Ma-lắc-ca (Malaysia) Hòn ngọc của phương Đông
Sức quyến rũ đầu tiên của thành phố đối với khách du lịch là chiếc cổng thành cổ kính hướng ra biển. Tuy tấm tường thành đã bị sứt mẻ nhiều chỗ và bị đen bởi một lớp rêu đầy bao phủ nhưng chúng vẫn giữ được vẻ hùng vĩ trang nghiêm. Cách đây một vài thế kỷ, thành Pha-mốt do người Bồ Đào Nha xây ở Ma-lắc-ca đã được coi là thành trì kiên cố nhất Đông Nam Á, còn Ma-lắc-ca lúc đó thì được coi là một trong những điểm tựa chính của đế chế Bồ Đồ Nha tại châu Á.
Từ cổng thành, khách du lịch có thể leo que những bậc thang bằng đá có chạm trổ nhiều hình quái dị về con người, thiên nhiên và các loài vật để lên tới đỉnh đồi. Tới đó khung cảnh toàn thành Ma-lắc-ca hiện ra trước mắt ta đành rằng nhà thờ thánh Pa-ven có chân tầm nhìn của ta chút ít.
Ma-lắc-ca, một thành phố đã được nhiều thế hệ người trên thế giới biết tới, và nó đã từng “vang bóng một thời” cách dây nhiều thế kỷ. Thành phố được xây vào đầu thế kỷ XV trên đất của dân chài làng Ngũ Đảo theo “sáng kiến” của hoàng tử Pa-ra-me-xva-rơ-người tự thường coi mình là dòng dõi của vị tể tướng A-lếch-xan-đrơ xây dựng xong thành phố ít lâu, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã kéo tới đây lập đại sứ quán và cũng từ đây Ma-Lắc-ca được “lớn lên” ngoài sức tưởng tượng của con người. Trước hết là do việc phát triển buôn bán với Trung Quốc và tiếp đó là do việc truyền bá đạo Hồi lan rộng nhanh chóng vào Đông Nam Á, nhưng người truyền bá đạo Hồi chủ yếu là người buôn Ấn Độ.
Đầu thế kỷ XVI Tiểu vương quốc Ma-lắc-ca trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á, còn thành phố Ma-lắc-ca là một trong những trung tâm buôn bán quan trọng bậc nhất ở châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Một nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã viết “...Ma-lắc-ca là một hải cảng giàu có nhất thế giới, trên hành tinh này không đâu có thể gặp nhiều tàu buôn và nhiều thương gia như ở Ma-lăc-ca...”. Ở đây người ta đã dùng tới 84 thứ tiếng để giao dịch buôn bán. Các nhà buôn từ châu Âu, châu Phi, Ấn Độ, Ai Cập. Indonesia, Philippin v..v. đến mua bán từ vàng, bạc, ngọc hồng, xaphia, vũ khí. San hô, đồ gia vị và dầu thơm cho tới các loại gỗ quý, lụa, đồ sứ...
Với vị trí như vậy, người ta đã không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết mục đích của cuộc trong những cuộc viễn chinh đầu tiên của Bồ Đào Nha là chiếm cho được Ma-lắc-ca, và thế là năm 1511, một hạm đội của đế chế Bồ Đồ Nha sau cuộc hành trình dài ngày đã ập tới và chiếm đóng thành phố này.
Lịch sử của Ma-lắc-ca luôn luôn gắn liền với cuộc tranh giành quyền thống trị châu Á giữa cường quốc thực dân. Đế chế Bồ Đồ Nha đã chiếm Ma-lắc-ca trong gần 150 năm. Đến giữa thế kỷ XVII, sau nhiều tháng vây hãm, người Hà Lan đã chiếm được thành phố. Đến cuối thế kỷ XVIII, đế chế Anh chiếm Ma-lắc-ca sát nhập Ma-lắc-ca với Singapor và Pénang vào khu vực thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á. Từ cuối thế kỷ XVIII, Ma-lắc-ca đã bắt đầu buổi “chiều tà” để nhường chỗ phát triển cho Singapor một “ngôi sao” khác của thuộc địa Anh có vị trí địa lý thuận lợi hơn.
Một trong những khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Ma-lắc-ca là khu Hà Lan. Khu này bao gồm hàng loạt những nhà thờ, những cửa hiệu đặc trưng cho kiểu kiến trúc Hà Lan thời bấy giờ. Trong thành phố những khu châu Âu xen lẫn với các khu Hao kiều, chùa chiền của những người theo đạo Phật nằm san sát cạnh những nhà thơ, nơi lễ bái của người theo đạo Hồi, đạo Thiên chúa giáo. Điều đó làm cho Ma-lắc-ca có những nét riêng đặc biệt và nó đã trở thành một trong những thành phố kỳ lạ nhất châu Á.
Hiện nay Ma-lắc-ca là một trong những thành phố lớn nhất của Malaysia với dân số gần 100 nghìn người. Khác với trước kia, cuộc sống của Ma-lắc-ca trước hết gắn liền với việc trồng dừa và cao su. Các đồn điền cao su và dừa rải khắp từ nội ra ngoại thành. Các sản phẩm của Ma-lắc-ca trước hết gắn liền với việc trồng dừa và cao su. Các đồn điền cao su và dừa rải khắp từ nội ra ngoại thành. Các sản phẩm của Ma-lắc-ca ngày nay có mặt ở nhiều nước trên thế giới và đó cũng là nguồn thu nhập rất lớn của Malaysia.
(Nguồn: Báo du lịch)