Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước - con người Nepal

Nepal, tên chính thức theo Hiến pháp là Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal (trước kia gọi là Vương quốc Nepal ) (tiếng Nepal: नेपाल [neˈpaːl] (trợ giúp·thông tin)) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây.

 Chỉ trong một diện tích lãnh thổ nhỏ, Nepal lại sở một sự đa dạng địa hình đáng kinh ngạc, từ Terai ẩm ở phía nam tới Himalaya cao ngất ở phía bắc. Nepal có tám trong số mười đỉnh núi cao nhất thế giới, gồm Đỉnh Everest, nằm gần biên giới Trung Quốc.

Nước này nổi tiếng về du lịch, dã ngoại, đi bộ đường dài, cắm trại, xe đạp đổ đèo, các vườn quốc gia, những khu rừng, đồng cỏ, đi bè trên sông, câu cá thể thao và nhiều chùa chiền cũng như những địa điểm thờ cúng đẹp đẽ. Kathmandu là thủ đô và thành phố lớn nhất nước. Các thành phố lớn khác gồm Pokhara, Biratnagar, Lalitpur (Patan), Bhaktapur, Birendranagar, Bharatpur, Nepal, Siddhartanagar (Bhairahawa), Birganj (Birgunj), Butwal, Janakpur, Nepalganj (Nepalgunj), Hetauda, Dharan, Damak, Dhangadhi và Mahendranagar.

Nguồn gốc cái tên Nepal xuất xứ từ Nepal Bhasa, là ngôn ngữ Newars và xuất hiện bởi thực tế Thung lũng Kathmandu từng thường được gọi là Napa, thuật ngữ hiện vẫn được sử dụng bởi người Newars. Một số người cho rằng cái tên cũng có nguồn gốc từ một vị hiền triết thời cổ sống trong vùng[cần dẫn nguồn].

Sau một lịch sử lâu dài và đa dạng, trong đó vùng này đã tan rã và liên kết lại dưới nhiều vị vua chuyên chế, Nepal trở thành một nền quân chủ lập hiến năm 1990. Tuy nhiên, hoàng gia vẫn giữ lại nhiều quyền lực quan trọng. Điều này dẫn tới tình trạng bất ổn ngày càng tăng, cả tại nghị viện và, từ năm 1996, ở nhiều vùng rộng lớn trong nước, nơi chính phủ phải chiến đấu với lực lượng nổi dậy Maoist.

 Những người Maoists, ly khai với các đảng chính trị lớn, đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại cả chế độ quân chủ và những đảng chính trị lớn. Họ đã tìm cách lật đổ những định chế phong kiến, gồm cả chế độ quân chủ, và thiết lập một nhà nước Maoist.


Việc này đã dẫn tới một cuộc Nội chiến Nepal làm thiệt mạng hơn 15.000 người. Trong nỗ lực dẹp yên cuộc nổi dậy, nhà vua đã đóng cửa nghị viện và sa thải vị thủ tướng được bầu Sher Bahadur Deuba bởi Nghị viện Nepal (Dân chủ) năm 2002 và bắt đầu cai trị qua các thủ tướng do ông trực tiếp chỉ định. Sau đó ông đơn phương tuyên bố tình trạng khẩn cấp đầu năm 2005, và nắm tất cả quyền hành pháp.

Sau phong trào dân chủ năm 2006, nhà vua đã đồng ý trao lại quyền lực cho nhân dân và tái lập Hạ viện đã bị giải tán ngày 24 tháng 4 năm 2006. Sử dụng quyền lực mới đạt được, ngày 18 tháng 5 năm 2006, Hạ viện mới tái lập đơn phương thông qua một đề nghị cắt giảm quyền lực của nhà vua và tuyên bố Nepal là một quốc gia thế tục. Tới tháng 9 năm 2006, một hiến pháp quốc gia được sửa đổi toàn bộ đang được dự kiến xuất hiện trong tương lai gần.[5] Tổng thống Nepal đầu tiên, Ram Baran Yadav, đã tuyên thệ vào ngày 23 tháng 7, 2008.

Lịch sử

Các công cụ thời Đồ đá mới được tìm thấy tại Thung lũng Kathmandu cho thấy con người đã sống ở vùng Himalaya trong ít nhất chín nghìn năm. Cõ lẽ họ là những người thuộc sắc tộc Tạng-Miến sống đã sống tại Nepal hai nghìn năm trăm năm trước.[6]

Các bộ tộc Ấn-Aryan đã tiến vào thung lũng khoảng năm 1500 TCN. Khoảng năm 1000 TCN, các vương quốc nhỏ và các liên minh dòng họ xuất hiện. MỘt trong các hoàng tử của liên minh Shakya (Sakas) là Siddhartha Gautama (563–483 TCN), người đã từ bỏ đặc quyền của mình để sống một cuộc đời khổ hạnh và trở thành Phật ("người đã thức tỉnh").

Tới năm 250 TCN, vùng này rơi vào ảnh hưởng của Đế chế Mauryan phía bắc Ấn Độ, và sau này trở thành một quốc gia phụ thuộc Triều đại Gupta ở thế kỷ thứ 4 . Từ cuối thế kỷ thứ 5, những kẻ thống trị được gọi là Licchavi cai trị vùng này. Triều đại Licchavi rơi vào tình trạng suy tàn cuối thế kỷ thứ 8 và từ năm 879 thời kỳ Newar bắt đầu tiếp nối, dù phạm vi quản lý toàn bộ quốc gia của họ ở mức độ nào vẫn chưa được biết chắc chắn.

Tới cuối thế kỷ 11, miền nam Nepal rơi vào tầm ảnh hưởng của Đế chế Chalukya phía Nam Ấn Độ. Ở thời Chalukyas, tôn giáo tại Nepal thay đổi khi các vị vua đỡ đầu Hindu giáo thay vì Phật giáo đang thắng thế thời ấy.

Tới đầu thế kỷ 13, các lãnh đạo xuất hiện với cái tên kết thúc bằng hậu tố tiếng Phạn malla ("đô vật"). Ban đầu thời kỳ cầm quyền của họ được đánh dấu bởi sự biến động, nhưng các vị vua đã củng cố quyền lực của họ trong hai trăm năm. Tới cuối thế kỷ 14, đa phần đất nước đã ở tình trạng quản lý thống nhất. Sự thống nhất này không tồn tại lâu; năm 1482 vương quốc tan rã thành ba vùng, Kathmandu, Patan, và Bhadgaon, và lao vào các cuộc chinh phạt lẫn nhau trong nhiều thế kỷ.

Năm 1765, Prithvi Narayan Shah vị vua cai trị Gorkha đặt kế hoạch thống nhất các vương quốc, sau khi tìm kiếm viện trợ vũ khí từ phía các vương quốc Ấn Độ. Sau nhiều trận đánh và phong tỏa đẫm máu, ông đã thống nhất được Nepal sau ba năm.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thực tế không hề xảy ra khi ông chinh phục Thung lũng Kathmandu. Thực tế, trong dịp Indra Jaatra, khi tất cả các công dân tại thung lũng đang ăn mừng lễ hội, Prithvi Narayan Shah cùng đội quân của mình đã chiếm được nó mà không tốn công sức. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của nước Nepal hiện đại.

 Một cuộc tranh cãi và sau đó là một cuộc chiến tranh với Tây Tạng về quyền kiểm soát những con đường núi buộc Nepal phải rút lui và chi trả bồi thường chiến phí nặng nề cho Trung Quốc, bên tới giải cứu Tây Tạng. Sự đối đầu với Công ty Đông Ấn Anh về sự sáp nhập các tiểu quốc giáp biên giới với Nepal cuối cùng đã dẫn tới một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu, Chiến tranh Anh-Nepal (1815–16), trong đó Nepal đã bảo vệ được các biên giới hiện nay của họ nhưng mất phần lãnh thổ phía tây Sông Kali, gồm cả bang Uttarakhand ngày nay và nhiều Bang Punjab Hill thuộc Himachal Pradesh hiện nay. Hiệp ước Sugauli cũng nhường nhiều phần thuộc Terai và Sikkim cho Công ty đổi lại quyền tự trị cho người Nepal.

Chủ nghĩa bè phái trong gia đình hoàng gia dẫn tới tình trạng bất ổn sau chiến tranh. Năm 1846, một âm mưu lật đổ Jang Bahadur, nhà lãnh đạo quân sự cấp tiến, của hoàng hậu nhiếp chính, bị khám phá, dẫn tới vụ Thảm sát Kot. Những cuộc xung đột quân sự giữa các thành viên quân sự và những người trung thành với hoàng hậu dẫn tới sự hành quyết hàng trăm vị hoàng tử và những vị tù trưởng khắp nước.

Bahadur giành thắng lợi và thành lập triều đại Rana, dẫn tới chế độ chuyên chế Rana. Nhà vua chỉ còn mang ý nghĩa hình thức, và vị trí Thủ tướng được trao nhiều quyền lực cùng quyền cha truyền con nối. Những người Rana kiên quyết chống Anh, và đã ám sát người Anh trong cuộc Nổi loạn Sepoy năm 1857, và sau này trong cả hai cuộc Thế chiến. Năm 1923 Anh Quốc và Nepal chính thức ký kết một hiệp ước hữu nghị, tin cậy và luật pháp, theo đó Anh Quốc công nhận nền độc lập của Nepal.

Cuối thập niên 1940, những phong trào ủng hộ dân chủ và các đảng chính trị xuất hiện tại Nepal đe dọa chế độ chuyên chế Rana. Trong lúc ấy, Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, khiến Ấn Độ kiên quyết ủng hộ sự ổn định tại Nepal, để tránh sự mở rộng của chiến dịch quân sự.

Vì thế Ấn Độ đã vận động để Tribhuvan trở thành nhà vua mới của Nepal năm 1951, và một chính phủ mới, chủ yếu gồm các thành viên Đảng Tiến bộ Nepal. Sau nhiều năm tranh cãi quyền lực giữa nhà vua và chính phủ, thử nghiệm dân chủ bị bãi bỏ năm 1959, và một hệ thống panchayat "không đảng phái" được thành lập để quản lý Nepal.

 Năm 1989, "Jan Andolan" Phong trào (của Nhân dân) buộc chế độ quân chủ phải chấp nhận những cải cách hiến pháp và thành lập nghị viện đa đảng vào tháng 5 năm 1991.[7] Krishna Prasad Bhattarai trở thành Thủ tướng của Nội các Lâm thời, soạn thảo một Hiến pháp mới và tiến hành cuộc bầu cử nghị viện dân chủ. Đảng Tiến bộ Nepal chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tiên, và Girija Prasad Koirala trở thành thủ tướng.

Những phát triển gần đây

Theo các quan chức, ngày 1 tháng 6 năm 2001, Hoàng thái tử Dipendra đã thực hiện một cuộc thảm sát trong hoàng cung, để trả thù việc cha mẹ từ chối người phụ nữ ông muốn kết hôn. Vua và hoàng hậu bị giết và chính ông cũng qua đời ba ngày sau đó.

Sau vụ tàn sát, ngôi báu được em của Birendra là Gyanendra thừa kế. Trước thực tế các chính phủ bất ổn và cuộc bao vây Thung lũng Kathmandu của những người Maoist tháng 8 năm 2004, sự ủng hộ của dân chúng giành cho hoàng gia đã giảm sút.[8]

Ngày 1 tháng 2 năm 2005 Gyanendra giải tán toàn bộ chính phủ và nắm tất cả quyền hành pháp dưới danh nghĩa chiến đấu với phong trào Maoist.[7] Tháng 9 năm 2005, những người Maoists tuyên bố đơn phương ngừng bắn kéo dài ba tháng nhưng không được chính phủ hoàng gia đáp trả; họ muốn tiêu diệt phe phiến loạn bằng vũ lực. Vài tuần sau, chính phủ nói rằng cuộc bầu cử nghị viện sẽ được tổ chức năm 2007 thậm chí sau khi cuộc bầu cử thành phố đã thất bại.[9]

Ngày 14 tháng 1 năm 2006, những người Maoist đã tấn công năm địa điểm đồn trú quân sự và bán quân sự trên toàn Thung lũng Kathmandu. Bom nổ tại hai địa điểm. Mười hai người chết, mười một người tại chốt kiểm soát Thankot nơi nhiều vụ nổ làm rung chuyển những ngôi nhà tận Matatheirtha.

Công chúng sửng sốt trước sự kiện bởi đây là bằng chứng cho thấy những người Maoist đã có thể tổ chức và lên kế hoạch một cuộc tấn công đồng thời vào nhiều địa điểm trong Thung lũng, từ lâu đã được coi là khá an toàn khỏi tình trạng bạo lực. Trong cuộc tấn công vào chốt kiểm soát Thankot, một trạm thu phí tại địa phương bị cướp bóc, cách chưa tới 100 mét từ một cô nhi viện với sáu tư trẻ em.

Những người Maoist, nhờ sự hỗ trợ của bảy đảng trong nghị viện (SPA),[10] đã tìm cách tổ chức một cuộc nổi dậy quy mô lớn phản đối sự cầm quyền của Vua Gyanendra. Chính phủ hoàng gia đã sử dụng nhiều phương tiện để đối phó với cuộc nổi dậy.

 Chán nản vì tình trạng thiếu an ninh, không việc làm và sự quản lý tốt, hàng ngàn người đã đổ xuống phố yêu cầu nhà vua từ bỏ quyền lực, nhưng chính phủ hoàng gia thậm chí còn tỏ ra tàn bạo hơn và tiếp tục cuộc đàn áp của mình, gồm cả lệnh giới nghiêm vào ban ngày.

Tình trạng thiếu thực phẩm đã diễn ra. Ngay lập tức có một kế hoạch tổ chức cuộc tuần hành với hơn một triệu người đổ về trung tâm thành phố và bao vây cung điện hoàng gia. Các lực lượng an ninh đàn áp tàn bạo. Hàng nghìn người bị thương và hai mốt người đã chết.

Sức ép nước ngoài buộc Vua Gyanendra từ bỏ quyền lực tiếp tục gia tăng. Ngày 21 tháng 4 năm 2006, Gyanendra thông báo ông đang từ bỏ quyền lực tuyệt đối và rằng "Quyền lực đang được trao lại cho Nhân dân".

Ông kêu gọi liên minh bảy đảng đề xuất một Thủ tướng và rằng cuộc bầu cử sẽ được tổ chức càng sớm càng tốt. Cả Hoa Kỳ và Ấn Độ ngay lập tức kêu gọi Liên minh bảy đảng chấp nhận đề xuất này. Tuy nhiên, nhiều người Nepal phản kháng vẫn tiến hành các cuộc tuần hành ở nhiều thành phố và thề sẽ tiếp tục xuống đường cho tới khi đạt được mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ.

 Liên minh bảy đảng đã cảm thấy sức ép từ những cuộc tuần hành đó bởi nhiều cuộc trong số đó xảy ra trực tiếp bên ngoài những sự cân nhắc đề xuất của Gyanendra. Cuối cùng, nửa đêm ngày 24 tháng 4, sau mười chín ngày 'phản kháng ầm ĩ', nhà vua kêu gọi nghị viện quốc gia tái nhóm họp ngày 28 tháng 4.

Từ đó nghị viện đã hoạt động trở lại và tước đoạt quyền lực của nhà vua đối với quân đội, xóa bỏ danh hiệu dòng dõi một vị Thánh Hindu của nhà vua và yêu cầu hoàng gia phải trả các khoản thuế. Thêm nữa, nhiều quan chức hoàng gia đã bị truy tố, và chính phủ Nepal không còn được gọi là "Chính phủ của Hoàng đế", mà là "Chính phủ Nepal". Một cuộc bầu cử quốc hội nhằm viết lại hiến pháp đã được tuyên bố trong tương lai gần, với khả năng xóa bỏ chế độ quân chủ.[cần dẫn nguồn]

Sau khi Gyanendra từ bỏ quyền lực tuyệt đối, chính phủ Nepal và những người nổi dậy Maoist đã đồng ý về một lệnh ngừng bắn. Tháng 8 năm 2006, cả hai bên đồng ý về vấn đề giải trình vũ khí, đồng ý yêu cầu Liên hiệp quốc giám sát quá trình kiểm kê vũ khí ở cả hai bên. Chính phủ và những người Maoist đang tìm cách đạt một thỏa thuận về tương lai của nền quân chủ.

Tới ngày 15 tháng 1 năm 2007, Liên minh bảy đảng và những người Maoist đã cùng hoạt động trong một Cơ quan lập pháp lâm thời theo Hiến pháp lâm thời Nepal chờ đợi một cuộc bầu cử sẽ diễn ra tháng 6 năm 2007[11] để có được một Nghị viện lập pháp, khi tất cả các quyền lực của nhà vua Nepal đang bị đình chỉ. Ngày 1 tháng 4 năm 2007 Liên minh bảy đảng và những người Maoist cùng thành lập một chính phủ lâm thời. [2] Chính phủ lâm thời được ủy quyền tổ chức cuộc bầu cử nghị viện tháng 6 năm 2007.

Chính phủ Madhesay tại vùng Terai gần đây đã yêu cầu chấm dứt sự phân biệt chống lại người Madhesay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự xung đột giữa những đại biểu đại diện cho người Madhesay và chính phủ cần được đề cập để giải quyết triệt để vấn đề người Terai.

Địa lý

http://khamphaviet.vn/sites/khamphaviet.vn/files/Nepal - from base camp.jpg" width="500" height="337" />

Nepal gần giống hình thang, 800 kilômét (500 mi) chiều dài và 200 kilômét (125 dặm) chiều rộng, với diện tích 147.181 kilômét vuông (56.827 sq mi). Nepal thường được chia thành ba vùng địa văn học: vùng Núi, Đồi, và Vùng Terai. Những dải sinh thái học này chạy theo chiều đông tây và bị cắt đôi bởi những hệ thống sông chính của Nepal. Nepal có diện tích tương đương với bang Arkansas Hoa Kỳ.

Đồng bằng Madhesi giáp biên giới với Ấn Độ là một phần của mép bắc của Những đồng bằng Indo-Hằng. Chúng đã hình thành và được nuôi dưỡng bởi ba dòng sông lớn: sông Kosi, Narayani (Sông Gandak của Ấn Độ), và Karnali. Vùng này có khí hậu nóng và ẩm.

Vùng Đồi (Pahad) tiếp giáp với các dãy núi và có độ cao từ 1.000 tới 4.000 mét (3.300–13.125 ft). Hai dải núi thấp, Mahabharat Lekh và Shiwalik Range (cũng được gọi là Dải Churia) chiếm ưu thế tại vùng này. Dải đồi gồm Thung lũng Kathmandu, vùng màu mỡ và đô thị hóa nhất nước. Không giống như cá thung lũng, ở độ cao trên 2.500 mét (8.200 ft) dân cư rất thưa thớt.

Vùng núi là nơi có nhiều điểm cao nhất thế giới. Nơi cao nhất, Đỉnh Everest (Sagarmatha trong tiếng Nepal) ở 8.850 mét (29.035 ft) nằm ở biên giới với Trung Quốc. Bảy trong số mười bốn đỉnh núi cao nhất nằm tại Nepal: Lhotse, Makalu, Cho Oyu, Kanchanjanga (Kanchenjunga), Dhaulagiri, Annapurna, Manaslu. Tình trạng mất rừng là vấn đề chính tại tất cả các vùng, gây xói mòn và xuống cấp hệ sinh thái.

Nepal có năm vùng khí hậu, chủ yếu tùy theo độ cao. Các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ở dưới độ cao 1.200 mét (3.940 ft), vùng ôn hòa 1.200 tới 2.400 mét (3.900–7.875 ft), vùng lạnh 2.400 tới 3.600 mét (7.875–11.800 ft), vùng cận cực 3.600 tới 4.400 mét (11.800–14.400 ft), và vùng cực trên 4.400 mét (14.400 ft).

Nepal có năm mùa: mùa hè, gió mùa, mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Dãy Himalaya ngă gió lạnh từ Trung Á trong mùa đông và hình thành nên biên giới phía bắc của vùng gió mùa.

Dù Nepal không có biên giới chung với Bangladesh, hai nước này chỉ bị ngăn cách bởi một dải đất hẹp khoảng 21 kilômét (13 mi), được gọi là Cổ gà. Nhiều nỗ lực đang được tiến hành nhằm biến nơi đây thành một vùng thương mại tự do.

Nằm ở Rặng Himalaya Vĩ đại phần phía bắc Nepal, Núi Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Về kỹ thuật, chỏm đông nam phía Nepal dễ trèo hơn, vì thế đa số người trèo núi tìm cách chinh phục đỉnh Everest từ phía Nepal. Rặng núi Annapurna cũng nằm tại Nepal.

Kinh tế

Nông nghiệp là phương tiện mưu sinh của 76% dân số và chiếm khoảng 39% Tổng sản phẩm quốc nội; dịch vụ chiếm 41%, và công nghiệp 22%. Hai phần ba địa hình nhiều đồi núi ở phía bắc đất nước khiến việc xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng khác gặp nhiều khó khăn và đắt đỏ. Tới năm 2003, chỉ có khoảng 8.500 km đường trải nhựa và một tuyến đường sắt dài 59 km ở phía nam.

 Hàng không ở tình trạng phát triển cao hơn, với 48 sân bay, mười trong số chúng có đường băng trải nhựa. Có chưa tới một máy điện thoại trên 19 dân; các đường dây viễn thông phát triển không đều chủ yếu tập trung tại các thành phố và thủ phủ quận; điện thoại di động ở tình trạng chấp nhận được tại hầu hết đất nước với số lượng người dùng đang gia tăng và giá cả hợp lý. Có khoảng thuê bao 175.000 Internet năm 2005, nhưng sau khi "tình trạng khẩn cấp" được áp dụng, tình trạng ngưng dịch vụ đã xảy ra thường xuyên.

 Tình trạng này đã được khắc phục sau một giai đoạn lộn xộn ngắn khi những cuộc xuống đường lần hai của nhân dân tước đoạt quyền lực tuyệt đối của quốc vương diễn ra.[12]

Vị trí nằm kín trong lục địa[13] và tình trạng lạc hậu về kỹ thuật cùng cuộc nội chiến kéo dài cũng đã ngăn cản khả năng phát triển toàn bộ nền kinh tế Nepal. Đất nước này nhận được viện trợ nước ngoài từ Ấn Độ, Nhật Bản, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Thụy Sĩ, và các nước vùng Scandinavian. Ngân sách chính phủ khoảng 1.153 tỷ dollar Mỹ, với mức chi tiêu 1.789 tỷ dollar Mỹ (Năm tài chính 05/06).

Tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 2.9% sau một giai đoạn lạm phát cao trong thập niên 1990. Đồng Rupee Nepal đã được gắn chặt tỷ giá với đồng Rupee Ấn Độ ở mức 1.6 trong nhiều năm. Vì các biện pháp nới lỏng kiểm soát tỷ giá đầu thập niên 1990, thị trường trao đổi ngoại tệ đen đã hoàn toàn biến mất. Một thỏa thuận kinh tế từ lâu đã trở thành xương sống cho mối quan hệ thân thiện với Ấn Độ.

Bình đẳng thu nhập trong nhân dân Nepal ở mức trung bình tương đương nhiều nước phát triển và đang phát triển khác: 10% số hộ giàu nhất chiếm 39.1% tài sản quốc gia và 10% số hộ nghèo nhất chỉ chiếm 2.6%.

Nguồn nhân lực Nepal khoảng 10 triệu người và đang gặp phải vấn đề thiếu lao động có tay nghề. Nông nghiệp sử dụng 81% nguồn nhân lực, dịch vụ 16% và chế tạo/công nghiệp thủ công 3%. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tập trung tại vùng Terrai giáp biên giới với Ấn Độ— gồm gạo, ngô, bột mì, mía, cây lấy rễ, sữa và thịt trâu nước.

Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp, gồm đay, mía, thuốc lá, và ngũ cốc. Phong cảnh hùng vĩ và bí ẩn, nền văn hóa đẹp đẽ của Nepal chính là tiềm năng du lịch to lớn, nhưng tăng trưởng trong lĩnh vực này đã gặp trở ngại bởi tình trạng chính trị bất ổn gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm gần một nửa số dân cư ở tuổi lao động. Vì thế nhiều người Nepal đã phải tới Ấn Độ tìm việc làm, các quốc gia Vùng Vịnh và Malaysia hiện cũng là những thị trường mới.

Tình trạng nghèo đói gay gắt.[14] Nepal nhận mỗi năm 50 triệu dollar từ các binh lính người Gurkha phục vụ trong Quân đội Ấn Độ và Quân đội Anh, họ được đánh giá cao về khả năng và lòng dũng cảm. Tổng số tiền gửi về nước đạt khoảng 1 tỷ dollar, gồm cả từ các quốc gia Vùng Vịnh và Malaysia, tổng số người Nepal làm việc ở nước ngoài khoảng 700.000.

GDP năm 2005 của Nepal được ước tính chỉ khoảng hơn 39 tỷ dollar (đã tính theo Sức mua tương đương), là nền kinh tế đứng hàng thứ 83 trên thế gới. Thu nhập trên đầu người khoảng 1.402 dollar, xếp hạng 163.

Các mặt hàng xuất khẩu của Nepal chủ yếu là thảm, quần áo, đồ da, sản phẩm đay và ngũ cốc, tổng trị giá 822 triệu dollar. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm vàng, máy móc và thiết bị, các sản phẩm dầu mỏ và phân bón, giá trị tổng cộng 2 tỷ dollar. Ấn Độ (53.7%), Hoa Kỳ (17.4%), và Đức (7.1%) là những đối tác xuất khẩu chủ yếu. Các đối tác nhập khẩu của Nepal gồm Ấn Độ (47.5%), Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (11.2%), Trung Quốc (10.7%), Ả Rập Saudi (4.9%), và Singapore (4%).

Chính phủ và chính trị


Cho tới năm 1990, Nepal là một quốc gia quân chủ chuyên chế dưới quyền lực hành pháp của nhà vua. Đối mặt với phong trào nhân dân chống chế độ quân chủ chuyên chế, Vua Birendra, năm 1990, đã đồng ý nhiều biện pháp cải cách chính trị rộng lớn bằng cách tạo lập một chế độ quân chủ nghị viện với nhà vua là nguyên thủ quốc gia và một thủ tướng là lãnh đạo chính phủ.

Hệ thống lập pháp Nepal theo kiểu lưỡng viện gồm một Hạ viện và một Hội đồng Quốc gia. Hạ viện gồm 205 thành viên được nhân dân bầu cử trực tiếp. Hội đồng Quốc gia có 60 thành viên, mười người do nhà vua chỉ định, ba nhăm người do Hạ viện bầu và mười lăm người còn lại do một hội đồng bầu cử gồm lãnh đạo các làng và thị trấn bầu. Cơ quan lập pháp có nhiệm kỳ năm năm, nhưng có thể bị nhà vua giải tán trước nhiệm kỳ. Tất cả các công dân Nepal từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.

Nhánh lập pháp gồm nhà Vua và Hội đồng Bộ trưởng (Nội các). Lãnh đạo của liên minh hay đảng chiếm đa số ghế trong cuộc bầu cử được chỉ định làm Thủ tướng. Nội các được nhà vua chỉ định theo sự đề xuất của Thủ tướng. Các chính phủ tại thường không ổn định; không chính phủ nào tồn tại quá hai năm kể từ năm 1991, hoặc tan rã do bất ổn nội bộ hoặc bị hoàng gia giải tán.

Phong trào tháng 4 năm 2006 dường như đã mang lại sự thay đổi cho quốc gia. Nhà Vua chuyên chế bị buộc phải từ bỏ quyền lực. Hạ viện đã bị giải tán trước kia hoạt động trở lại. Hạ viện đã thành lập một chính phủ và thành công trong việc đối thoại với phe phiến loạn Maoist. Một hiến pháp lâm thời được tuyên bố và một Hạ viện lâm thời được thành lập với cả các thành viên Maoist.

Số lượng ghế trong hạ viện cũng được tăng lên thành 330. Quá trình hòa bình tại Nepal đã có bước tiến đáng kinh ngạc tháng 4 năm 2007, khi Đảng Cộng sản Nepal (Maoist) gia nhập chính phủ lâm thời Nepal.

Quân đội và ngoại giao

Quân đội Nepal gồm Không quân Nepal và Lực lượng Cảnh sát Nepal. Ngày 19 tháng 5 năm 2006 Hạ viện đơn phương thông qua một đề xuất đổi tên Quân đội Hoàng gia Nepal (RNA) thành “Quân đội Nepal”. Việc tham gia quân đội là tự nguyện và tuổi tối thiểu để được chấp nhận là 18. Năm Nepal chi tiêu 99.2 triệu dollar (2004) cho quân đội— 1.5% GDP. Quân đội Nepal có 90.000 binh sĩ, họ tham gia vào cuộc nội chiến chống lại những người nổi dậy Maoist.[15]

Nepal có quan hệ thân thiết với cả hai nước láng giềng là Ấn Độ và Trung Quốc. Theo một hiệp ước được ký kết từ lâu, các công dân Ấn Độ và Nepal có thể đi lại từ nước này sang nước kia không cần hộ chiếu hay visa. Công dân Nepal có thể làm việc tại Ấn Độ mà không gặp hạn chế pháp luật nào. Dù Nepal và Ấn Độ có quan hệ thân thiết, đôi lúc Nepal không hoàn toàn ủng hộ nước này trong những vấn đề Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ. Ấn Độ coi Nepal là một phần trong vùng ảnh hưởng của họ, và quan ngại với viện trợ từ phía Trung Quốc.

 Năm 2005, sau khi Vua Gyanendra lên nối ngôi, quan hệ của Nepal với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã xấu đi. Ba nước này đều đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ sự đàn áp phong trào tự do nhân dân tại Nepal. Trung Quốc chủ yếu tìm cách hợp tác với Nepal về vấn đề độc lập của Tây Tạng, gồm cả một điều luật của Nepal cho phép hàng nghìn người tị nạn Tây Tạng sống tự do trong lãnh thổ của họ và có khaỏng 2.000 tới 3.000 người Tây Tạng tìm cách bỏ trốn qua Nepal mỗi năm.

Bên ngoài Châu Á, Nepal có quan hệ đặc biệt thân thiết với Đức, và có mối quan hệ quân sự lịch sử với Anh Quốc qua Lữ đoàn Gurkhas, một đơn vị thiện chiến trong quân đội Anh gồm toàn binh sĩ Nepal.

Khu vực, Quận và Vùng

Nepal được chia thành 14 khu vực và 75 quận, được gộp vào 5 vùng phát triển. Mỗi quận do một vị tỉnh trưởng quản lý chịu trách nhiệm duy trì luật pháp và điều phối các hoạt động của quận với các cơ quan và bộ của chính phủ.

14 khu vực gồm:

    * Bagmati
    * Bheri
    * Dhawalagiri
    * Gandaki
    * Janakpur
    * Karnali
    * Koshi

      

    * Lumbini
    * Mahakali
    * Mechi
    * Narayani
    * Rapti
    * Sagarmatha
    * Seti

Nhân khẩu

Nepal có tổng dân số 27.676.547 vào thời điểm tháng 7 năm 2005, với tỷ lệ tăng trưởng 2.2%. 39% dân số từ dưới tới 14 tuổi, 57.3% trong độ tuổi từ 15 tới 64, và 3.7% trên 65. Độ tuổi trung bình là 20.07 (19.91 với nam giới và 20.24 với nữ). Có 1.060 nam trên 1.000 nữ. Tuổi thọ trung bình là 59.8 năm (60.9 cho nam và 59.5 cho nữ). Nepal là quốc gia duy nhất nơi nam giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nữ giới. Tổng tỷ lệ biết chữ là 53.74% (68.51% cho nam và 42.49% cho nữ).

Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, tín đồ Hindus chiếm 75.6% dân số. Tín đồ Phật giáo chiếm 20%, Hồi giáo 4.2%, Kirant 3.6%, các tôn giáo khác 0.9%. Nhóm sắc tộc lớn nhất là người Chhettri (15.5%). Các nhóm khác gồm Brahman-Hill 12.5%, Magar 7%, Tharu 6.6%, Tamang 5.5%, Newar 5.4%, Kami 3.9%, Yadav 3.9%, khác 32.7%, không xác định 2.8%. Tiếng Nepal là ngôn ngữ chính thức với 47.8% dân số sử dụng như tiếng mẹ đẻ. Các ngôn ngữ khác gồm Maithili 12.1%, Bhojpuri 7.4%, Tharu (Dagaura/Rana) 5.8%, Tamang 5.1%, Nepal Bhasa 3.6%, Magar 3.3%, Awadhi 2.4%, khác 10%, không xác định 2.5%. Những khác biệt giữa các tín đồ Hindu giáo và Phật giáo nói chung rất tế nhị và trừu tượng bởi sự hòa trộn giữa những đức tin Hindu và Phật giáo.

 Cả hai đều có những đền chung và thờ cúng những vị thần chung và nhiều tín đồ Hindu tại Nepal cũng có thể được coi là tín đồ Phật giáo và ngược lại. Tín đồ Phật giáo chủ yếu tập trung tại các vùng phía đông và trung tâm Terrai. Gurkhas xuất xứ từ Nepal. Phật giáo nói chung phổ biến hơn trong các cộng đồng người Newar và Tây Tạng-Nepal. Trong cộng đồng Tây Tạng-Nepal, những tộc người chịu ảnh hưởng mạnh nhất của Hindu giáo là Magar, Sunwar, Limbu và Rai. Ảnh hưởng của Hindu giáo ít hơn trong những cộng đồng Gurung, Bhutia, và Thakali, họ thường mời các nhà sư Phật giáo tới tham gia các lễ hội tôn giáo của mình.[12][6]

Vùng núi phía bắc có dân cư thưa thớt. Đa số dân sống tập trung tại vùng cao nguyên trung tâm dù có một quá trình di cư dân khá mạnh tới vùng vành đai Terrai mầu mỡ trong những năm gần đây. Kathmandu, với dân số 2.000.000 người, là thành phố lớn nhất nước.

Văn hóa

Văn hóa Nepal tương đồng với những nền văn hóa lân cận là Tây Tạng và Ấn Độ, về trang phục, ngôn ngữ, và thực phẩm. Một bữa ăn điển hình Nepal là dal-bhat - dal hấp với gạo, rau và các gia vị. Món này được dùng hai lần mỗi ngày, một vào buổi sáng và một vào buổi tối. Giữa hai bữa chính đó là các món ăn nhanh như chiura (gạo giã) và chè. Thịt, trứng và cá được coi là bữa tiệc.

Tại vùng núi món ăn chủ lực gồm bột mì, ngô, kê và khoai tây. Các loại đồ uống chế tạo từ kê được gọi là Tongba và các loại rượu chế biến từ ngũ cốc khác rất phổ biến, gồm chhaang và rakshi chưng cất.

Văn học dân gian truyền thống Nepal còn có ảnh hưởng mạnh trong xã hội và các câu chuyện của nó được thể hiện nhiều trong nhảy múa và âm nhạc. Văn hóa của các nhóm sắc tộc khác nhau phong phú theo cách riêng biệt. Văn hóa Newari là văn hóa truyền thống và có bản sắc riêng nhất của Kathmandu. Đa số các lễ hội trong nước xuất phát từ văn hóa Newari.

Cộng đồng Newar có những món ẩm thực của riêng mình và người Newar nỏi tiếng về các buổi nhảy múa mặt nạ tái hiện câu chuyện về các vị thần và những anh hùng. Âm nhạc chủ yếu dựa trên bộ gõ, thỉnh thoảng có sử dụng sáo hay kèn cổ. Sarangi, một loại nhạc cụ bốn dây cũng thường được sử dụng bởi những người hát rong.

Các phong cách âm nhạc dân gian gồm nhiều loại nhạc pop, tôn giáo và dân gian, cùng nhiều kiểu khác. Một nhạc sĩ nhạc pop Nepal gần đây là Pradip Neupane, hiện sống gần London. Từ thập niên sáu mươi, nhạc rock Nepal hay nhạc rock, được hát theo kiểu Nepal đã trở nên phổ biến trong giới trẻ. Một thể loại nhạc khác cũng đang nhanh chóng phổ biến là nhạc rap Nepal và reggae Nepal đang phát triển mạnh với ngành công nghiệp âm nhạc. Tại Nepal cũng có nhiều ban nhạc heavy metal.

Các thể loại âm nhạc từ Tây Tạng và Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh trên âm nhạc truyền thống Nepal. Phụ nữ, thậm chí với cả với nhạc sĩ, dường như ít tham gia trình diễn âm nhạc hơn nam giới, ngoại trừ trong những dịp đặc biệt như các các buổi lễ toàn phụ nữ truyền thống.

Bóng đá là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng nhất, tiếp theo là cricket và kabaddi. Liên đoàn Bóng đá Tưởng niệm các Liệt sĩ là giải bóng đá quốc gia.

Vô tuyến truyền hình chỉ bắt đầu xuất hiện tại Nepal trong thập niên 1980. Hiện tại có sáu kênh truyền hình: Nepal Television - kênh truyền hình quốc gia; NTV 2 Metro - một kênh thành phố do chính phủ sở hữu; và bốn kênh tư nhân - Kantipur Television, Hình Channel, Channel Nepal và Nepal 1. Cũng có nhiều kênh truyền hình khác, chủ yếu là những kênh từ Ấn Độ, có thể được thu qua chảo vệ tinh, dù tình trạng thiếu điện khiến việc này khá khó khăn.

 Đài phát thanh được phủ sóng toàn vương quốc, tới năm 2002, có mười hai trạm phát sóng, và vào năm 2006-07 số lượng này tăng lên tới trên 56 trạm. Đa số chúng là những đài phát trên sóng FM, vì thế có tầm hoạt động khá hạn chế tại đất nước nhiều đồi núi này. Tuy vậy, một số ít đài FM như Kantipur FM, Image FM có tầm phủ sóng rộng nhờ những trạm tiếp sóng.

Năm Nepal Bikram Samwat bắt đầu vào giữa tháng 4 và được chia thành mười hai tháng. Thứ bay là ngày nghỉ chính thức trong tuần. Các ngày lễ chính gồm Quốc Khánh (ngày sinh của đức vua quá cố Tribhuvan) 28 tháng 12, Prithvi Jayanti, (11 tháng 1), và Ngày Liệt sĩ (18 tháng 2) và nhiều lễ hội Hindu và Phật giáo[16] như Teej, Dashai vào mùa thu, và Tihar cuối thu.

Đa số các cuộc hôn nhân là do sắp đặt, ly dị khá hiếm thấy. Đa thê bị pháp luật ngăn cấp; các bộ tộc khá biệt lập ở phía bắc, như Dolpo có tục đa phu. Nepal có rất nhiều lễ hội truyền thống, như nwaran (lễ rửa tội cho trẻ em), và Pasni, ngày đứa trẻ lần đầu ăn cơm, và bratabandha (lễ ăn năn) và gupha đánh dấu tuổi trưởng thành cho trẻ em. Trong văn hóa Newari, bel bibaha, các bé gái sắp trưởng thành được "gả" cho cho cây bel, để đảm bảo rằng cô bé sẽ trở nên mắn đẻ.

Đa số các ngôi nhà ở vùng nông thôn Nepal được làm bằng khung tre với vách bằng bùn trộn phân bò. Những ngôi nhà đó mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Những ngôi nhà ở trên cao thường được làm bằng gỗ cây.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh