan cũng bị quân Ý đánh bại. Chuỗi bại trận liên tiếp phá tan giấc mộng bá chủ bách thắng của quân Sudan.

Sudan thuộc Anh-Ai Cập

Nhân danh triều đình Ai Cập, quân đội Anh dưới sự chỉ huy của tướng Horatio Kitchener mở cuộc hành quân tái chiếm Sudan vào cuối thế kỷ 19. Trong ba năm từ năm 1896 đến 1898 quân Anh đánh tan lực lượng Mahdi.

Trận quyết liệt nhất là trận Omdurman (Umm Durman) ngày 2 Tháng Chín khi hơn năm vạn quân Mahdi giao chiến thì quá nửa bị thương vong. Sau đó hai nước Anh và Ai Cập lập cơ chế đồng trị xứ Sudan tuy trên thực tế chính phủ Anh là chủ lực cai trị Sudan như một thuộc địa.

Ai Cập đã nhiều lần muốn hợp nhất Sudan vào Ai Cập nhưng Luân Đôn không ưng thuận. Chính phủ Anh còn chia Sudan ra hai phần, miền Bắc đa số theo Hồi giáo và miền Nam theo đạo Thiên Chúa.

Khi Anh chấm dứt cuộc chiếm đóng Ai Cập năm 1936 thì chính giới Ai Cập càng thúc giục việc hợp nhất với Sudan. Năm 1952 phe quân đội Ai Cập đảo chánh, lật đổ vương triều cũ và lập nền cộng hòa.

 Chính phủ mới cũng tuyên bố hủy bỏ chính thể đồng trị ở Sudan. Vì Anh xưa kia đã nhân danh quốc vương Ai Cập mà đem quân vào Sudan, nay Ai Cập rút lui thì Anh cũng không còn lý do pháp lý nào để tiếp tục cai trị Sudan. Năm 1954 Anh và Ai Cập đồng thuận trao trả độc lập cho Sudan. Hai năm sau, ngày 1 Tháng Giêng 1956 nước Sudan độc lập ra đời.

Nội chiến Sudan Thứ nhất 1955-1972


Ngay từ trước khi Sudan độc lập hai miền Nam Bắc Sudan đã có nhiều xung đột. Miền Nam mang đậm nét văn hóa bản địa với số đông dân chúng thờ thần linh thiên nhiên hay theo đạo Thiên Chúa.

 Miền Bắc thì có nhiều liên hệ với khối Ả Rập Trung Đông và thế giới Hồi giáo. Khác biệt này được người Anh đẩy mạnh với một số luật cấm người phía bắc vĩ tuyến 10 không được di chuyển về phương nam, và ngược lại người phía nam vĩ tuyến 8 không được ra bắc.

Trên lý thuyết luật này được ban hành để ngăn chặn bệnh sốt rét không lan lên miền Bắc nhưng cũng có hậu quả ngăn cản đạo Hồi không bành trướng về phương nam. Tác dụng thứ hai là đạo Thiên Chúa được tự do truyền bá ở miền Nam không bị đạo Hồi kiềm chế. Đây là mầm mống xung khắc giữa hai miền.

Cuộc nội chiến, còn gọi là "Loạn Anyanya" bùng nổ khi chính phủ miền Bắc hủy bỏ kế hoạch lập một thể chế liên bang để cai trị hai miền vốn có nhiều bất đồng. Chiến tranh lúc khởi đầu là chiến tranh du kích ở tỉnh Al-Istiwa'iyah/Equatoria rồi lan sang hai tỉnh A'aly an-Nyl (Thượng Nin) và Bahr el Ghazal. Quân phiến loạn bị chia rẽ vì lý do chủng tộc nhưng phe chính phủ cũng bị phe phái tranh nhau làm suy yếu.

Năm 1958 ở thủ đô Khartoum tướng Ibrahim Abboud lãnh đạo cuộc đảo chánh nhưng cũng không ổn định được tình hình. Nhiều chính phủ khác liên tiếp lên nắm quyền cũng không giải quyết được cuộc chiến Bắc Nam.

 Năm 1969 Gaafar Nimeiry cướp chính quyền và ngăn cấm mọi đảng phái chính trị nhưng rồi bị truất. Đảng Cộng sản Sudan cùng các nhóm Mác-xít đứng ra chấp chính nhưng liền bị Nimeiry đánh bại.

Trong khi đó ở miền Nam năm 1971, Joseph Lagu thống nhất các nhóm du kích dưới tổ chức SSLM (Southern Sudan Liberation Movement, tức Phong trào Giải phóng Nam Sudan) và đứng ra điều đình với chính phủ Nimeiry.

Các tổ chức quốc tế cũng tham gia bảo trợ cuộc đàm phán. Kết quả là Hiệp định Addis Ababa ký năm 1972 kết thúc 17 năm xung đột. Giá Sudan đã phải trả là nửa triệu người tử vong và hàng trăm nghìn dân tỵ nạn bị ly tán.

Theo hiệp ước đó thì miền Nam Sudan được tự trị và hòa bình tái lập nhưng khác biệt cơ bản giữa hai miền vẫn không thay đổi. Hiệp định Addis Ababa cốt chỉ là tạm thời cho đến khi một giải pháp tổng thể được hoạch định.

Nội chiến Sudan Thứ hai 1983-2005

Trong mười năm đình chiến từ 1972 đến 1982, chính quyền miền Nam Sudan được rộng quyền tự trị nhưng Tổng thống Nimeiry năm 1983 đòi đẩy mạnh chính sách "Hồi hóa" toàn quốc bằng cách ban hành bộ luật mới căn cứ theo luật Shari'a của đạo Hồi.

Ở miền Bắc, Nimeiry tuyên bố thiết quân luật để được rộng quyền áp dụng Shari'a. Theo luật mới thì kẻ trộm cắp bị hình phạt chặt tay. Ai chứa chấp rượu thì bị đánh bằng roi bất kể người đó có theo đạo hay không.

Dân miền Nam Sudan chống lại chính sách mới của chính phủ Khartoum. Cũng năm 1983 tổ chức SPLA (Sudan People's Liberation Army, "Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan") ra đời do John Garang lãnh đạo với yêu sách độc lập cho miền Nam Sudan.

Tháng Chín năm 1984 Nimeiry tuyên bố sẽ miễn không áp dụng Shari'a cho những ai không theo đạo Hồi nhưng nhóm SPLA vẫn không giải giáp. Dựa trên chủ thuyết Mác-xít lực lượng SPLA được khối Cộng sản gồm Liên Xô và Ethiopia viện trợ vũ khí và quân nhu.

Cuộc chiến thêm cam go vì hạn hán và nạn đói hoành hành miền Nam Sudan. Tháng Tư năm 1985 trong khi Nimeiry xuất ngoại, tướng Abdul Rahman Suwar ad-Dahhab làm đảo chánh, hủy bỏ chính sách "Hồi hóa". Tuy nhiên bộ luật Shari'a vẫn để nguyên. Chính phủ kế tiếp là do thủ tướng dân lập Sadiq al-Mahdi ra chấp chính đại diện liên minh ba đảng:

    * Hizb al-Umma (đảng Umma);
    * Al Hizb Al-Ittihadi Al-Dimuqrati, thường viết tắt là DUP (Democratic UNI0Nsit Party, "Đảng Thống nhất Dân chủ") và
    * Al-Jabhah al-Islamiyah al-Qawmiyah, viết tắt là NIF (National Islamic Front, "Mặt trận Hồi giáo Quốc gia").

Sang năm 1986 thì Khartoum mở hòa đàm với nhóm SPLA của Garang để vãn hồi hòa bình. Năm 1988 đảng DUP cùng SPLA ký chung một thỏa thuận dựa trên hội nghị Koka Dam trước kia tại Ethiopia, trong đó có ba điểm chính: 1) ngưng bắn, 2)ngưng áp dụng luật Shari'a, và 3) chấm dứt thiết quân luật. Sau đó sẽ tổ chức hội nghị lập hiến để vạch một đường đi mới cho cả nước Sudan.

Trong khi đó chiến tranh càng thêm khốc liệt. Tình hình kinh tế càng khó khăn vì vật giá tăng nhanh. Vì không muốn nhượng bộ phe miền Nam, thủ tướng Sadiq al-Mahdi không chịu thông qua hòa ước giữa DUP và SPLA.

 Kết quả là Tháng Mười Một năm 1988 đảng DUP rút khỏi liên minh chính phủ. Đầu năm 1989 phe quân đội ra tối hậu thư đòi chính phủ phải xúc tiến hòa đàm nếu không sẽ đảo chánh. Dưới áp lực đó Sadiq al-Mahdi đành thông qua hòa ước, đợi ngày hội nghị lập hiến Tháng Chín.

Tháng Sáu năm 1989 Omar Hassan al-Bashir với sự hậu thuẫn của đảng NIF cướp chính quyền. Nhóm quân phiệt 15 người (năm 1991 rút thành 12) lên nắm quyền dưới danh nghĩa RCC (Revolutionary Command Council for National Salvation, tức "Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Cứu Quốc"). Tiếp theo là một cuộc thanh trừng dân sự lẫn quân sự. Các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị và các tổ chức phi tôn giáo đều bị cấm hoạt động.

Ngoài lực lượng quân đội chính quy, chính phủ quân phiệt còn dùng nhóm al-Difaa al-Shaabi, viết tắt là PDF (People's Defense Forces, "Lực lượng Phòng vệ Nhân Dân") để càn quét các tỉnh miền Nam. Quân Sudan kiểm soát những thị trấn lớn như Juba, Wau, và Malakal nhưng quân SPLA thì vẫn chiếm đóng phần lớn các tỉnh phía Nam. Tình hình thêm rối loạn khi quân SPLA vì bất đồng nội bộ phân hóa thành mấy nhóm: nhóm Nasir, nhóm của Bany và nhóm Bol.

Dù vậy các cuộc hòa đàm dần dần có kết quả và Hiệp ước Hòa bình Tổng thể được ký ở Nairobi vào Tháng Giêng năm 2005. Hiệp ước đó cho phép quân đội hai miền không phải giải giới và được giữ nguyên vị trí nhưng miền Nam được sáu năm tự trị. Tiếp theo đó là cuộc trưng cầu dân ý để quyết định chính thể cho miền Nam. Lợi tức tài nguyên dầu lửa sẽ được chia đôi.

Để hợp nhất hai chính phủ, Garang được thâu nạp làm một trong hai phó tổng thống Sudan. Tiếc thay Tháng Tám năm 2005 trong một phi vụ trực thăng, máy bay rớt và Garang tử thương. Phe SPLA nổi dậy làm loạn đốt phá nhưng tình hình dần lắng dịu.

 Liên hiệp Quốc cũng giúp sức với các dự án cứu trợ nhân đạo và phổ biến nhân quyền ở Sudan, làm ổn định xã hội. Vấn đề chưa giải quyết là chủ quyền hạt Abyei với nhiều mỏ dầu thô. Cả hai phe Bắc và Nam đều đòi quyền cai trị khu vực này.

Xung đột ở Darfur

Trong khi cuộc Nội chiến Bắc Nam có nhiều triển vọng giải quyết được, vùng Darfur phía tây bùng cháy dữ dội từ năm 2003 vì tranh chấp bộ tộc. Chính phủ Khartoum cố dùng giải pháp dân binh (militia) để dẹp các bộ tộc nhưng nhóm dân binh "janjawid" do chính phủ tài trợ thay vì tái lập trật tự, lại góp phần cướp phá giết hại nên bị các nước lên án là gây nên nạn diệt chủng tại Darfur. Số dân tỵ nạn lên đến hàng triệu người. Số người chết đói, chết vì bệnh tật rất cao[1]. Số dân tràn sang Tchad cũng đã gây bất ổn chính trị ở nước này.

Xung đột Sudan-Tchad

Vào cuối năm 2005 Tchad cho tổng động viên khi quân phiến loạn Rassemblement pour la Démocratie et la Liberté do Khartoum ủng hộ dùng vùng biên giới đánh phá quân chính phủ N'Djamena. Khi thị trấn Adré thuộc Tchad bị uy hiếp, Tchad tuyên chiến với Sudan ngày 23 Tháng Chạp, 2005. Chính phủ Khartoum bác bỏ lời cáo buộc của N'Djamena và phản bác rằng chính quân lực Tchad đã xâm phạm không phận của Sudan.

 Tình hình bớt căng thẳng khi hai nước ký hiệp ước đình chiến ngày 3 Tháng Năm, 2007 tại Ả Rập Saudi và tuyên bố sẽ nỗ lực duy trì hòa bình dọc dải biên giới 1.000 km.

Xung đột Miền Đông

Trong khi cuộc chiến Bắc Nam Sudan kéo dài thì miền Đông có loạn do các bộ tộc Beja và Rashaida nổi lên chống lại chính phủ Khartoum. Các nhóm này hợp nhất dưới một tổ chức mang tên "Mặt trận Miền Đông" đánh phá ba tỉnh Kassala (Ash Sharqiyah), Al Qadarif và Al Bahr al Ahmar. Chính phủ nước Eritrea lúc đầu ủng hộ Mặt trận nhưng đến giữa năm 2005 lại đổi chính sách, hợp tác với chính phủ Khartoum.

 Với Eritrea làm trung gian, Khartoum và Mặt trận Miền Đông mở cuộc hòa đàm và đến 14 Tháng Mười năm 2006 thì hai bên ký hòa ước ở Asmara, thủ đô Eritrea. Theo hòa ước này thì ba tiểu bang Kassala (Ash Sharqiyah), Al Qadarif và Al Bahr al Ahmar cả hai phe, chính phủ trung ương và Mặt trận Miền Đông sẽ chí nhau tài nguyên và quyền lực ở cấp liên bang và tiểu bang.

Chính trị

Chính thể hiện hữu tại Sudan được coi là một chính phủ độc tài với quyền lực tập trung trong tay của Tổng thống Omar al-Bashir. Bashir lên cướp chính quyền trong một cuộc đảo chánh hồi Tháng Sáu năm 1989 và giữ vai trò tối cao từ đó đến nay (2009).

Từ năm 1983 đến 1997 Sudan được chia thành tám xứ (5 xứ thuộc miền Bắc, 3 ở miền Nam). Mỗi xứ có đô thống quân đội đứng đầu. Sau cuộc đảo chánh năm 1985 thì hội đồng hàng xứ đã bị giải thể.

Tháng 12 năm 1999 cuộc tranh chấp quyền lực giữa Tổng thống Omar al-Bashir và Chủ tịch Quốc hội Hassan al-Turabi bùng nổ. Turabi bị tước hết quyền lực, Quốc hội bị giải tán, hiến pháp bị bãi bỏ và tổng thống tuyên bố thiết quân luật. Mãi đến Tháng Hai năm 2001, sau cuộc tuyển cử năm 2000 chính phủ mới cho triệu tập lại Quốc hội nhưng thiết quân luật vẫn giữ nguyên và Turabi bị tống giam vì tội hiệp thương với lực lượng SPLA. Turabi tiếp tục lên án chính phủ nên dù khi được thả khỏi tù, ông vẫn bị quản chế tại gia.

Quan hệ quốc tế

Sudam có quan hệ đặc biệt với Trung quốc, là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan.

Nhân quyền

Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận nghị quyết số 1593 đề nghị đưa tình hình ở Darfur ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế La Haye, tìm nguyên nhân và trách nhiệm về những tội ác đã đưa đến cái chết của khoảng 300.000 người và khiến hơn 2 triệu người khác phải thất tán, kể từ năm 2003.

Tháng 7 năm 2008, Trưởng ban công tố tòa án Hình sự Quốc tế, còn gọi tắt là ICC, đã trình bày với hội đồng gồm 3 thẩm phán các bằng chứng cáo buộc Tổng thống Bashir về trách nhiệm có liên quan đến 10 cáo trạng về diệt chủng, các tội ác đối với nhân loại và các tội ác chiến tranh, đồng thời yêu cầu tòa công bố trát bắt ông Bashir [2].

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nói rằng Bắc Kinh vẫn duy trì quan hệ thân hữu với Sudan và rất lo ngại về các cáo trạng vừa kể và Trung Quốc (là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan) cũng phủ nhận một bản tin của đài BBC nói rằng Trung Quốc đã vi phạm một lệnh cấm vận vũ khí áp dụng đối với Sudan.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh