Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước - con người Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc) - (tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah) - (tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á.

Nước này giáp với Ả Rập Saudi, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông. Nước này đang trong tình trạng bất ổn sau khi Hoa Kỳ tấn công Iraq và chiếm đóng vào năm 2003.

Lịch sử

Vùng đất màu mỡ Lưỡng Hà Châu nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris là nơi hình thành một số nền văn minh cổ đại trên thế giới như Sumer, Babylon, Assyria. Sau một thời gian dài là một bộ phận của Ba Tư, nó đã bị người Ả Rập xâm chiếm vào năm 637 và năm 762 Khalif đã được chuyển tới thành phố mới Bagdad (gần Babylon cổ). Thành phố này là trung tâm của thế giới Ả Rập cho đến khi bị sáp nhập vào Đế chế Ottoman năm 1534.

Năm 1915, quân đội Anh xâm chiếm Iraq và thiết lập chế độ thuộc địa theo sự phân chia của Hội Quốc Liên, chế độ này bị kết thúc bằng sự độc lập của Iraq năm 1932.

Những người theo đường lối chủ nghĩa xã hội Ả Rập, đảng Ba'ath, đã giành quyền lãnh đạo vào năm 1968 và thiết lập một chế độ hà khắc, đặc biệt là sau khi Saddam Hussein lên nắm quyền năm 1979. Trong thập niên 1980 đã xảy ra Chiến tranh Iran-Iraq giữa Iraq và nước láng giềng Iran, được kết thúc năm 1988.

Sau khi Iraq tấn côngKuwait năm 1990 và Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 tiến hành bởi các lực lượng quốc tế nhằm đáp trả hành động xâm lược của Iraq thì Iraq đã bị cô lập trên trường quốc tế đến mùa xuân năm 2003 khi các quân đội Mỹ, Anh, Úc và Ba Lan tấn công vào Iraq bằng không quân, hải quân và lục quân sau khi Iraq không đồng ý cho các lực lượng quốc tế vào tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đảng Ba'ath và Saddam Hussein bị lật đổ vì sức kháng cự của quân đội Iraq hết sức yếu ớt.

Chính trị

Từ năm 1979 cho đến năm 2003 Iraq là một quốc gia độc tài, toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung trong tay đảng Ba'ath dưới sự lãnh đạo của tổng thống Saddam Hussein. Chính quyền này tự cho là dân chủ nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống gian dối cuối cùng Saddam Hussein đã nhận được 100% số phiếu bầu với 100% số phiếu được kiểm.

Nghị viện duy nhất của Iraq là Quốc hội hay Majlis al-Watani có 250 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Cũng giống như bầu cử tổng thống, không có ứng viên nào không phải là đảng viên đảng Ba'ath.

Iraq hiện nay (thời điểm 2004-2005) nằm dưới sự chiếm đóng của Mỹ sau Chiến tranh Iraq-Mỹ và liên quân làm tan rã đảng Ba'ath vào tháng 4 năm 2003. Tương lai chính trị của đất nước này hiện nay không chắc chắn do hàng loạt các cuộc tấn công của du kích quân vào quân đội Mỹ và liên quân làm cho hy vọng về sự ổn định hậu chiến trở nên mong manh.

Cướp bóc tràn lan, tội phạm cũng như các vấn đề về hạ tầng cơ sở vẫn tiếp tục tàn phá đất nước này. Người đứng đầu quản lý dân sự của lực lượng chiếm đóng là ông L. Paul Bremer. Chính quyền lâm thời của Iraq do Mỹ và liên quân dựng lên. Chính quyền lâm thời chỉ định hội đồng bộ trưởng và các chức vụ khác.

Tháng 11 năm 2003 Mỹ thông báo có kế hoạch trao trả quyền độc lập cho chính quyền lâm thời Iraq vào giữa năm 2004. Kế hoạch do Mỹ cam kết hỗ trợ (tiến hành tổ chức họp kín để bầu ra các chức vụ lãnh đạo) đã bị giáo chủ Ali al-Sistani phản đối. Kết quả của việc phản đối này là hàng loạt các cuộc biểu tình hòa bình phản đối kế hoạch kể trên.

Sistani, giáo sĩ có uy tín nhất tại Iraq nói rằng kế hoạch này dễ bị biến tướng và chỉ tạo ra một chính quyền thân Mỹ mà không đại diện cho nhân dân. Mỹ đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc để giải quyết những bất đồng này.

Việc chuyển giao chủ quyền diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2004. Tổng thống tạm quyền là Sheikh Ghazi Mashal Ajil al-Yawer, và thủ tướng tạm quyền là Iyad Allawi.

Theo luật về điều hành Iraq trong giai đoạn chuyển tiếp (Hiến pháp tạm thời) ký tháng 3 năm 2004 thì việc điều hành đất nước do Hội đồng tổng thổng gồm 3 thành viên đảm nhiệm. Hệ thống bầu cử sẽ đảm bảo một cách có hiệu quả để đại diện cho ba sắc tộc chính ở Iraq đều có sự hiện diện. Hiến pháp công nhận các quyền tự do cơ bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hiệp hội và trên nhiều phương diện nó cởi mở hơn so với Hiến pháp Mỹ.

Tuy nhiên có nhiều điểm gây tranh cãi như việc công nhận mọi đạo luật có hiệu lực kể từ ngày chuyển giao quyền lực không thể bãi bỏ hay sự không rõ ràng trong việc lực lượng liên quân có thể kiểm soát đất nước hay không cho dù có sự chuyển giao quyền lực. Lực lượng quân đội, cảnh sát Iraq hiện nay với trang thiết bị nghèo nàn khó có thể kiểm soát tình hình an ninh trong nước. Điều đó có nghĩa là liên quân sẽ còn ở Iraq trong nhiều năm tới.

Cuối tháng 1 năm 2005 người dân Iraq lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2003 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Với 48% số phiếu nhận được, liên minh của người Shi’ite đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử của Iraq.

 Liên minh của cộng đồng Kurd đứng thứ hai với 26% phiếu, theo công bố 13/2/2005 của Uỷ ban bầu cử. Sau bầu cử là cuộc chạy đua để thành lập một chính quyền mới với nhiều khó khăn, và đến tận 07/4 Tổng thống lâm thời mới của Iraq Jalal Talabani chính thức làm lễ tuyên thệ.

Các tỉnh

Iraq được chia thành 18 tỉnh (tiếng Ả Rập: muhafazat, số ít muhafazah; tiếng Kurd: پاریزگه hay Pârizgah). Lúc thì gọi nó là "chế độ thống đốc," nhất là trong những văn kiện của chính phủ Iraq.

    * Al Anbar
    * Al Basrah
    * Al Karbala
    * Al Muthanna
    * Al Qadisyah
    * An Najaf
    * Arbil
    * As Sulaymaniyah
    * At Ta'mim
    * Babil
    * Baghdad
    * Dahuk
    * Dhi Qar
    * Diyala
    * Maysan
    * Ninawa
    * Salah ad Din
    * Wasit

Địa lý

Phần lớn đất đai Iraq là sa mạc, nhưng khu vực giữa hai con sông lớn Euphrates và Tigris là đất màu mỡ do hai con sông này bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ khoảng 60 triệu mét khối hàng năm. Phía bắc đất nước là khu vực miền núi rộng lớn với đỉnh cao nhất là Haji Ibrahim cao 3,600 m.

 Phía nam Iraq có bờ biển ngắn nhìn ra vịnh Ba Tư. Gần phía bờ biển và dọc theo Shatt al-Arab là những khu đầm lầy, tuy nhiên phần lớn khu vực này đã được cải tạo tưới tiêu những năm thập niên 1990.

Khí hậu phần lớn là khí hậu miền xa mạc với mùa đông ôn đới lạnh và mùa hè khô, nóng, ít mưa. Vùng núi phía bắc có mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có nhiều tuyết rơi có thể gây ngập lụt. Thủ đô Baghdad nằm ở phần trung tâm đất nước trên bờ sông Tigris. Các thành phố lớn khác như Basra ở phía nam, Mosul ở phía bắc. Iraq được coi là một trong số 15 quốc gia thuộc "cái nôi của nhân loại".

Kinh tế

Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước.

Trong thập niên 1980 các chi phí khổng lồ cho Chiến tranh Iraq-Iran do Saddam Hussein phát động cũng như các tổn thất nặng nề cho ngành khai thác dầu khí đã gây ra nhiều khó khăn về tài chính cho Iraq và chính quyền Saddam phải sử dụng các biện pháp bắt buộc như thực hiện chính sách tài chính buộc chặt, vay lãi, chậm trả nợ.

Thiệt hại của Iraq do cuộc chiến tranh này gây ra ước độ 100 tỷ đô la Mỹ. Sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1988, xuất khẩu dầu mỏ của Iraq lại tăng lên do việc xây dựng các đường ống dẫn dầu mới và phục hồi của các cơ sở khai thác dầu.

Iraq xâm lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 với hậu quả là trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế cũng như tổn thất của chiến tranh vùng Vịnh do liên quân, đứng đầu là Mỹ, tiến hành tháng 1 năm 1991 đã làm suy giảm các hoạt động kinh tế của I-rắc. Chính sách sử dụng vũ lực cũng như các chi phí để duy trì an ninh của chính quyền Iraq đã làm cho nền kinh tế suy yếu.

Việc Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq thực thi chương trình "đổi dầu lấy lương thực" vào tháng 12 năm 1996 đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân Iraq. Trong sáu tháng giai đoạn đầu tiên của chương trình này Iraq được phép xuất khẩu một lượng giới hạn dầu mỏ để đổi lấy lương thực, thuốc men và một số nhu yếu phẩm khác.

Tháng 12 năm 1999 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này với một lượng đủ để đảm bảo các nhu cầu dân sự. Dầu mỏ đã được xuất khẩu nhiều hơn 3/4 sản lượng của thời kỳ trước chiến tranh.

Tuy nhiên 28% thu nhập của Iraq từ xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này đã bị chiết trừ vào quỹ đền bù và dành cho các chi phí quản lý của Liên Hiệp Quốc. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2001 đã bị giảm mạnh do kinh tế thế giới đi xuống cũng như giá dầu mỏ giảm mạnh.

Kể từ sau sự kiện xâm chiếm Iraq vào 2003 đã có những cố gắng để đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi các hậu quả chiến tranh cũng như thế giới tội phạm tràn lan.

Dân số

Khoảng 75% dân số Iraq là người Ả Rập, dân tộc người thiểu số chính là người Kurd (20%) sống tại khu vực miền bắc và đông bắc nước này. Nhũng dân tộc khác có thể kể đến là người Turkoman, Assyria, Iran, Lur, Armenia.

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả Rập, mặc dù tiếng Kurd được sử dụng chính thức tại miền Bắc và tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Hơn 40% dân cư Iraq dưới 15 tuổi.

Phần lớn người Iraq gốc Ả Rập theo đạo Hồi dòng Shiite, tuy nhiên có một lượng lớn dân cư kể cả người gốc Ả Rập và người Kurd theo đạo Hồi dòng Sunni. Có một lượng nhỏ dân cư là người theo đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái, đạo Bahai, đạo Mandaea và đạo Yezidi. Phần lớn người Kurd theo dòng Sunni nhưng khác các người gốc Ả Rập về tiếng nói, ăn mặc và tập quán.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh