Miếu Vua Bà
Vị trí: Miếu Vua Bà thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Đặc điểm: Miếu thờ bà cụ theo tương truyền đã kể cho Trần Hưng Đạo về quy luật lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hỏa công để đánh giặc và bà được sắc phong "Vua Bà". Miếu Vua Bà được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với đền Trần Hưng Đạo.
Miếu được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, cạnh bến đò cũ ngày xưa và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Đây là một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288. Tương truyền rằng trong khi đi thị sát địa hình chuẩn bị bãi cọc ngầm chống giặc, Trần Hưng Đạo đi qua bến đò và trò chyện với một bà cụ bán hàng. Cụ đã kể cho ông về quy luật lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán nước thì không thấy nữa, ông bèn xin nhà vua phong sắc cho bà là "Vua Bà" và lập đền thờ tại đây.
Lễ hội miếu vua Bà cùng diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch với lễ hội đền Trần Hưng Đạo (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).
Đặc điểm: Miếu thờ bà cụ theo tương truyền đã kể cho Trần Hưng Đạo về quy luật lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hỏa công để đánh giặc và bà được sắc phong "Vua Bà". Miếu Vua Bà được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với đền Trần Hưng Đạo.
Miếu được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, cạnh bến đò cũ ngày xưa và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Đây là một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288. Tương truyền rằng trong khi đi thị sát địa hình chuẩn bị bãi cọc ngầm chống giặc, Trần Hưng Đạo đi qua bến đò và trò chyện với một bà cụ bán hàng. Cụ đã kể cho ông về quy luật lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán nước thì không thấy nữa, ông bèn xin nhà vua phong sắc cho bà là "Vua Bà" và lập đền thờ tại đây.
Lễ hội miếu vua Bà cùng diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch với lễ hội đền Trần Hưng Đạo (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).
Địa danh: