Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước con người Hà Lan

Hà Lan, hay còn gọi là Hoà Lan, (tiếng Hà Lan: Nederland) là phần châu Âu của Vương quốc Hà Lan (Koninkrijk der Nederlanden). Vương quốc này là một nước theo chế độ dân chủ nghị viện - quân chủ lập hiến.

Đôi khi người vẫn hiểu Hà Lan như là Vương quốc Hà Lan, mặc dù trên thực tế, tại thời điểm năm 2005 vương quốc này bao gồm cả Hà Lan (châu Âu) và các quần đảo Antilles và Aruba ở khu vực biển Caribe.Quốc gia này nằm ở phía tây bắc của châu Âu và có biên giới với Bỉ, Đức và nhìn ra biển Bắc.

Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới (tên của nó theo tiếng Hà Lan có nghĩa là vùng đất thấp). Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.[1][2] Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giầy gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội.

Các chính sách tự do của quốc gia này thông thường được đề cập tới ở nước ngoài. Quốc gia này là nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế vì Công lý. Amsterdam là thủ đô chính thức được công nhận trong hiến pháp. Den Haag (hay còn gọi là La Haye theo tiếng Pháp) là thủ đô hành chính (nơi hội họp của chính phủ), nơi ở của Nữ hoàng, và là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán, của Toàn án quốc tế.

Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.Hà Lan lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 9 tháng 4 năm 1973.

Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada.

Địa lý

Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vài vùng còn thấp hơn cả mực nước biển. Điểm cao nhất của nước Hà Lan, Vaalserberg nằm ở phía đông-nam, cao hơn mức Amsterdam 322,50 m, tại đấy cũng là góc 3 nước, giáp ranh giới với Đức và Bỉ.

Nhiều phần của Hà Lan thí dụ như gần toàn bộ tỉnh Flevoland được tạo thành do lấn biển chiếm đất. Vào khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, trong đó phần lớn nhất là Ijsselmeer, ngày xưa nguyên là một vịnh của biển Bắc, đã được ngăn bằng một con đập dài 29 km vào năm 1932 để lấy đất. Các con sông quan trọng nhất của Hà Lan là sông Rhein, sông Waal và sông Maas.

Hướng gió chính ở Hà Lan là hướng tây-nam với kết quả là một khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè mát và mùa đông không lạnh. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ.

Chính trị


Từ sau khi cuộc chiếm đóng của Pháp chấm dứt vào năm 1815, nước Hà Lan có một nền quân chủ nghị viện, đứng đầu là hoàng gia Hà Lan Oranien-Nassau.

Nguyên thủ quốc gia

Nguyên thủ quốc gia từ 1980 là Hoàng hậu Beatrix. Con trai của bà, Willem-Alexander là người nối ngôi; cùng với người vợ là bà Màxima ông có 3 người con gái, Catharina-Amalia và Alexia. Theo Hiến pháp, Beatrix là thành viên của chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng. Trên thực tế, sau khi bầu cử Hoàng hậu cử một thông tin viên (informateur) hỏi các phái chính trị trong Quốc hội. Sau bản tường trình, Hoàng hậu cử một thành lập viên (formateur), người có thể sẽ là thủ tướng tương lai, thành lập chính phủ.

Quốc hội

Quốc hội (Staten-Generaal) bao gồm 2 viện. Việc bầu cử 150 thành viên của Viện thứ hai (Tweede Kamer) thông thường được tiến hành 4 năm một lần. Viện này thật ra là quốc hội, đại diện cho nhân dân và kiểm tra chính phủ.

Viện thứ nhất (Eerste Kamer) bao gồm 75 đại diện của các hội đồng tỉnh và cũng được bầu 4 năm một lần. Công việc của Viện thứ nhất trước nhất là thẩm định những luật lệ do Viện thứ hai đưa ra; trong những trường hợp nhất định Viện thứ nhất có thể ngăn chận một đạo luật bằng quyền phủ quyết.

Thủ tướng hiện nay, Jan Peter Balkenende, thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo nhậm chức từ 2002.

Đảng phái


    * Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (Christen Democratisch Appèl /CDA)
    * Đảng Lao động (Partij van de Arbeid/PvdA)
    * Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratietự do/VVD)
    * Đảng Xã hội chủ nghĩa (Socialistische Partij/SP)
    * Đảng Cánh tả Xanh (GroenLinks/GL)
    * Người Dân chủ 66/D66

Chính sách xã hội


Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt là vì những quy định pháp luật tự do về những chất ngây nghiện "mềm" (đọc Coffeeshop), về mại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc giúp người chết không đau đớn (tiếng Anh: euthanasia). Hà Lan cũng là quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.

Trừ những thành phố gọi là Randstad (Amsterdam, Rotterdam và Den Haag), cởi mở và khoan dung trong quần chúng một phần đi theo sau những luật lệ tự do của chính mình này.

Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.

Quân sự

Nghĩa vụ quân sự nói chung được hoãn vô hạn định từ năm 1996. Nước Hà Lan vì thế có một quân đội chuyên nghiệp. Lực lượng quân sự bao gồm tổng cộng 53.130 người, trong đó 23.150 người thuộc lục quân, 11.050 người thuộc không quân và 12.130 người thuộc hải quân. Bên cạnh đó, từ năm 1998 còn có Koinklijke Marechaussee (cảnh sát biên phòng) là một phần độc lập của quân đội. Chi phí cho quân sự chiếm 1,6% tổng sản phẩm quốc nội (Đức: 1,5%, USA 3,4%)

Lục quân của nước Hà Lan (Koninklijke Landmacht) được liên kết chặt chẽ với lực lượng lục quân Đức thông qua Quân đoàn 1 Đức-Hà Lan.

Phân chia hành chính

Khởi sự ban đầu năm 1579 với 7 tỉnh, 2 tỉnh Nord-Brabant và Limburg được thêm vào sau đó. Drenthe cũng trở thành một tỉnh riêng và tỉnh Holland được chia thành Holland-Bắc và Holland-Nam vào năm 1840. Tỉnh trẻ nhất là Flevoland, chỉ được thành lập từ 1986. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1986 Hà Lan được chia thành 12 tỉnh (provincies). Các tỉnh lại được chia thành 483 làng (gemeenten).

 Tỉnh của Hà Lan là vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Làng là vùng cấp ba. Mười hai tỉnh nhóm lại thành 4 vùng liên tỉnh (Landsdelen). Bốn vùng liên tỉnh này thực ra không phải là một cấp hành chính mà chỉ nhóm lại để phục vụ công tác thống kê. Mỗi vùng liên tỉnh là một vùng cấp một của Liên minh châu Âu.

Lịch sử

Sau khi Vương quốc Frank bị chia cắt, Hà Lan thuộc về Vương quốc Frank Đông (Regnum Teutinicae) và sau đó thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Dưới triều của hoàng đế Karl V, người đồng thời cũng là vua Tây Ban Nha, nước được chia thành 17 tỉnh và cũng bao gồm phần lớn nước Bỉ ngày nay.

 Sau tuyên bố độc lập của 7 tỉnh miền Bắc (Liên minh Utrecht) vào ngày 23 tháng 1 năm 1579 và cuộc chiến 80 năm kế tiếp theo đó chống lại dòng họ Habsburg Tây Ban Nha, nền độc lập trên hình thức đối với Tây Ban Nha được ghi nhận trong Hòa ước Münster, là một phần của Hòa ước Westfalen vào ngày 15 tháng 5 năm 1648, dẫn đến việc tách ra khỏi Đế chế Đức trong thời kỳ Trung cổ, đồng thời với Thụy Sĩ. Ngày này được xem là ngày nước Hà Lan ra đời.

Trong thời gian sau đó nước Hà Lan, là Cộng hòa Hà Lan Thống nhất (Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden - Cộng hòa của bảy Hà Lan Thống nhất), lớn mạnh trở thành một trong những thế lực kinh tế và hàng hải lớn nhất của thế kỷ 17. Trong thời gian đấy nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949.

Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin ); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antillen Hà Lan.

Năm 1796 với sự hỗ trợ của Pháp, Cộng hòa Batavian (Bataafse Republiek) được thành lập, được gọi theo bộ tộc người German là Bataver, đầu tiên định cư tại vùng giữa sông Rhein và sông Maas. Năm 1806 Napoléon thành lập Vương quốc Holland từ Cộng hòa này.

Sau khi bị nước Pháp dưới thời Napoléon I thôn tính, vương quốc Nederlande được thành lập, bao gồm cả nước Bỉ ngày nay. Vị vua đầu tiên là Wilhelm I từ dòng dõi Oranje-Nassau. Bỉ và cùng với nước Bỉ là vùng Flandern Franken Hạ giành được độc lập sau cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 nhưng mãi đến 1839 mới được Wilhelm I công nhận.

Vua Hà Lan đồng thời cũng là Đại Công quốc của Luxembourg, nơi Đạo luật Salica (Lex Salica) không cho phép người nguyên thủ quốc gia là nữ. Khi Wilhelm III chết chỉ để lại một người con gái (nữ hoàng Wilhelmina), ngai vàng Luxembourg được chuyển về một nhánh kế thừa khác trong dòng họ Nassau và người anh em họ của Wilhelm là Adolf von Nassau kế nhiệm tại đó.

Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến. Thế nhưng Hà Lan vẫn động viên toàn bộ quân đội cho đến khi chiến tranh kết thúc và thêm vào đó là phải đối phó với làn sóng người di tản từ nước Bỉ bị Đế chế Đức chiếm đóng.

Trong Đệ nhị thế chiến chính phủ Hà Lan cũng đã cố gắng không tham gia chiến tranh; những lời cảnh báo khác đi không được tin. Thế nhưng Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan, để có thể thôn tính nước Pháp từ phía Bắc vòng qua tuyến phòng thủ Maginot. Sau 3 ngày chiến đấu, quân đội Đức bắt buộc Hà Lan đầu hàng vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 bằng cuộc bỏ bom Rotterdam.

Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom và những đám cháy kế tiếp theo đó. Đây là cuộc bỏ bom trên diện rộng đầu tiên trong Đệ nhị thế chiến. Đất nước bị quân đội Đức chiếm đóng từ tháng 5 năm 1940 cho đến tháng 5 năm 1945. Nhiều người Hà Lan hợp tác với chế độ chiếm đóng và nhiều người cũng đã tiếp thu ý tưởng của một Đại Đế chế Đức hay Đại Đế chế German, thuộc vào trong số đó là những người Hà Lan nói tiếng Đức.

Việc truy nã người Do Thái xảy ra tại Hà Lan đặc biệt dữ dội: không một nước nào khác ở châu Âu lại có nhiều người có tính ngưỡng đạo Do Thái bị bắt đi trại tập trung nhiều như thế. Cho đến nay vai trò của các cơ quan hành chính Hà Lan và của công ty tàu hỏa Hà Lan vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Tượng trưng cho việc truy nã người Do Thái là vụ việc của Anne Frank.

Thế nhưng đa số người dân phải cam chịu cảnh chiếm đóng. Phần phía Nam của Hà Lan được quân đội Đồng minh đang tiến quân giải phóng vào nửa cuối năm 1944; phần miền Bắc mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt.

Nước Hà Lan là thành viên thành lập Liên minh Kinh tế Benelux (Low Coutries) và cũng là nước đồng thành lập khối NATO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (và vì thế cũng là nước đồng thành lập Liên minh châu Âu).

Trong thập niên 1980 các quy định mang tính tự do trong các việc về người thiểu số và về tiêu dùng các loại thuốc gây nghiện "mềm" được đưa ra. Đi trước các thay đổi luật pháp này là nhiều xung đột trầm trọng với người nước ngoài, đã bắt buộc chính phủ Hà Lan phải hành động. Các quy định của Hà Lan trước đó hoàn toàn là những gì khác với những quy định được coi là gương mẫu.

Trong những năm 1990 đặc biệt là vụ thảm sát tại Srebrenica đã có nhiều tác động chính trị lớn và bắt buộc chính phủ phải từ chức vào năm 1994.

Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin, người đã tạo một vết sướt sâu đậm trên hình tượng Hà Lan. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc những người theo đạo Hồi quá khích và những người được gọi là giảng đạo căm thù di dân vào Hà Lan: vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 đạo diễn Theo van Gogh bị giết chết.

Hậu quả của việc này là nhiều cuộc tấn công các đền thờ đạo Hồi và những tuyên bố thù địch chống lại người dân theo đạo Hồi. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do. Và cũng từ thời điểm đấy nhiều chính trị gia phải được cảnh sát bảo vệ vì họ vẫn tiếp tục bị người theo đạo Hồi đe dọa.

Dân cư

Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất thế giới (Monaco 16.435, Đức: 236 người, Namibia: 2).

Tiếng Hà Lan là tiếng chính thức trên toàn quốc gia; bên cạnh đó là nhiều tiếng Đức địa phương. Tiếng Friesen là ngôn ngữ chính thức trong tỉnh Friesland (tiếng Friesen: Provinsje Fryslân, tiếng Hà Lan: Provincie Friesland) và ở đấy cũng là ngôn ngữ của đài phát thanh và hệ thống quản lý nhà nước. Trong vùng đông bắc người ta nói nhiều tiếng Hà Lan địa phương, trong vùng đông nam là tiếng Đức. Tiếng Hà Lan là cũng là ngôn ngữ chính thức tại Vlaanderen (xứ bắc của nước Bỉ), Surinam, Aruba và trên quần đảo Atillen.

 Tại Nam Phi, Afrikaan là một ngôn ngữ phát triển độc lập từ tiếng Hà Lan. Với một ít khó khăn người nói tiếng Afrikaans và người Hà Lan có thể đọc và hiểu được thứ tiếng kia.

Sống tại Hà Lan là người di dân đến từ khắp thế giới: Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,...

Tôn giáo


Các tôn giáo quan trợng nhất (thời điểm 2002) là Công Giáo La Mã (31%), Tin Lành (21%) và đạo Hồi (5,5%). 40% người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào. Người theo Công Giáo sống chủ yếu ở miền Nam trong khi người theo đạo Tin Lành chủ yếu ở miền Bắc Hà Lan.

Kinh tế

Nước Hà Lan có một hệ thống kinh tế cởi mở và hoạt động tốt. Từ những năm 1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Công nghiệp hóa và công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lãnh vực sản xuất. Trước các nước láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.

Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng.

Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.

Tài nguyên thiên nhiên

Nước Hà Lan có khí đốt, được khai thác trên quy mô lớn gần Groningen cũng như là phía nam biển Bắc. Năm 1996 có 75,8 tỉ m³ (theo BP) được khai thác. Như thế Hà Lan đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác khí đốt, sau Nga (561,1 tỉ m³), Mỹ (546,9 tỉ m³), Canada (153 tỉ m³) và Liên hiệp Anh (84,6 tỉ m³). Ngoài ra còn có trữ lượng dầu nhỏ tại vùng biên giới Emsland và mỏ muối tại Delfzijl và Hengelo. Ngoại trừ đất sét thí dụ như tại Bourtanger Moor Hà Lan không có tài nguyên khoáng sản lớn.

Hội họa

Nhiều họa sĩ nổi tiếng thế giới là người Hà Lan. Một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Hieronymus Bosch. Thời kỳ nở rộ của nền cộng hòa trong thế kỷ 17, cái được gọi là "Kỷ nguyên Vàng", đã mang lại nhiều nghệ sĩ lớn như wie Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Frans Hals, Carel Fabritius, Gerard Dou, Paulus Potter, Jacob Izaaksoon van Ruisdael hay Jan Steen.

 Họa sĩ nổi tiếng của những thời kỳ sau đó là Vincent van Gogh và Piet Mondriaan. M. C. Escher là một nhà nghệ sĩ tạo hình được nhiều người biết đến

Khoa học

Desiderius Erasmus, Baruch Spinoza và Christiaan Huygens đều là người Hà Lan. René Descartes ở tại Hà Lan phần lớn thời gian sáng tạo của ông. Nói chung từ đầu thời kỳ Cận đại (Modern Times) rất nhiều nhà khoa học bị truy nã đã tìm được nơi tỵ nạn và khả năng làm việc tại Hà Lan. Lý thuyết về Xã hội học hiện đại đã hàm ơn người thành lập ra nó, Sebald Rudolf Steinmetz, nhiều khởi xướng quan trọng.

Kiến trúc

Kiến trúc sư người Hà Lan đã có nhiều thúc đẩy quan trọng cho kiến trúc của thế kỷ 20. Đặc biệt nổi bật là Hendrik Petrus Berlage và các kiến trúc sư của nhóm De Stijl (Robert van't Hoff, J.J.P. Oud, Gerrit Rietveld). Trường phái Amsterdam (Michel de Klerk) đóng góp một phần đáng chú ý cho trường phái biểu hiện của kiến trúc.

Sau Đệ nhị thế chiến vẫn nổi bật nhiều kiến trúc sư người Hà Lan. Aldo van Eyck và Herman Hertzberger đã tạo hình cho trường phái kết cấu (structuralism). Piet Blom được nhiều người đến qua các căn nhà có tính cách riêng biệt của ông.

Văn học

Trong Kỷ nguyên Vàng (De Gouden Eeuw) của Hà Lan, văn học cũng nở rộ bên cạnh hội họa mà trong số những người được biết đền nhiều nhất phải kể đến Joost van den Vondel và P. C. Hooft. Trong thời gian chiếm đóng của Đức (1940-1945) Anne Frank đã viết quyển nhật ký nổi tiếng trên thế giới của bà tại Amsterdam. Các tác giả quan trọng của thế kỷ 20 là Harry Mulisch, Jan Wolkers và Simon Vestdijk.

Âm nhạc

Cuộc sống âm nhạc Hà Lan trong lãnh vực nhạc cổ điển đã không được tổ chức với mức độ của các quốc gia châu Âu khác trong một thời gian dài. Chỉ đến cuối thế kỷ 19 mới bắt đầu một cuộc chuyên môn hóa và nhiều dàn nhạc giao hưởng cũng như đoàn ca múa thành hình. Các nhà soạn nhạc quan trọng trong thế kỷ 20 là Julius Röntgen, Willem Pijper, Mathijs Vermeulen, Louis Andriessen, Otto Ketting, Ton de Leeuw, Theo Loevendie, Misha Mengelberg, Tristan Keuris và Klaas de Vries.

 Ban nhạc rock Hà Lan được biết đến nhiều nhất Golden Earring đã có hit lớn nhất của họ với bài "Radar Love" trong thập niên 1970. Cũng được biết đến trên thế giới là ban nhạc rock cổ điển Ekseption chung quanh Rick van der Linden.

Hà Lan có một giới âm nhạc rất sống động trên một mức độ cao. Có rất nhiều nơi tổ chức và trong giới truyền thông các nhà nghệ sĩ được tạo cho khoảng không gian lớn. Những nhạc sĩ được thế giới biết đến thí dụ như là Anouk Teeuwe hay các nhóm Within Temptation và The Gathering (Band).

Từ một vài năm nay âm nhạc tiếng Hà Lan rất thành công. Các ban nhạc nổi tiếng nhất là Blof, là ban nhạc có bài hát được phát thanh nhiều nhất trong truyền thanh Hà Lan, và Acda en de Munnik, song ca bắt đầu được biết đến với những chương trình kỹ xảo nghệ thuật nhỏ. Các ca sĩ như Marco Borsato và Frans Bauer còn đạt được số lượng đĩa bán được cao hơn. Trong dòng nhạc rap, được nhiều người biết đến là Ali B và Lange Frans & Baas B.

Thắng cảnh

    * Triển lãm hoa và vườn hoa Floriade
    * Keukenhof
    * Vườn quốc gia De Hoge Veluwe và Veluwezoon tại Veluwe
    * Khu vực bảo vệ tự nhiên Texel
    * Reeuwijkse Plassen tại Gouda
    * Schiermonnikoog

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh