Làng Ba Na
Vị trí: Ở Tây Nguyên thuộc tỉnh Kon Tum.
Đặc điểm: Làng Ba Na là những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu.
Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc bản địa đông người nhất ở Tây Nguyên, họ sống nhiều nhất ở tỉnh Kon Tum. Ba Na Kon Tum là tên cộng đồng người Ba Na tập trung ở thị xã Kon Tum. Theo tiếng Ba Na thì Kon nghĩa là làng, Tum nghĩa là hồ, ao. Kon Tum là làng có nhiều ao, hồ.
Đến thăm làng Ba Na, du khách sẽ nhìn thấy những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết trong đời sống và dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên họ cũng chưa biết tổ chức cuộc sống khoa học, gạo chỉ giã đủ ăn từng ngày. Trước đây người Ba Na có truyền thống săn bắn giỏi, tới gia đình nào bạn cũng có thể nhìn thấy có vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc.
Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, giữa sàn nhà người Ba Na là bếp lửa luôn luôn đỏ than. Bếp cũng là trung tâm sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
Ðàn ông Ba Na thường có vết sẹo ở ngực. Ðó là vết tích do họ tự gây nên bằng cách lấy lửa hoặc than hồng dí vào ngực khi trong nhà có người chết, để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.