Bình dị bánh in Cổ Cò(Sóc Trăng)
Một trong những món ăn bình dị, dân dã có hương vị rất riêng ở vùng Tây Nam Bộ là bánh in Cổ Cò. Bánh in ở đâu chẳng có, vì nó dễ làm, chẳng đòi hỏi nguyên liệu đắt tiền, rất thích hợp khẩu vị của nhiều người, nó còn là kỷ niệm của lứa tuổi học trò khi dịp tết Trung thu về. Nhưng để có được những chiếc bánh in có hương vị thơm lừng hương nếp, dẻo xốp, không dính, để lâu được thì không phải dễ, chỉ có bánh in Cổ Cò (xã Ngọc Tố, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) mới có những đặc tính trên.
Bánh in Cổ Cò chỉ dùng nguyên liệu chính là gạo nếp mùa có thời gian sinh trưởng từ sáu tháng đến tám tháng. Trước hết gạo nếp phải rửa sạch phơi vài nắng rồi mới đem rang dưới ngọn lửa liu riu, đây là khâu quyết định chất lượng của chiếc bánh in Cổ Cò mà không ai chỉ cho ai, chỉ bằng đôi tay thuần thục, đôi mắt nhìn từng hạt nếp, bằng những bí quyết gia truyền của người dân Cổ Cò đã tạo nên hương vị chiếc bánh in độc đáọ Nếu rang chưa tới, khi xay hạt nếp bể không đều, dễ dính, chiếc bánh hay bở, nếu rang già lửa thì nếp sẽ mất hương thơm, hay ngả mầụ Xay gạo nếp rang xong, đường cát loại tốt nhất xay thật mịn cùng với đường mạch nha (làm từ lúa nếp) đánh quyện vào nhau tạo thành mầu vàng trắng óng ánh, rồi trộn với mè đã rang sẵn cùng với bột gạo nếp xay trộn đều nhau cho chúng vào khuôn có sẵn, nén chặt lại, lật ngược chiếc khuôn, gõ nhẹ sẽ ra chiếc bánh in mượt mà trắng phau, trông thật đẹp mắt rồi tiếp tục cho vào lò nướng lạị
Dù là chiếc bánh đồng quê, nguyên liệu sẵn có ở địa phương nhưng bánh in Cổ Cò rất có nhiều ấn tượng đối với khách phương xa đến Sóc Trăng. Bánh in Cổ Cò ngày nay không chỉ tiêu thụ quanh vùng mà còn có bán trong các siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ẩm thực ở Sóc Trăng.
Nếu du khách có dịp đến Sóc Trăng, ngoài việc tham quan du lịch và tìm hiểu phong tục, tập quán cộng đồng ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, khi rời đất Sóc các bạn đừng quên những chiếc bánh in Cổ Cò.
Nguồn: monngonsaigon