Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh có vị trí địa lý ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.125 km²; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Đắk Nông và tỉnh Mondulkiri (Campuchia) với đường biên giới có chiều dài 70 km.

Độ cao trung bình của tỉnh 500 - 800 m so với mực nước biển.
 
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.
 
 Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Từ thành phố Buôn Ma Thuột có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km; quốc lộ 26 nối liền với tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang gần 200 km; quốc lộ 27 nối với tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 183 km.
 
Đắk Lắk còn có quốc lộ 14C dọc biên giới Campuchia.

Dân cư
 
Đến cuối năm 2006, dân số trung bình Đắk Lắk 1.737.000 người , trong đódân số đô thị chiếm 22,13%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,87%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
 
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 131 người/km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột (840,5 người/km2), thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana (khoảng 250 - 350 người/km2).

 Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo v.v. (dưới 100 người/km2). Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.
 
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 2,44% năm 2000 xuống còn 1,64% vào năm 2005. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
 
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, v.v. với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Drak và kéo dài lên Buôn Ma Thuột.

Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơ me, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
Hành chính:
 
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 13 huyện; trong đó có 180 xã, phường, thị trấn.
Thành phố Buôn Ma Thuột: 13 phường và 8 xã

Huyện Ea H’leo: 1 thị trấn và 11 xã
Huyện Ea Súp: 1 thị trấn và 9 xã
Huyện Buôn Đôn: 7 xã
Huyện Cư M’gar: 2 thị trấn và 15 xã
Huyện Krông Búk: 1 thị trấn và 14 xã
Huyện Ea Kar: 2 thị trấn và 14 xã
Huyện M’Đrắk: 1 thị trấn và 12 xã
Huyện Krông Bông: 1 thị trấn và 13 xã
Huyện Krông Pắc: 1 thị trấn và 15 xã
Huyện Krông A Na: 1 thị trấn và 7 xã
Huyện Lăk: 1 thị trấn và 10 xã
Huyện Krông Năng: 1 thị trấn và 11 xã
Huyện Cư Kuin: 8 xã
 
Các cơ quan hành chính

 
Uỷ ban nhân dân
            Ủy ban nhân dân tỉnh: 09 Lê Duẩn - ĐT: (050) 851206 - 856128
            Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột: 1 Lý Nam Đế - ĐT: (050) 953522
 
Các Sở, Ban, Ngành

            Sở Kế hoạch - Đầu tư Đắk Lắk: 17 Lê Duẩn - ĐT: (050) 851462
            Sở Thương mại - Du lịch Đắk Lắk: 9 Nguyễn Tất Thành- ĐT: (050) 950993
            Sở Tài nguyên Môi trường: 46 Phan Bội Châu - ĐT: (050) 852477
Sở Giao thông Vận tải Đắk Lắk: 7 Đinh Tiên Hoàng - ĐT: (050) 854356
Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk: 17 Phan Bội Châu - ĐT: (050) 852404
Sở Tư pháp Đắk Lắk: đường Trường Chinh - ĐT: (050) 955726
Sở Xây dựng: 15 Hùng Vương - ĐT: (050) 856168 - 851295
Sở Nội vụ: 180 Nguyễn Du - ĐT: (050) 855542 - 852353
Sở Tài chính: 07 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (050) 852446 - 852377
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 47 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (050) 956752 - 956285

Sở Công an Đắk Lắk: 58 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (050) 852537
                        + Phòng Cảnh sát Điều tra - ĐT: (050) 853600
                        + Phòng Cảnh sát Bảo vệ - ĐT: (050) 812216
                        + Phòng Xuất nhập cảnh - ĐT: (050) 853421
 
Giáo dục:
 
Ngành giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000 Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh đã hoàn thành chương trình quốc gia xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.
Năm học 2006-2007, toàn tỉnh có 624 trường phổ thông, 459.682 học sinh.
 
Đào tạo:
 
Tỉnh hiện có trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học lớn nhất của Tây Nguyên, 01 trường Cao đẳng Sư phạm, 03 trường trung học chuyên nghiệp và 02 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, trung tâm giáo dục thường xuyên tại tất cả các huyện, thành phố và hệ thống các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học trên toàn tỉnh.
 
Với hệ thống các trường đào tạo hiện có, trong những năm qua đã đào tạo, bồi dưỡng và cơ bản cung cấp đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 
Các viện, trường trung ương
 
* Trường Đại học Tây Nguyên
 
Trường có 5 khoa: Dự bị, Sư phạm, Nông Lâm, Kinh tế và khoa Y, 2 Trung tâm: Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Tây Nguyên, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng và sức khoẻ cộng đồng, và 2 đơn vị Phục vụ: Trung tâm Khảo thí và Trung tâm thông tin- Thư viện. Lực lượng cán bộ, giảng viên 390 người (giảng viên là 277 người) trong đó có 30 tiến sỹ, 91 thạc sỹ, 48 giảng viên chính. Hiện có gần trên 5.000 sinh viên theo học trong các khoa.
 
* Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
 
Được thành lập theo Quyết định 930/1977/QĐ-TTg, Với chức năng chính là Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về Nông lâm nghiệp, thuỷ lợi của vùng Tây Nguyên; Tham gia đào tạo, tư vấn, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan. Với Tổng số nhân viên là 268 người; trong đó 6 tiến sĩ, 10 thạc sĩ.
 
* Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
 
 Được thành lập năm 1977 với lĩnh vực hoạt động là Khoa học y dược. Tổng số nhân viên là 89 người trong đó 54 người có trình độ cao đẳng trở lên.
 
Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
 
Về Khoa học công nghệ: Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, chế biến đối với một số loại nông sản, đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
 
Về Khoa học xã hội và nhân văn: Đã tập trung nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Nhiều đề tài đã đi sâu nghiên cứu về bản sắc văn hoá các dân tộc bản địa. Tìm hiểu về luật tục, chữ viết, nghi lễ, lễ hội, hoa văn truyền thống, nhằm khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc, nâng cao sự hưởng thụ văn hoá trong cộng đồng.
 
Về điều tra cơ bản:

Đắk Lắk có hàng trăm công trình lớn nhỏ về điều tra cơ bản thuộc nhiều lĩnh vực như: Chương trình Tây Nguyên I, Chương trình Tây Nguyên II, các chương trình, đề tài, dự án điều tra về tài nguyên khoáng sản, sinh thái và xã hội của Đắk Lắk - Tây Nguyên, các dự án hợp tác quốc tế về sử dụng hợp lý tài nguyên nước, đất, đa dạng sinh học...
 
Trong 5 năm (1996 - 2000), Đắk Lắk triển khai 86 đề tài nghiên cứu và 2 dự án nông thôn miền núi. Trong đó nông nghiệp 40 đề tài và dự án.
 
Y tế

 
Tại Đắk Lắk, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường.
 
Năm 2006, toàn tỉnh có 2.847 giường bệnh; 3.341 cán bộ y tế, đạt tỷ lệ 16,4 giường bệnh và 19,2 cán bộ y tế trên 1 vạn dân; từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
 
Tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa 500 giường, 1 bệnh viện chuyên khoa 100 giường, 1 khu điều trị phong, 30 giường cùng 7 cơ sở y tế khác (da liễu, sốt rét, tâm thần...).
Tuyến huyện có 12 bệnh viện đa khoa, 12 đội vệ sinh phòng dịch sốt rét, 12 UBDS KHHGĐ.
Các đơn vị cơ sở có 165 trạm y tế, phòng khám đa khoa trên tổng số 180 xã, phường, thị trấn.

Lịch sử
 
Về mặt hành chính, vùng đất Đắk Lắk đã mang nhiều tên gọi khác nhau và được tách, nhập nhiều lần với các địa phương xung quanh. Việc lấy tên của sông suối, của người đứng đầu buôn làng, có danh tiếng đặt tên cho địa phương của mình là hiện tượng phổ biến ở Tây Nguyên.


Như trường hợp tên tỉnh Đắk Lắk có căn nguyên từ địa danh hồ Lăk rộng và đẹp nổi tiếng của vùng này (Đăk là nước, Lăk là tên chàng Lăk - nghĩa là nước của chàng Lăk), hoặc Buôn Ma Thuột là xuất phát từ tên riêng người tù trưởng của buôn là Ama Y Thuột đã có công xây dựng buôn làng...

Thời phong kiến xa xưa, nơi đây còn hoang sơ, dân cư thưa thớt, lạc hậu, chủ yếu là các dân tộc thiểu số, được gọi chung là xứ “Mọi”, là vùng Thượng du. Từ những năm 30 của thế kỷ 19, một số giáo sĩ thực dân phương Tây đã tìm cách len lỏi theo các con đường buôn bán của các thương gia người Kinh để thâm nhập vùng đất Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột.

Những năm sau đó Pháp liên tục có các hoạt động thăm dò, song phải đến cuối thế kỷ 19, khi triều đình Huế đã đầu hàng thực dân Pháp, các hoạt động truyền giáo, thám hiểm vùng Tây Nguyên Đắk Lắk mới thực sự được đẩy mạnh.
 
Đầu năm 1899 Pháp cho quân từ Campuchia tiến sang lập căn cứ ở Buôn Đôn, lôi kéo các tù trưởng, khống chế nhân dân trong vùng và mở rộng dần vùng chiếm đóng ra các vùng xung quanh. Tháng 11/1899 thực dân Pháp coi Đắk Lắk là một khu tự trị và đặt địa lý hành chính tại Buôn Đôn.
 
Năm 1904, sau khi cơ bản bình định được các khu vực quan trọng, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Đắk Lắk và chuyển cơ quan cai trị của tỉnh từ Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột. Ngày 22/11/1904 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Đắk Lắk, tỉnh lỵ đặt tại Buôn Ma Thuột dưới quyền hành chính và chính trị của khâm sứ Trung Kỳ. Chế độ “sơn phòng” của nhà Nguyễn bị bãi bỏ, việc giải quyết mọi vấn đề ở Đắk Lắk chuyển qua tay thực dân Pháp.

Tuy vậy, do công việc bình định còn nhiều khó khăn, thực dân Pháp lại có những điều chỉnh các khu vực hành chính đối với tỉnh Đắk Lắk, như năm 1913 sát nhập vùng Buôn Ma Thuột vào tỉnh Kon Tum, năm 1918 sát nhập vùng Cheo Reo của tỉnh Phú Yên, vùng M’Đrăk của tỉnh Khánh Hòa vào tỉnh Đắk Lắk...
 
Tháng 9/1923, toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định tách Đắk Lắk khỏi Kon Tum, trở lại thành một tỉnh độc lập, với tỉnh lỵ cũ là Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với phạm vi hành chính mới này cơ bản được duy trì cho đến năm 1945.
 
Ngày 27/6/1946, sau khi chiếm lại các tỉnh Tây Nguyên, cao ủy Đông Dương Đác-giăng-li-ơ (D’Argenlieu) đã ký lệnh nhập 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng) thành một xứ gọi là ủy phủ liên bang các dân tộc miền Nam Đông Dương (hay còn gọi là xứ “Tây kỳ tự trị”) và chọn Buôn Ma Thuột làm thủ phủ. ở cấp tỉnh như Đắk Lắk, bộ máy và phạm vi hành chính không khác bao nhiêu so với trước tháng 8/1945. Tháng 6/1949, Bảo Đại đã đổi xứ “Tây kỳ tự trị” thành “Hoàng triều cương thổ”, lập ra ở cấp tỉnh các Hội đồng tỉnh, phạm vi hành chính các tỉnh, huyện căn bản vẫn như cũ.
 
Tháng 3/1955, Mỹ-Diệm xóa bỏ chế độ “Hoàng triều cương thổ”, thành lập tòa Đại diện Chính phủ tại Cao nguyên Trung phần, trụ sở đóng tại Buôn Ma Thuột. Đến ngày 23/1/1959, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thành lập một tỉnh mới ở nam Tây Nguyên gọi là tỉnh Quảng Đức, phạm vi từ nam Cầu 14 của Đắk Lắk vào giáp Phước Long, gồm 3 huyện là Đức Lập, Khiêm Đức, Kiến Đức và một yếu khu hành chính là Đức Xuyên, tỉnh lỵ đóng ở Gia Nghĩa (Đăk Nông).

Cùng thời kỳ này, tỉnh Phú Bổn cũng được thành lập, trong đó bao gồm vùng huyện Cheo Reo cũ của Đắk Lắk, phạm vi tỉnh Đắk Lắk thu hẹp lại, song vị trí của thị xã Buôn Ma Thuột lại được nâng lên do có tầm quan trọng mới về quân sự, chính trị và kinh tế đối với cả vùng Tây Nguyên.
 
Năm 1963, khu vực Đắk Lắk được chia làm hai đơn vị tỉnh là B3 và B5; năm 1965 hai đơn vị B3 và B5 hợp nhất lại thành tỉnh Đắk Lắk thuộc khu V; từ năm 1971 chuyển huyện Đức Lập, Đức Xuyên về Đắk Lắk, chuyển Kiến Đức về Phước Long, chuyển Khiêm Đức và Gia Nghĩa về Lâm Đồng.
 
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hai huyện Đông Cheo Reo và Tây Cheo Reo được chuyển về tỉnh Gia Lai; tách một phần Đông Cheo Reo và Bắc M’Đrăk giao về tỉnh Phú Yên; nhập tỉnh Quảng Đức về Đắk Lắk.

Năm 2003 Đắk Lắk tách thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đăk Nông. Tỉnh Đắk Lắk gồm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ) và 13 huyện; trong đó có 154 xã, 13 phường và 13 thị trấn.
 
Văn hoá
 
Văn hoá truyền thống
 
Đồ sộ và phong phú hơn cả là kho tàng văn học dân gian với những bản sử thi (Dân tộc Ê Đê gọi là Khan, dân tộc M’Nông gọi là át Nrông), thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, lời nói vần... đậm đà bản sắc dân tộc lưu truyền qua bao thế hệ. Ngoài ra dân tộc Ê Đê còn có cả chữ viết mà sau này được phiên âm sử dụng phổ biến từ thời Pháp, Mỹ cho đến nay.

Điểm nổi bật của văn hoá bản địa Đắk Lắk là: văn hoá lễ hội nhà dài, văn hoá cồng chiêng, văn hoá mẫu hệ, văn hoá ẩm thực, văn hoá sử thi, văn hoá luật tục, văn hoá cộng đồng độc đáo, phong phú giàu bản sắc dân tộc.Trước đây cũng như hiện nay, quan hệ xã hội cơ bản của đồng bào các dân tộc vẫn còn mang đậm tính huyết thống và tính cộng đồng bền chặt.
 
   Tinh thần cộng đồng, dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái... Bên cạnh đó, tinh thần thượng võ, nhân ái, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình, cần cù sáng tạo cũng là những đặc trưng nổi bật của đồng bào các dân tộc. Nổi bật hơn cả là ý chí đấu tranh bất khuất chống chọi với thiên nhiên và truyền thống đấu tranh bảo vệ buôn làng, bảo vệ quê hương đất nước. Truyền thống đó đã được phát huy cao độ trong những năm nhân dân Đắk Lắk đứng lên theo Đảng làm cách mạng, chiến đấu chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược.
 
Điểm tô thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa, Đắk Lắk còn có sự du nhập nền văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc và nền văn hóa của người Kinh với đủ sắc thái của ba miền Trung - Nam - Bắc. Tất cả đều được gìn giữ và phát triển, hòa quyện trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 
Ngoài ra, nói đến văn hóa ở Đắk Lắk cũng không thể không nói đến các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa mang dấu ấn của lịch sử. Trên địa bàn Đắk Lắk đã tìm thấy một số di chỉ khảo cổ học mang dấu tích của người tiền sử. Đó là các di chỉ ở Drai Si (huyện Cư M’gar), xã Ea Tiêu, Quảng Điền (huyện Krông Ana), xã Buôn Triết, hồ Lăk (huyện Lăk), xã Trường Xuân, Dak Rung…
 
Qua các di chỉ trên, Đắk Lắk đã tìm thấy những công cụ, khí cụ, đồ trang sức bằng đá; đồ gốm và bàn dập, bàn mài hoa văn trên gốm. Nguyên liệu chế tác đều lấy từ đá bazan và đá biến chất, vốn là đặc trưng của Tây Nguyên. Kiểu dáng và kỹ thuật chế tác có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Biển Hồ (Gia Lai) và văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Thời đại đồ đồng cũng đã phát hiện được 7 chiếc trống đồng ở huyện Ea Súp, Ea H’leo, Krông Pắc, Ea Kar và TP Buôn Ma Thuột.
 
Đặc biệt trên mảnh đất này còn có những dấu tích của người Chăm để lại, đó là tháp Yang Prong (Thần vĩ đại) ở xã Chư M’Lanh (huyện Ea Súp), những Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở Buôn Ma Thuột, khu mộ cổ thuộc địa phận xã Ea Ktur và xã Cư Ewy (huyện Krông Ana), giếng Chăm ở xã Yang Mao, khu phế tích ở xã Hòa Thành (huyện Krông Bông). Trong đó, tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 dưới thời vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Siva. Đây là tháp Chăm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên.
 
Thời kỳ hiện đại, chúng ta có hàng chục di tích nổi tiếng như: nhà tù Buôn Ma Thuột, đình Lạc Giao - nơi biểu hiện cho sự hiện diện của nền văn minh lúa nước của cộng đồng người Việt ở, đồn điền Ca Đa, Biệt điện Bảo Đại - dấu ấn của triều đại phong kến cuối cùng của Việt Nam, hang đá Đăk Tuar và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác.
 
Cơ sở vật chất
 
Thành phố Buôn Ma Thuột là một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của tỉnh nói riêng và của Tây Nguyên nói chung; Các huyện đều có trung tâm văn hóa, thư viện và hơn 20% số buôn của đồng bào dân tộc tại chỗ được đầu tư xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. Năm 2006, tỷ lệ số hộ được nghe phát thanh 97%, xem truyền hình 93%. Tại thành phố Buôn Ma Thuột có 4 rạp chiếu phim với 1.600 chỗ ngồi, 01 thư viện tỉnh với 150.000 bản sách và trên 140 loại báo tạp chí.

Theo daklak.gov.vn

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh