Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước con người Bulgaria

Bungary (tiếng Bungary: България, Balgariya), tên chính thức là Cộng hòa Bungary (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu.

Bulgaria giáp với Romania về phía bắc, giáp với Serbia và Cộng hòa Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.

Dãy núi Balkan chạy từ đông sang tây phía bắc Bulgaria. Người Bulgaria gọi dãy núi này là “Núi Cũ” (Stara Planina). Sông Danube tạo thành phần lớn biên giới phía bắc Bulgaria. Giữa Sofia ở phía tây và Biển Đen là một vùng đồng bằng thấp gọi là thung lũng hoa hồng, trong 3 thế kỷ đã trồng ở khu vực này. Hoa hồng Kazanluk được ưa chuộng và được xuất khẩu do mùi hương riêng biệt của nó, dùng để sản xuất nước hoa.

Về phía đông là bờ biển Hắc Hải với những mỏm đá phía bắc và các bãi cát phía nam thu hút du khách khắp thế giới. Vị trí của Bulgaria ở giao lộ quan trọng của hai châu lục khiến đây là nơi tranh giành quyền lực trong nhiều thế kỷ. Là một vương quốc độc lập trong nhiều thế kỷ, Bulgaria đã là một cường quốc lớn trong thời gian dài thời Trung cổ.

Bulgaria là một nước có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Đệ nhất đế chế (Bulgaria) hùng mạnh đã từng mở rộng lãnh thổ ra khắp vùng Balkan và có những ảnh hưởng văn hóa của họ ra khắp các cộng đồng người Slav tại khu vực này. Vài thế kỉ sau đó, với sự sụp đổ của Đệ nhị đế chế (Bulgaria), đất nước này rơi vào tay sự thống trị của Đế chế Ottoman trong gần 5 thế kỉ sau đó. Năm 1878, Bulgaria trở thành một nước quân chủ lập hiến tự trị nằm trong Đế chế Ottoman.

 Sau Thế chiến thứ hai, Sau thế chiến II (1939-1945), một chính phủ được Liên Xô ủng hộ đã được lập ở Bulgaria. Bulgaria đã thực hiện chương trình công nghiệp hóa trong thời kỳ những ngươif cộng sản cầm quyền. Chính quyền Bulgaria đã cải cách dân chủ năm 1989. Năm 1990, Bulgaria đã tổ chức tổng tuyển cử nhiều đảng phái và đã đổi tên từ Cộng hòa Nhân dân Bulgaria thành Cộng hòa Bulgaria.

Tiến trình chuyển đổi dân chủ và thể chế kinh tế của Bulgaria không dễ dang do việc mất thị trường truyền thống Liên Xô. Điều này dẫn tới tình trạng đình đốn kinh tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nhiều người Bulgaria đã rời bỏ đất nước. Quá trình cải cách vẫn tiếp tục và năm 2000, Bulgaria đã bắt đầu đàm phán xin gia nhập EU.

Ngày nay, Bulgaria là một quốc gia theo thể chế xã hội chủ nghĩa [cần dẫn nguồn]. Nước này là thành viên của NATO từ năm 2004 và thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 2007. Dân số Bulgaria là 7,7 triệu người với thủ đô là Sofia.
 

Lịch sử

Các nền văn hóa tiền sử trên những vùng đất Bungary gồm văn hóa Hamangia và văn hóa Vinča thuộc thời kỳ đồ đá mới (6,000 tới 3,000 năm trước), văn hóa Varna eneolithic (5,000 năm trước Công Nguyên; xem thêm Nghĩa địa Varna), và văn hóa Ezero thời kỳ đồ đồng. Niên đại học Karanovo là một thước đo thời tiền sử cho toàn bộ cả vùng Balkan rộng lớn.

Người Thracian, một trong ba tổ tiên chính của người Bungary hiện đại, đã để lại các dấu vết vẫn còn lại ở vùng Balkan dù đã trải qua nhiều thiên niên kỷ. Người Thracian sống trong những bộ tộc riêng rẽ cho tới khi Vua Teres thống nhất hầu hết các bộ lạc vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên bên trong Vương quốc Odrysian, sau này phát triển lên tới đỉnh điểm dưới thời Vua Sitalces (cầm quyền 431-424 trước Công Nguyên) và Vua Cotys I (383–359 trước Công Nguyên).

Sau đó Đế chế Macedonia đã sáp nhập vương quốc Odrysian và Thracians trở thành một thành phần không thể chuyển nhượng trong các chuyến viễn chinh của cả Philip II và Alexander III (Đại đế). Năm 188 trước Công Nguyên người La Mã xâm lược Thrace, và chiến tranh tiếp tục tới năm 45 khi cuối cùng La Mã chinh phục cả vùng.

Các nền văn hóa Thracian và La Mã đã hòa nhập ở một số mức độ, dù những truyền thống nền tàng của Thracian vẫn không thay đổi. Vì thế tới thế kỷ thứ 4 người Thracian có một bản sắc bản xứ hỗn hợp, như "những người La Mã" Thiên chúa giáo và vẫn duy trì được một số tín ngưỡng ngoại giáo cổ xưa của họ.

Người Slavơ xuất hiện từ quê hưong của họ ở đầu thế kỷ thứ 6 và tràn ra hầu hết Đông Trung Âu, Đông Âu và Balkans, trong quá trình này họ phân chia thành ba nhóm chính; Tây Slavơ, Đông Slavơ và Nam Slavơ. Một thành phần người Nam Slav ở phía đông đã bị người Thracian đồng hóa trước khi tầng lớp quý tộc Bungary tự sáp nhập mình vào Đế chế Bungary đầu

Năm 632 người Bulgar, có nguồn gốc từ Trung Á,[3] đã hình thành, dưới sự lãnh đạo của Khan Kubrat, một nhà nước độc lập bắt đầu được gọi là Đại Bungary. Lãnh thổ của nó mở rộng tới hạ lưu sông Danube ở phía tây, Biển Đen và Biển Azov ở phía nam, Sông Kuban ở phía đông, và Sông Donets ở phía bắc.[4]

Áp lực từ Khazars đã dẫn tới sự chinh phục Đại Bungary ở nửa sau thế kỷ thứ 7. Người kế vị Kubrat, Khan Asparuh, đã cùng một số bộ tộc Bulgar đi về phía hạ lưu những con sông Danube, Dniester và Dniepr (được gọi là Ongal), và chinh phục Moesia và Tiểu Scythia (Dobrudzha) từ Đế chế Byzantine, mở rộng hãn quốc mới của mình xa thêm nữa về phía Bán đảo Balkan.[5]

 Một hiệp ước hòa bình với Byzantine năm 681 và việc thành lập thủ đô Bulgar tại Pliska phía nam Danube đánh dấu sự khởi đầu của Đế chế Bungary đầu tiên. Cùng thời điểm đó, một trong những người anh em của Asparuh, Kuber, đã hòa giải với nhóm Bulgar tại Macedoniahiện nay[update].[6

Trong cuộc bao vây Constantinople năm 717–718 vị Khan cai trị Bungary Tervel đã thực hiện hiệp ước của mình với những người Byzantine bằng cách gửi binh lính tới giúp dân chúng thành phố thủ đô đế chế này. Theo nhà viết sử Byzantine Theophanes, trong trận đánh quyết định người Bungary đã giết 22,000 quân Ả Rập, nhờ vậy loại bỏ được mối đe dọa về một cuộc tấn công tổng lực của Ả Rập vào Đông và Trung Âu.[7]

Ảnh hưởng và sự mở rộng lãnh thổ của Bungary gia tăng thêm nữa trong thời cầm quyền của Khan Krum,[8] người vào năm 811 đã có một thắng lợi quyết định trước quân đội Byzantine dưới sự chỉ huy của Nicephorus I trong Trận Pliska.[9] Thế kỷ thứ 8 và thứ 9 là thời gian số người Slavơ đông đảo dần đồng hoá những người Bulgar nói tiếng Turkic (hay Proto-Bulgarians).[10]

Năm 864, Bungary ở thời vua Boris I Người rửa tội chấp nhận Thiên chúa giáo Chính thống phương Đông.[11]

Bungary trở thành một cường quốc châu Âu lớn ở thế kỷ thứ 9 và thứ 10, trong khi vẫn đấu tranh với Đế chế Byzantine để giành quyền kiểm soát Balkans. Việc này diễn ra dưới sự cai trị (852–889) của Boris I. Trong thời trị vì của ông, ký tự Cyrill đã phát triển tại Preslav và Ohrid,[12] được sửa đổi từ ký tự Glagolitic do các giáo sĩ Saints Cyril và Methodius phát minh.[1

Ký tự Cyrill trở thành căn bản cho sự phát triển thêm nữa của văn hoá. Những thế kỷ sau này, bảng chữ cái này, cùng với ngôn ngữ Bungary cổ, đã trở thành ngôn ngữ viết trí thức (lingua franca) cho Đông Âu, được gọi là chữ Slavơ Nhà thờ.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh