Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông.

http://khamphaviet.vn/sites/khamphaviet.vn/files/khanh hoa.jpg" width="150" height="152" style="float: left; margin-left: 2px; margin-right: 2px;" /> Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tranh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác.Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang.

Vị trí địa lý - Diện tích - Địa hình

Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ[4].

Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km²[5]. Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông[5].

Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam[6]. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.

Bờ biển

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt Nam[7]. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa[5].

Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20 m[8][9], và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á[10][11], trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng nay đã được chuyển thành cảng dân sự[12].

Tuy nhiên, một cách tổng quát, với đường bờ biển vừa dài vừa quanh co khúc khuỷu, chỗ lồi chỗ lõm, phía ngoài lại có vô số đảo nhỏ, nên bờ biển Khánh Hòa không được thuận lợi về mặt hải vận

Địa hình

Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh[14]. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh, người ta phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì

Vùng núi và bán sơn địa

Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m[16]. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.

Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk.


Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phương như Hòn Giữ, núi Chúa với chùa Suối Ngỗ, Hòn Ngang - Suối Phèn có miếu thờ Thái tử Bắc Hải, hòn Bà (tức bà Thiên Y A Na), hòn Cù Lao có tháp Po Nagar, và các cảnh đẹp thiên nhiên như Thác Ba Hồ, suối Ồ Ồ, eo Gió...

Đến phía Nam và Tây Nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m[17]) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không

Đồng bằng

Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp[19].

 Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km².

Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh

Thềm lục địa

Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển.Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín.

Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun ... Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển (đồng bằng mài mòn, đồng bằng bồi tụ...), đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh.

Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam biển Đông, cách Cam Ranh 250 hải lý (khoảng 450km). Quần đảo có khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10km².

Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65km². Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30km; rộng 5km (ngập nước khi triều lên). Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét. Đất trên các đảo là đất đá vôi bị phong hóa, kết hợp với các thành phần hữu cơ như: phân chim, xác sinh vật biển, cây cỏ và nước khí quyển

Sông ngòi

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông.

Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây.

Hai dòng sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa)

    * Sông cái Nha trang (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù). Ở phần thượng lưu có tên là sông Thác Ngựa). Sông Cái Nha Trang có độ dài 79km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812m1 [22] chảy qua hai huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang và đổ ra biển. Sông Cái Nha Trang có 5 phụ lưu chính hội nước vào dòng chính ở hai bên hữu ngạn và tả ngạn, tạo thành dạng nhánh cây. Các phụ lưu của sông Cái Nha Trang đều bắt nguồn ở độ cao 800 đến 1.500m, nhưng lại rất ngắn, nên độ dốc rất lớn.

 Ở thượng lưu và trung lưu, sông Cái Nha Trang có nhiều thác ghềnh như thác Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay... Sông chảy đến địa phận thôn Xuân Lạc (xã Vĩnh Ngọc) chia thành hai chi lưu Một chi, chảy men theo núi Đồng Bò đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân). Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm hai nhánh.

Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) và chảy ra biển. Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi hội nước vào dòng chính, chảy ra biển qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh sông này, nổi lên các cồn, bãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn. Dòng chính của sông Cái Nha Trang khá rộng, chia làm hai nhánh, do các doi cát ở bờ nam lan ra cửa và những khối đá sót nằm chắn giữa dòng, sau đó hội nước vào một cửa hẹp.

Vì vậy, khả năng thoát nước của sông Cái Nha Trang rất kém, nhất là trong mùa lũ, khi nước ở nguồn dồn về nhanh, đột ngột kết hợp với triều yên rất dễ gây ra lũ lớn. Sông Cái Nha Trang là dạng sông gây bất lợi cho sản xuất và môi sinh. Tuy vậy, sông Cái Nha Trang có tiềm năng về thủy điện và là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

    * Sông Cái Ninh Hòa (Còn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh An, sông Vĩnh Phú...) bắt nguồn từ vùng núi Chư H Mư (đỉnh cao 2.051m) thuộc dãy Vọng Phu, chảy theo hướng bắc nam, khi đến Eakrơngru, dòng sông mở rộng và chảy lệch sang hướng tây bắc - đông nam. Qua khỏi Dục Mỹ, về phía hạ lưu, sông nhận thêm nước của suối Bông và đến Tân Lạc, sông nhận thêm nước của suối Trầu.

Chảy đến Ngũ Mỹ, sông đổi hướng tây - đông, cách Ninh Hòa khoảng một cây số, sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn và sông Tân Lan, cách cửa một cây số, còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay (sông Dõng).

Các phụ lưu lớn (Đá Bàn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dòng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với sông Cái Ninh Hòa, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985km2, bao trùm toàn bộ huyện Ninh Hòa. Sau khi chảy qua thị trấn Ninh Hòa, sông lại chia ra nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao, rồi qua cứa Hà Liên đổ ra đầm Nha Phu.

Chính nhờ sự điều hòa của đầm Nha Phu mà triều mặn vào sông có giảm bớt. Đây là dạng sông ít thuận lợi cho sản xuất và môi sinh. Tuy nhiên sông Cái Ninh Hòa có tiềm năng thủy điện lớn hơn sông Cái Nha Trang. Thác Eakrôngru có công suất 22.000 kw điện, ở thượng lưu có hồ Đá Bàn, tưới tiêu cho 4.500ha. Sông Cái Ninh Hòa là nguồn nước chính yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của huyện Ninh Hòa.

Địa chất


Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và Riônit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi.

 Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa.

 Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, riônit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

Khí hậu


Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn.

Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm.

Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.

Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh).

Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Hành chính

Khánh Hòa hiện nay là một trong 58 Tỉnh của Việt Nam. Về mặt đơn vị hành chính Khánh Hòa được chia thành một thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 7 huyện các huyện, thị xã, thành phố lại được chia thành 28 phường 7 thị trấn và 105 xã [24]. Về quản lí hành chính Hội đồng Nhân dân tỉnh, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, văn hóa, giáo dục... của tỉnh.

 Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội[25].

Hội đồng Nhân dân tỉnh bầu nên Ủy ban Nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn Khánh Hòa. Đứng đầu Ủy Ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp, tài chính. Tương tự, cấp thành phố, thị xã, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp tỉnh.

Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa và một số tổng công ty trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Khánh Hòa còn bầu ra Bí thư Tỉnh ủy. Quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

Dân cư

Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.156.903 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 222 Người/km² Trong đó Nam giới có khoảng 572.412 người (49.48%) và Nữ giới có khoảng 584.491 người (50.52%) tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 1999 - 2009 là 1,1%; tỷ số giới tính là 97,9%; tỷ lệ dân số thành thị 39,7%.[32]

Ngay từ thuở xa xưa, trên vùng đất Khánh Hòa đã có cư dân sinh sống. Bằng chứng về sự cư trú lâu đời của những cư dân này, dựa vào các di chỉ khảo cổ được phát hiện gần đây ở các địa phương trong tỉnh như: Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn), Xóm Cồn (phường Cam Linh, thị xã Cam Ranh), xã Diên Sơn (huyện Diên Khánh), đảo Hòn Tre (TP. Nha Trang) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu vết những cư dân đầu tiên sống cách đây khoảng từ 4.500 đến 5.000 năm.

Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3% sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc Raglai chiếm 3,4% sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh trong các bản làng (palây).

Dân tộc Hoa chiếm 0,86% sống phân tán, xen kẽ với người Kinh tại các huyện đồng bằng. Các nhóm chính khác gồm Cơ-ho chiếm 0,34%,Ê-đê chiếm 0,25%... Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm...[33]. Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Hiện nay, người Chăm ở Khánh Hòa còn lại số lượng không đáng kể

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa vào thời điểm của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999, Khánh Hòa có 293.280 người có tín ngưỡng chiếm 28,7% dân số toàn tỉnh, nhiêu nhất là Phật giáo 180.503 người, chiếm 17,6%; Công giáo 97.518 người, chiếm 9,6%, còn lại là Tin Lành 0,7%, Cao Đài 0,7%; các tôn giáo khác 0,1%. Phật giáo tập trung nhiều nhất ở Nha Trang (50,4%); Công giáo, Cao Đài tập trung ở Cam Ranh; Tin Lành tập trung ở Khánh Vĩnh.[34]

Tính đến năm 2002, Tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị xã, thành phố, Tỷ lệ người biết đọc biết viết đối với dân số từ 10 tuổi trở là 93,2% năm 1999.Về Y tế bình quân có 10 y bác sỹ trên 1 vạn dân

Lịch sử


Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây. ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên[35].

Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa)

Thời kỳ Chăm Pa

Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tính và đổi làm xứ Kauthara[37]. Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga.

Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.

Khác với nhiều địa khu khác Kauthara tương đối ít bị ảnh hương bởi các cuộc chiến tranh nhờ cách xa cả Đại Việt và Đế quốc Khmer. Sau khi kinh đô Vijaya thất thủ trong cuộc Chiến tranh Việt-Chiêm 1471, vua Lê Thánh Tông không tiếp tục tiến xuống phía nam để tấn công Kauthara mà dựng bia phân định biên giới mới của hai nước tại Núi Đá Bia. Lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn lại khu vực Kauthara-Panduranga [38].

Thời các Chúa Nguyễn (1653-1775)

Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (có tài liệu ghi là Bà Thấm[39]) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan cai cơ Hùng Lộc đem 3000 quân sang đánh[40]. Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên.

Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú[41]. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.

Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh[41].

Thời Tây Sơn

Vào năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận.

 Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên. Từ đó, trong gần 20 năm, nhân dân Bình Khang, Diên Khánh sống trong cảnh hòa bình và no ấm[41].

Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu hai lần đem quân vào đánh chiếm vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành[41].

Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn.

 Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa[42]. Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Ðịnh, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh

Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc

Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với Pháp, tạo cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam và sự suy úy của nhà Nguyễn.

Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, tại Khánh Hòa có các ông Trịnh Phong, Trần Đường và ba anh em ông Nguyễn Khanh tập hợp nghĩa quân kháng Pháp. Tuy nhiên, nghĩa quân phong trào Cần Vương chỉ giữ Khánh Hòa được hai năm thì bị quân thực dân Pháp đánh bại[41].

Là một tỉnh ở xứ Trung Kỳ, Khánh Hòa nằm dưới hai ách cai trị là Chính phủ bảo hộ Pháp và Chính phủ Nam triều. Quan lại của Nam triều gồm có chức Tuần Vũ, Án Sát coi việc hành chính, Lãnh binh coi việc canh gác và giữ gìn an ninh trong tỉnh, đóng tại Diên Khánh. Cơ quan lãnh đạo Pháp gồm có Chánh Sứ, Phó Sứ và Giám binh, đóng tại Nha Trang. Nha Trang dần phát triển thành thị trấn[41].

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản lý, cơ quan hành chính của tỉnh dời xuống Nha Trang. Từ đó, Nha Trang chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa sau 1945 đến nay

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh đứng dậy giành chính quyền, nhưng chỉ nắm chính quyền được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại Khánh Hòa.

Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, Tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh trực thuộc trung ương (Khu đặc biệt Cam Ranh).

Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng lần lượt tiếp quản Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Việc chuyển giao chính quyền diễn ra trong hòa bình vì hầu hết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã rút hết về phòng tuyến Phan Rang. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Thị xã Cam Ranh vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh nhập lại vào huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa trở thành huyện Cam Ranh.

Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh. Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh và các xã Suối Tân, Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm đồng thời chia huyện Trường Sa thành ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn

Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận Nha Trang là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Sau khi Nha Trang được công nhận là đô thị loại 1, Khánh Hòa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Kinh tế

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giá thực tế là 23.758 tỷ đồng năm 2008, cơ cấu GDP tập trung nhiều ở khu vực dịch vụ chiếm 42,94% tiếp theo là khu vực công nghiệp - xây dựng 40,73% và khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản 16,33%. GDP bình quân đầu người là 20,44 triệu đồng tương đương 1.200 USD cao hơn mức bình quân chung của cả nước[45]. Thu nhập bình quân đầu người ước tính 9,8 triệu đồng/năm là 1 trong 5 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước

Công nghiệp

Dù được biêt nhiều hơn trong phát triển du lịch, Khánh Hòa cũng là địa phương phát triển công nghiệp mạnh nhất khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2007 là 17968,4 tỷ đồng dẫn đầu toàn khu vực miền Trung[47]. Công nghiệp Khánh Hòa tập trung chủ yếu vào chế biến thực phẩm, may mặc, đóng tàu và sản xuất vật liệu xây dựng (cát,xi măng ...). Thêm vào đó, Khánh Hòa cũng có nhiều loại khoáng sản; đến năm 2003 đã có 72 mõ quảng được phát hiện và đăng ký trên địa bàn tỉnh.

Du lịch

Với nhiều địa điểm thu hút khách du lịch như biển dài, nhiều vịnh, đảo, và bãi tắm, cùng với khí hậu ôn hòa, Khánh Hòa được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là một trung tâm du lịch miền Trung và cả nước.[49] Tính đến năm 2003, toản tỉnh có 230 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trong đó có 28 đơn vị doanh nghiệp nhà nước.[49]

Có 236 khách sạn và nhà nghỉ với 5.078 phòng và 12.859 giường.[49] Năm 2002, Khánh Hòa đón 561.000 lượt khách, với 1,2 triệu ngày lưu trú. Doanh thu du lịch đạt 308,792 tỷ đồng năm 2002.

Nông nghiệp - Thủy sản

Người nông dân Khánh Hòa chủ yếu trồng lúa và mía. Tuy nhiên nông nghiệp không phải là thế mạnh của tỉnh nên hầu như sản lượng không đáng kể.

Là một tỉnh duyên hải miền Trung với nhiều nguồn tài nguyên biển, Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản 150.000 tấn/năm và khả năng khai thác 40-50.000 tấn/năm.[48] Có 600 loài hản sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao.

Các khu vực kinh tế

Khánh Hòa có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm:

vịnh Vân phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió.

Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch… Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong, liên kết thuận lợi với đường bộ, đường sắt, hàng không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển container đang hoạt động ở khu vực như: Singapore, Hồng Công, Cao Hùng…

Tiềm năng phát triển cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Bên cạnh đó, Vân Phong có khí hậu tương đối ôn hòa, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản[50]

vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang đã trở thành một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình du lịch đa dạng.

vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời có cảng Ba Ngòi là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hòa với các vùng trong nước và quốc tế.

Khoa học và Giáo dục


Khánh Hòa là một trong các tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn[51]. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Khánh Hòa còn có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học lớn mang tầm cỡ quốc gia

Giao thông

Đường bộ


Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước:

    * Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đế Gềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam
    * Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên.
    * Đường 723 (Nha Trang đi Đà Lạt)

Toàn tỉnh hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; dường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã.

Đường sắt


Khánh Hòa nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lời cho việc liên kết với cả nước. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Ngoài ga Nha trang tỉnh còn 12 ga khác phân bố tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trừ hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa

Đường thủy


Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cảng biển trong đó tiêu biểu nhất là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và cảng Cam Ranh (một trong ba vịnh tốt nhất Thế giới cho xây dựng cảng biển)

Hàng không

Sân bay quốc tế Cam Ranh được nâng cấp ngày 16 tháng 8 năm 2007 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Nam Trung Bộ

Năm 2008, sân bay này đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt qua Sân bay quốc tế Phú Bài để thành sân bay có số lượng hành khách thông qua đông thứ 4 trong các sân bay tại Việt Nam. Tỷ lệ tăng của số lượt khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam. Theo dự báo, số lượt khách qua sân bay này sẽ đạt 1,5 triệu vào năm 2010. Nhà ga mới đang được xây dựng, cuối năm 2009 công trình hoàn thành và có thể phục vụ 800 hành khách trong giờ cao điểm.[55]

Các tuyến điểm kết nối đến thời điểm năm 2009 gồm:

    * Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài)
    * Đà Nẵng (Sân bay quốc tế Đà Nẵng)
    * Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất)

Du Lịch

Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thé giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin…. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tỷ trọng GDP của Dịch vụ - Du lịch chiếm 42,8% . Năm 2008, Khánh Hòa đã đón gần 1,6 triệu lượt khách, trong đó có 325.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng[56]. Các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Du lịch trên địa bàn. Trong 10 khách sạn đạt danh hiệu khách sạn 5 sao hàng đầu Việt nam thì có đến 3 khách sạn tại Khánh Hòa (Evason Ana Mandara, Sunrise, Vinpearl Resort & Spa)[57].

Khánh Hòa có khu nghỉ dưỡng đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Evason Hideway (huyện Ninh Hòa) tại Ana Mandara (Nha Trang) vừa được tờ báo Sunday Times bầu là một trong 20 khu nghỉ tốt nhất thế giới [58]..

Nhiều loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch được tổ chức như các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, du lịch lặn biển, tắm bùn khoáng... với năng lực tổ chức và khai thác kinh doanh ngày càng phát triển rõ nét. Theo bình chọn của cẩm nang du lịch chudu24.com năm 2009 thì Nha Trang (Khánh Hòa) đứng đầu trong Top điểm đến được ưa thích nhất [59]còn theo Trang Vàng Du Lịch Nha Trang (Khánh Hòa) đứng thứ hai cả nước chiếm 14.37% số khách du lịch. [60]

Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trở thành điểm đến của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thế Giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với Thế giới

Danh lam thắng cảnh


Các di tích lịch sử của vương quốc Chămpa

Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa. Trong đó Tháp Bà có lẽ là di tích nổi tiếng nhất. Tháp do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp.

Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Mặt bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu.

Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử...Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca[61]. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông[62]. Ngoài Tháp Bà, Khánh Hòa còn nhiều di tích Chămpa khác như Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa, Bia Võ Cạnh...

Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha[64]. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất 14,4⁰C[65].

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới.

Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ[66]. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới[67]. Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:

    * Hòn Nhiểu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng[68]


    * Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới[69].

Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam[70].

    * Hòn Tằm một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi…. [71]


    * Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 30 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập[72], có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển.

Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn [73]được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl, giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới[74]).

 Khu Đầm Bấy [75]được quy hoạch theo mô hình khu du lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy [76].

    * Hòn Chồng-Hòn Vợ gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn.[77]


    * Đảo yến: đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào[78]

Chạy dọc theo bờ biển Vịnh Nha Trang dài khoảng 7 km, trải dài từ xóm Cồn đến cảng Cầu Đá là đoạn đường Trần Phú con đường đẹp nhất Nha Trang nằm lượn theo bờ biển với rất nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, những khách sạn cao cấp, nhà hàng sang trọng nối liền nhau. Xen vào đó là một hệ thống dịch vụ gồm bưu điện, nhà bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, các cửa hàng bán đồ lưu niệm[79]

Các danh thắng tại Nha Trang

    * Chợ Đầm, chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp.

Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tới khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu.

    * chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa.

Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963[80]. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi.


Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ)Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây.

 Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.

    * Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á. Hiện nay viện không những là một viện nghiên cứu mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách yêu thích sinh vật biển[81].

    * Diamond Bay (Wonderpark Resort), một resort trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, Nha Trang, Khánh Hòa là nơi diễn ra lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, được hoàn thành chỉ sau bốn tháng xây dựng, khánh thành vào ngày 30 tháng 6, 2008[82].

    * Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông.

 Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh.

Lần lượt từ mỏm núi trở vào là biệt thự Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại

Danh thắng tại các huyện


Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1 là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hiện nay, thành cổ Diên Khánh vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ ban đầu, một địa điểm hấp dẫn các du khách đến Khánh Hòa.

Thành rộng khoảng 36.000 m², là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 - thế kỷ 1818 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, dài 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m.

Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m bao quanh.

Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông - Tây - Tiền (phía Nam) - Hậu (phía Bắc). Cách thành không xa là Văn miếu Diên Khánh tại khóm Phú Lộc Tây, thị trấn Diên Khánh. Văn miếu được xây dựng theo truyền thống nho giáo, nhằm ghi nhận công lao của những người có tài, học giỏi, đã được đỗ đạt.

 Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm 1854. Ngoài ra còn có một Bài minh ở Bái Đường nói rõ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức.

Vịnh Vân Phong một vịnh lớn phía bắ Khánh Hòa, vịnh cách Nha Trang về phía Bắc hơn 30 km theo đường chim bay, 60 km đường bộ và 40 hải lý theo đường biển. Các chuyên gia của Hiệp hội Du lịch Thế giới (OMT), Chương trình Phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc (PNUD) và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (IRDT) cùng thừa nhận rằng: nơi đây có đủ các điều kiện tối ưu để phát triển du lịch.

Trong dự án VIE89/003, OMT ghi rõ: “Vịnh Vân Phong, là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông, vượt xa Phuket (Thái Lan)[84] và có thể so sánh được với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong cũng là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ dưỡng nhiệt đới...”. [85]

Tuy nhiên hiện tại vịnh vẫn còn hoang sơ chưa được khai phá nhiều chỉ có một vài khu du lịch nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng như Dốc Lết, Hòn Sơn-Suối Hoa Lan, Hòn Ông, Đầm Môn... Phía đông bán đảo Hòn Gốm thuộc vịnh Vân Phong là Mũi Đôi điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa). Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia[86] 12°38′40″N 109°27′50″E / 12.644383, 109.463897 tuy nhiên đường ra mũi Đôi rất khó chủ yếu là dốc núi cheo leo chỉ có thể đi được bằng thuyền.

    * Đầm Nha Phu Ðầm Nha Phu là tên gọi cả một khu vực rộng lớn, trong đó có những hòn đảo du lịch như Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Sầm, Hòn Đá Bạc (bãi tắm Công chúa), Hòn Lao - đảo Khỉ, Suối Hoa Lan, Khu nghỉ mát Ninh Vân. Đầm Nha Phu rộng gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong – thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố khỏang 15 km. Hiện bến cảng du lịch nằm ở địa phận Lương Sơn, xã Vĩnh Lương.Đầm Nha Phu là một trong hai đầm lớn của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn hội đủ đặc điểm của một vùng sinh thái quý hiếm với núi rừng, sông suối, biển đảo

    * Thác Yangbay Cách Nha Trang khoảng 45 km, thác Yangbay ở độ cao 100 m so với biển, nằm lọt giữa rừng nguyên sinh màu mỡ và những dãy núi. Yang Bay” theo tiếng dân tộc Răglay có nghĩa “thác nước Trời”. Nằm trọn trong thung lũng có diện tích hơn 570 ha được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, Yang

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh