Nhà thờ đá Lalibela - kiến trúc độc đáo của Ethiopie
Những ngôi nhà thờ đá Lalibela được đục thẳng vào khối túp đá lửa màu đỏ cấu thành vùng cao nguyên Lasta là cả một chi nhánh rực rỡ của văn minh Thiên chúa giáo ở Ethiopie vào những thế kỷ 12-13.
Đảo Thiên chúa được đưa vào Vương quốc Aksumite của Ethiopie vào khoảng 330. Đến cuối thế kỷ thứ 5, đạo Thiên chúa được truyền bá rộng rãi nhờ sự nỗ lực truyền bá của các tu sĩ từ Atioch. Thế nhưng các tín đồ người Ethiopie lại hướng lòng thành kính của mình vào nhà thờ Coptic. Vào thế kỷ thứ 9, Vương quốc Aksumite tan rã dưới áp lực của đạo Hồi và những cuộc xâm lược Beja. Sau đấy, vì đế chế Byzantine thu hẹp dần, nước Ethiopie Thiên chúa giáo ngày càng trở nên cô lập. Những rối loạn tiếp theo sự sụp đổ của Vương quốc Aksum và sự di chuyển của trung tâm chính trị và tôn giáo của Vương quốc này về phía Nam vào thế kỷ 12 đã dẫn tới việc trỗi dậy của triều đại Zaghawa, một triều đại đã tăng cường thêm các mối quan hệ với nhà thờ Coptic và khuyến khích hoạt động truyền giáo.
Thủ đô mới của Vương quốc được xây dựng ở sườn núi trong vùng Lasta. Giờ đây, một thành phố nhỏ ngụ ở độ cao 2.600 mét, gọi là trung tâm tu viện Lalibela được đặt tên theo ý muốn Đức vua dòng Zaghawa, người đã khai quật các nhà thờ ở đấy và được dự định trở thành một “thành phố linh thiêng mới”.
Mười một ngôi nhà thờ và tiểu giáo đường thời Trung cổ của Lalibela tạo thành hai nhóm tách biệt ở hai bên dòng suối Yordanos (Jordan), hoạ hoằn lắm mới nhô lên khỏi mặt đất. Bốn trong số các nhà thờ đó được làm bằng đá đơn khối. Những kiến trúc khác nhỏ hơn và là những bán công trình hoặc bán đơn khối hoặc nằm dưới tại vị trí của chúng biểu lộ đấy là địa điểm cho những tín đồ biết qua mặt tiền được tạc vào đá. Mỗi nhóm kiến trúc tạo thành một tổng thể hữu cơ nằm gọn trong một dạng tường bao, trong đó người tới thăm có thể đi đây đi đó qua một mạng lưới các lối đi và các đường hầm đào xuyên qua đá.
Những ngôi nhà thờ đơn khối nằm ở giữa các hang sâu từ 7 đến 12 mét. đều được chạm khắc trực tiếp vào các khối đá tách biệt với vùng còn lại của cao nguyên bằng những hầm hào. Công việc chạm khắc bắt đầu từ đỉnh (vòm, mái, trần, vòm cửa và các cửa sổ phía trên) và cứ thế tiếp tục dẫn xuống phía nền (sàn nhà, cửa và nền). Để cho nước của những trện mưa lũ mùa hè của vùng này thoát nhanh, nền của các khoảng này được làm hơi dốc. những nét nhô ra của công trình kiến trúc như mái, máng nước, bộ diềm, mí cửa và các ngưỡng cửa sổ, vươn ra dài ngắn khác nhau, tuỳ thuộc vào hướng chủ yếu của các trận mưa. Rõ ràng là người ta khai đào làm nhiều đợt, để cho các kiến trúc sư, những người làm và những người thợ thủ công luôn có thể làm việc đúng tầm, chứ không phải bắc giàn. Một số tách biệt khối đá vây quanh, còn một số khác thì tạo hình cho khối đá. Đất đá vụn được đổ đi qua những ô mở, như các cửa sổ và cửa ra vào. Các công cụ thật đơn giản: để đào có cuốc và đòn bẩy, để chạm khắc các chi ti thì có rìu nhỏ và đục.
Rất có thể nhà thờ gây ấn tượng nhất ở Lalibela là Bete Medhane Alem (nhà của Chúa cứu thế), một ngôi nhà thờ dài 33 m, rộng 23 mét và cao 11 mét. Có bộ diềm mái chạm khắc được dỡ bởi 34 chiếc cột vuông. Đây là toà nhà thờ duy nhất ở Ethiopie có năm gian dọc như kiểu ngôi nhà thờ cũ Aksum theo như ý kiến của cha Francisco Alvarez, là do một giáo sĩ của phái đoàn Đại sứ quán B Đào Nha được phái đến triều đình Solimonie vào thế kỷ thứ 16.
Nội thất của nhà thờ được mở ra ba cửa tách biệt ở ba hướng Tây, Bắc và Nam, theo đúng tập quán của người thiên chúa giáo. Nhà thờ được xây dựng theo kiểu Basilica, theo phương Đông-Tây, chia thành 9 gian chạy thành hàng bên 28 chiếc cột vươn cao tới các vòm trần hình bán nguyệt.
Ngôi nhà thờ bên cạnh toà nhà của Thánh Mary (Bete Maryam), chiếm một khu diện tích nhỏ hơn so với Medhane Alem và cao 9 mét. những bức tường nhà thờ có những cửa sổ thuộc kiểu Aksumite, chứa ba gian dọc, mà đặc thù của những gian này là được phủ kín từ trên xuống dưới bằng những hình vẽ thể hiện các mô típ hình học (chữ thập Hy Lạp, chữ thập ngoặc, ngôi sao và hình hoa hồng và hình các động vật chim bồ câu, chim phượng hoàng, chim c ông bò u, voi và lạc đà) và bằng những bức bích hoạ, mà hầu hết giờ đây đã bị huỷ hoại, minh hoạ những cảnh về cuộc đời của Chúa Jesus và Đức bà Maria, như đã mô tả trong kinh Phúc âm. Một số chuyên gia tin rằng, những bức tranh này có niên đại vào thời trị vì của vua Zara Yakub (1434-1465).
Phía trên cửa chính là bức phù điêu mô tả hai kỵ sĩ giết rồng, một tác phẩm điêu khắc sống động hiếm hoi ở các nhà thờ Ethiopie, cũng như ở khắp vùng Thiên chúa giáo Trung Đông. Quddus Mikael (thánh Michael), Bete Selassia (nhà của chúa Ba Ngôi) tạo thành một quần thể nhà thờ. Lớn nhất trong ba nhà thờ này là Quddus Mikael, một kiến trúc được chia ra một cách hài hoà thành ba gian dọc bằng những chiếc cột hình chữ thập. Nét đáng chú ý nhất của Bete Golgotha, toà nhà thờ Chúa chịu nạn là một dãy bày vị thầy tu được tạc to như người thật lên những bức tường của hai gian nhà dọc. Ở đó còn có hình Chúa nằm trong quan tài ở một ô khám.
Đi qua Bete Golhotha thì tới ngôi nhà thờ nhỏ dành cho Chúa Ba ngôi (Bete Selassia). Nhà thờ này bình đồ hình thang và có ba đài thờ bằng đá đơn khối. Đứng bên nhau theo hình bán nguyệt và được trong trí bằng những hình chữ thập, ba đài thờ này đều có một hốc ở giữa đẻ cho các thầy tu đặt tobot (hộp giao ước, theo tiếng Geez, một thứ ngôn ngữ tế lễ của Ethiopie) vào dịp lễ mét. Đằng sau hầm mộ, hai hình người bí hiểm đang chắp tay cầu nguyện, đứng hai bên chiếc khám rộng mang hình chữ thập nằm trong vòng tròn ở trên đỉnh-có thể là hình ảnh thể hiện Chúa Ba Ngôi.
Bete Merkoreouos và Bete Gabriel Raphael (nhà của thần Mercure và nhà của các thượng đẳng thần Gabriel và Raphael) là những căn phòng dưới đất, vốn chuyên dùng cho các mục đích phi tôn giáo, nhưng về sau đã được Thánh hoá.
Một thời các căn phòng trong lòng đất này có thể là những dinh thự của va chúa. Cách đây không xa, Bete Abbla Libanos bao hàm những nét đặc trưng vừa của các nhà thờ đơn khối vừa của các nhà thờ dưới đất: bốn mặt của nhà thờ được tách khỏi khối núi bằng dãy hồi lang cao chạy vòng quanh, trong khi đó thì bộ mai của kiến trúc lại gắn liền với khối đá bên trên. Bete Amanuel (nhà thành Amanuel) là một kiến trúc kiểu Basilic ba phòng dọc mang tất cả những đặc điểm của phòng cách Aksumite cổ điển.
Nằm tách khỏi những ngôi nhà thờ ở dưới đất là một cái hốc gần vuông (22X23mét), Bete Giyorgis (Nhà của thánh Georges) có hình dáng như một hình chữ thập Hy Lạp.
Ngự trên một cái nền cao, ngôi nhà thờ nay không có những hình vẽ hay những hình chạm khắc để có thể làm giảm đi sự chú ý đến tính hàih hoà và giản đơn của những đường nét kiến trúc. Trên trần, mỗi cánh cửa hình thập tự bị cắt ngang bởi một vòm trần hình bán cầu được khắc tiếp vào phần trên của những chiếc cột vươn lên từ bốn góc của nội thất trung tâm. Trung khi các cửa sổ bên dưới của Toà kiến trúc đwocj làm theo phong cách Aksumite thì các cửa sổ bên trên lại cấu thành từ các cửa vòm nhọn với những hình hoa trang trí giống như các cửa sổ gặp được ở Bete Golgotha. Có lễ người Ethiopie đã xây dựng các nhà thờ kiểu này theo phong cách Ấn Độ. Theo truyền thuyết những nhà thờ này đợc xây dựng thời vua Lalibela từ năm 1187 đến năm 1221.
(Nguồn: Báo Du lịch)