Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Giới thiệu đất nước con người Bosna & Hercegovina

Bosnia và Herzegovina (phát âm /ˈbɒzni.ə ænd hɜrtsɨˈɡoʊvɨnə/ hay /ˈbɑzni.ə ænd hɛrtsəgoʊˈvinə (tiếng Bosnia, tiếng Croatia, tiếng Serbia Latinh: Bosna i Hercegovina; tiếng Serbia Cyrillic: Босна и Херцеговина)

Là một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên Bán đảo Balkan. Nước này giáp biên giới với Croatia ở phía bắc, tây và nam, Serbia ở phía đông, và Montenegro ở phía nam, Bosnia và Herzegovina là một quốc gia hầu như nằm kín trong lục địa, ngoại trừ 26 kilômét bờ Biển Adriatic, tại trên thị trấn Neum.[3][4]

 Vùng nội địa là núi non ở trung tâm và phía nam, đồi ở phía tây bắc và bằng phẳng ở phía đông bắc. Bosnia là vùng địa lý lớn nhất của nhà nước hiện đại với khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, có tuyết. Herzegovina nhỏ hơn ở mũi cực nam đất nước, với khí hậu và địa hình Địa Trung Hải. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bosnia và Herzegovina rất phong phú.

Nước này là quê hương của ba sắc tộc "hợp thành": người Bosnia, nhóm dân số đông nhất, với người Serb đứng thứ hai và người Croat đứng thứ ba. Nếu không tính đến sắc tộc, một công dân Bosnia và Herzegovina thường được gọi trong tiếng Việt là một người Bosnia.

Tại Bosnia và Herzegovina, sự phân biệt giữa một người Bosnia và một người Herzegovina chỉ được duy trì như sự phân biệt theo vùng, chứ không phải theo sắc tộc. Về chính trị đây là nhà nước phi tập trung và gồm hai thực thể hành chính, Liên bang Bosnia và Herzegovina và Republika Srpska, với Quận Brčko như một thực thể de facto thứ ba.

Trước kia là một trong sáu đơn vị liên bao tạo nên Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, Bosnia và Herzegovina đã giành được độc lập trong những cuộc chiến tranh Nam Tư hồi thập niên 1990. Bosnia và Herzegovina có thể được miêu tả như một nhà nước Liên bang Dân chủ Cộng hoà đang chuyển tiếp nền kinh tế sang hệ thống định hướng thị trường, và là một ứng cử viên tiềm năng để trở thành thành viên trong Liên minh châu Âu và NATO.

Ngoài ra, Bosnia và Herzegovina đã là một thành viên của Hội đồng châu Âu từ ngày 24 tháng 4 năm 2002 và là một thành viên sáng lập của Liên minh Địa Trung Hải khi liên minh này được thành lập ngày 13 tháng 7 năm 2008.

Lịch sử

Thời kỳ Tiền Slavơ (đến năm 958)


Bosnia đã có người ở ít nhất từ thời đồ đá mới. Đầu thời đồ đồng, dân cư dồ đá mới bị thay thế bởi sắc tộc hiếu chiến hơn có thể có nguồn gốc Indo-European, người Illyre hay Illyrian. Những người Celtic nhập cư ở thế kỷ thứ 4 và [[thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên]] đã thay thế người Illyrian trên những mảnh đất của họ, đặc biệt là người Ardiaei và Autariatae, nhưng một số người Celtic và Illyrian đã hòa trộn lẫn nhau, như Latobici, Scordisci, và có thể người Japodes.

 Bằng chứng lịch sử xác đáng về thời kỳ này khá hiếm, nhưng có lẽ vùng này đã được ở bởi một số bộ tộc khác nhau và nói những thứ tiếng khác nhau. Sự xung đột giữa người Illyrian và Roman bắt đầu năm 229 TCN, nhưng Rome chỉ hoàn thành việc sáp nhập vùng này vào năm 9 sau Công Nguyên. Trong thời Roma, những người định cư nói tiếng La tinh từ khắp Đế chế Roma đã sống cùng với người Illyrian và các chiến binh Roma được khuyến khích ở lại trong vùng.[5]

Vùng đất ban đầu là một phần của Illyria cho tới sự chiếm đóng Roma. Sau sự chia rẽ của Đế chế Roma giai đoạn 337 và 395, Dalmatia và Pannonia trở thành những phần của Đế chế Tây Roma. Một số người cho rằng vùng này đã bị những người Ostrogoth chinh phục năm 455. Sau đó nó thay đổi chủ giữa những người Alan và người Huns.

Tới thế kỷ thứ 6, Hoàng đế Justinian đã chinh phục vùng này cho Đế chế Byzantine. Người Slavơ, một bộ tộc từ Đông Âu (hiện là lãnh thổ Ukraina), đã bị chinh phục bởi người Avars ở thế kỷ thứ 6.

Bosnia thời Trung Cổ (958–1463)


Hiểu biết hiện nay về tình hình chính trị ở tây Balkan Đầu Thời Trung Cổ không nhiều và mâu thuẫn. Ngay khi tới nơi, người Slavơ đã mang cùng với họ một cấu trúc xã hội bộ tộc, và nó có thể đã tan rã nhường chỗ cho chế độ phong kiến khi người Frankish tới vùng này hồi cuối thế kỷ thứ 9. Cũng vào khoảng thời gian này người Nam Slavơ đã bị Thiên chúa giáo hoá.

 Bosnia và Herzegovina, vì vị trí địa lý và đất đai, có thể là một trong những vùng cuối cùng trải qua quá trình này, được cho là khởi đầu từ các vùng đô thị dọc theo bờ biển Dalmatia. Các đô thị của Serbia và Croatia chia nhau quyền kiểm soát Bosnia và Herzegovina ở thế kỷ thứ 9 và thế kỷ thứ 10, nhưng tới Đỉnh cao Thời Trung Cổ tình thế chính trị đã khiến vùng này bị rơi vào tranh chấp giữa Vương quốc Hungary và Đế chế Byzantine.

Sau một sự thay đổi quyền lực nữa giữa hai thực thể này hồi đầu thế kỷ 12, Bosnia rơi ra ngoài vòng kiểm soát của cả hai và nổi lên thành một nhà nước độc lập dưới sự cai trị của các ban địa phương.[5]

Vương triều đáng chú ý đầu tiên của Bosnia, Ban Kulin, đã có hoà bình và ổn định trong gần ba thập kỷ và tăng cường phát triển kinh tế quốc gia thông qua các hiệp ước với Dubrovnik và Venice. Sự cầm quyền của ông cũng đánh dấu sự khởi đầu một cuộc tranh cãi với Nhà thờ Bosnia, một giáo phái Thiên chúa bản xá bị cả các nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã và Chính thống giáo Serbia coi là dị giáo.

Đối đầu với những nỗ lực của người Hungary nhằm sử dụng chính trị nhà thờ trước vấn đề này như một cách thức để tuyên bố chủ quyền với Bosnia, Kulin đã tổ chức một hội đồng các lãnh đạo nhà thờ địa phương để bác bỏ sự dị giáo và đi theo Cơ đốc giáo năm 1203. Dù vậy, những tham vọng của Hungary vẫn không thay đổi trong một thời gian dài sau khi Kulin chết năm 1204, chỉ ngừng lại sau cuộc xâm lược bất thành năm 1254.

Lịch sử Bosnia từ đó cho tới đầu thế kỷ 14 được ghi dấu bởi sự cạnh tranh quyền lực giữa các gia đình Šubić và Kotromanić. Cuộc xung đột này kết thúc năm 1322, khi Stjepan II Kotromanić trở thành ban. Tới khi ông chết năm 1353, ông đã thành công trong việc sáp nhập các lãnh tổ phía bắc và phía tây, cùng như Zahumlje và nhiều phần của Dalmatia.

 Ông được kế tục bởi người cháu họ Tvrtko, người, sau một cuộc đấu tranh dài với giới quý tộc và những bất hoà giữa các gia đình, đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát đất nước năm 1367. Tvrtko tự phong mình làm vua ngày 26 tháng 10 năm 1377 với danh hiệu Stefan Tvrtko I Vua của Rascia, Bosnia, Dalmatia, Croatia, Bờ biển.

Các nhà sử học cho rằng ông đã làm lễ lên ngôi trong một Nhà thờ Chính thống Serbia Tu viện Mileševa.[6] Một khả năng khác, do P. Anđelić đưa ra và dựa trên bằng chứng khảo cổ học, rằng ông đã lên ngôi tại Mile gần Visoko trong nhà thờ được xây dựng trong thời cai trị của Stephen II Kotromanić, nơi ông được chôn cất cùng người chú/bác Stjepan II.[7][8]

 Tuy nhiên, sau khi ông qua đời năm 1391, Bosnia rơi vào một giai đoạn suy tàn kéo dài. Đế chế Ottoman đã khởi động cuộc chinh phục châu Âu của họ và đặt ra mối đe doạ với vùng Balkan trong suốt nửa sau thế kỷ 15. Cuối cùng, sau nhiều thập kỷ bất ổn kinh tế và chính trị, Bosnia chính thức sụp đổ năm 1463. Herzegovina tiếp theo năm 1482, với một "Vương quốc Bosnia" do Hungary đỡ lưng đầu hàng năm 1527.

Thời kỳ Ottoman (1463–1878)

Cuộc chinh phục Bosnia của Ottoman đã đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử đất nước và đưa lại những thay đổi lớn trong bối cảnh chính trị và văn hoá trong vùng. Dù vương quốc đã bị đập tan và giới quý tộc cao cấp của nó đã bị hành quyết, những người Ottoman quả thực đã cho phép duy trì thực thể Bosnia bằng cách sáp nhập nó trở thành một tỉnh hợp thành của Đế chế Ottoman với tên gọi lịch sử và tính toàn vẹn — một trường hợp duy nhất trong số các quốc gia bị nô dịch ở vùng Balkan.[9]

Bên trong sandžak (và cuối cùng là vilayet) này của Bosnia, những người Ottoman đã thực hiện một số thay đổi quan trọng về cơ quan hành chính chính trị xã hội; gồm một hệ thống sở hữu đất đai mới, tái cơ cấu các đơn vị hành chính, và hệ thống phân biệt xã hội phức tạp theo tầng lớp và tôn giáo.[5]

Bốn thập kỷ cai trị của Ottoman đã để lại dấu ấn mạnh trong thành phần dân số Bosnia, nó đã thay đổi nhiều lần sau những cuộc chinh phục của đế quốc, những cuộc chiến tranh thường xuyên với các cường quốc châu Âu, những đợt di cư, những lần bệnh dịch.

Một cộng đồng Hồi giáo bản xứ nói tiếng Slavơ đã xuất hiện và cuối cùng trở thành nhóm tôn giáo-sắc tộc lớn nhất (chủ yếu như một kết quả của sự dần gia tăng số lượng người cải đạo theo Hồi giáo),[10] trong khi một số lượng đáng kể người Do thái Sephardi tới đây sau khi họ bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha hồi cuối thế kỷ. Các cộng đồng Thiên chúa giáo Bosnia cũng trải qua những thay đổi lớn.

Các tín đồ Franciscan Bosnia (và tổng thể tín đồ Cơ đốc giáo nói chung) được bảo vệ bởi nghị định chính thức của đế chế. Cộng đồng Chính thống tại Bosnia, ban đầu bị hạn chế tại Herzegovina và Podrinje, đã phát triển trong cả nước ở giai đoạn này và có sự thịnh vượng khá cao cho tới thế kỷ 19. Tuy nhiên, Nhà thờ ly giáo Bosnia đã hoàn toàn biến mất.[5]

Khi Đế chế Ottoman thịnh vượng và mở rộng vào Trung Âu, Bosnia thoát khỏi sức ép trở thành tỉnh biên giới và có một giai đoạn bình ổn và thịnh vượng khá dài. Một số thành phố, như Sarajevo và Mostar, được thành lập và phát triển trở thành các trung tâm thương mại và văn hoá lớn của vùng. Bên trong những thành phố đó, nhiều Sultan và các thống đốc cung cấp tài chính cho việc xây dựng nhiều công trình quan trọng của kiến trúc Bosnia (như Stari Most và Nhà thờ Hồi giáo Gazi Husrev-beg).

Hơn nữa, số lượng người Bosnia có ảnh hưởng quan trọng trong văn hoá và chính trị trong thời gian này khá lớn.[9] Các binh sĩ Bosnia chiếm một thành phần lớn trong mọi cấp bậc chỉ huy quân sự của Ottoman trong Trận Mohács và chiến trường Krbava, hai thắng lợi quyết định về quân sự, trong khi nhiều người Bosnia khác thăng tiến qua các cấp bậc quân sự Ottoman để nắm giữ những vị trí quyền lực cao nhất nhất trong Đế chế, gồm các đô đốc, tướng lĩnh, và đại tư tế.

Nhiều người Bosnia cũng để lại dấu ấn vĩnh cửu trong văn hoá Ottoman, trở thành các nhân vật thần bí, các học giả, và những nhà thơ nổi tiếng bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập, và các ngôn ngữ Ba Tư.[10]

Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ 17 sự rủi ro quân sự của Đế chế đã gây ảnh hưởng tới đất nước, và sự chấm dứt của cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ với hiệp ước Karlowitz năm 1699 một lần nữa khiến Bosnia trở thành tỉnh cực tây của Đế chế. Một trăm năm sau đó là khoảng thời gian của những thất bại quân sự khác, nhiều cuộc nổi dậy bên trong Bosnia, và nhiều vụ bùng phát bệnh dịch.

 Những nỗ lực của Porte nhằm hiện đại hoá nhà nước Ottoman gặp phải sự chống đối mạnh mẽ tại Bosnia, nơi giới quý tộc địa phương khiến hầu hết các biện pháp cải cách không thể được thực hiện đầy đủ. Điều này, cộng với sự rút lui chính trị trước các nhà nước Thiên chúa giáo mới xuất hiện ở phía đông, dẫn tới một cuộc nổi dậy nổi tiếng (dù không thành công) của Husein Gradaščević năm 1831.[10] Những cuộc khởi nghĩa liên quan bị dập tắt năm 1850, nhưng tình hình tiếp tục xấu đi.

Những cuộc nổi dậy nông dân sau này cuối cùng dẫn đến cuộc nổi loạn Herzegovinian, một cuộc khởi nghĩa nông dân trên diện rộng năm 1875. Nó nhanh chóng lan ra và liên quan tới nhiều nhà nước vùng Balkan cũng như các Cường quốc, cuối cùng buộc Đế chế Ottoman phải nhường quyền hành chính của Bosnia cho Áo–Hung qua hiệp ước Berlin năm 1878.[5]

Cai trị Áo-Hung (1878–1918)

Việc liên kết với Áo-Hung nhanh chóng dẫn đến một thoả thuận với người Bosnia mặc dù những cẳng thẳng vẫn còn lại ở một số vùng thuộc đất nước (đặc biệt là Herzegovina) và một cuộc di cư quy mô lớn của đa số là người Slavơ bất đồng diễn ra.[5] Tuy nhiên, một nhà nước với sự ổn định khá tốt đã nhanh chóng xuất hiện và các chính quyền Áo-Hung đã có thể tiến hành một số cải cách hành chính và xã hội để biến Bosnia và Herzegovina trở thành một "thuộc địa kiểu mẫu".

Với mục tiêu thiết lập một tỉnh như một mô hình chính trị ổn định sẽ giúp xua tan đi chủ nghĩa quốc gia Nam Slavơ đang xuất hiện, sự cai trị Habsburg giúp rất nhiều vào sự hệ thống hoá luật lệ, để đưa ra các cơ chế chính trị mới, và nói chung cung cấp cơ sở cho sự hiện đại hoá. Đế chế Áo-Hung đã xây dựng ba các nhà thờ Cơ đốc giáo tại Sarajevo và ba nhà thờ này nằm trong 20 nhà thờ Cơ đốc giáo duy nhất trong nhà nước Bosnia.

Dù có thành công về mặt kinh tế, chính sách Áo-Hung - tập trung trên việc ủng hộ ý tưởng một quốc gia đa nguyên và đa giáo Bosnia (được phần lớn người Hồi giáo ưa thích) - đã không thành công khi giải quyết những làn sóng chủ nghĩa quốc gia đang nổi lên.[5] Ý tưởng quốc gia Croat và Serbia đã lan tới các cộng đồng Cơ đốc giáo và Chính thống ở Bosnia và Herzegovina từ nước Croatia và Serbia lágn giềng hồi giữa thế kỷ 19, và quá mạnh mẽ để cho phép sẹ chấp nhận một ý tưởng song song của quốc gia Bosnia.[5]

 Tới nửa sau những năm 1910, chủ nghĩa quốc gia là một phần không thể tách rời của chính trị Bosnia, với các đảng chính trị quốc gia đại diện cho ba nhóm bầu cử lớn. Ý tưởng về một nhà nước Nam Slavơ thống nhất (typically expected to be spear-headed by independent Serbia) đã trở nên một tư tưởng chính trị phổ biến trong vùng thời gian đó, gồm cả Bosnia và Herzegovina. Quyết định chính thức sáp nhập Bosnia và Herzegovina của chính phủ Áo-Hung năm 1908 (xem Khủng hoảng Bosnia) càng tạo ra cảm giác khẩn trương trong những người theo chủ nghĩa quốc gia. Nga phản đối sự sáp nhập này.

Cuối cùng Nga công nhận chủ quyền của Áo-Hung với Bosnia để đối lấy lời hứa của Áo-Hung rằng họ sẽ công nhân quyền của Nga với Eo Dardanelles tại Đế chế Ottoman. Không giống như Nga, Áo-Hung không giữ lời hứa và không làm gì để hỗ trợ việc công nhận chủ quyền Nga với eo biển.[11] Căng thẳng chính trị gây ra bởi sự kiện này lên tới đỉnh điểm ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi thanh niên người Serb theo chủ nghĩa quốc gia Gavrilo Princip ám sát người kế vị ngôi báu Áo-Hung, Thế tử Franz Ferdinand, tại Sarajevo; một sự kiện dẫn tới Thế chiến I.

Dù một số người Bosnia đã hy sinh khi phục vụ trong quân đội của nhiều nước tham gia chiến tranh, Bosnia và Herzegovina vẫn tìm cách tránh được cuộc chiến với thiệt hại khá nhỏ.[9]

Nam Tư đầu tiên (1918–1941)

au cuộc chiến tranh, Bosnia và Herzegovina gia nhập Vương quốc của người Serb, người Croat và người Slovene (nhanh chóng được đổi tên thành Nam Tư) Nam Slavơ. Đời sống chính trị tại Serbia ở thời gian này được ghi dấu bởi hai khuynh hướng chính: bất ổn kinh tế và xã hội về tái phân phối tài sản, và việc thành lập nhiều đảng chính trị thường thay đổi giữa các liên minh và các phe phái với các đảng ở các vùng khác thuộc Nam Tư.[9]

 Tư tưởng xung đột thống trị của nhà nước Nam Tư, giữa chủ nghĩa khu vực Croatia và sự tập trung hoá Serbia, là tiếp cận một cách khác biệt bởi các nhóm sắc tộc đa số của Bosnia và phụ thuộc vào không khí chính trị chung.[5] Thậm chí có hơn 3 triệu người Bosnia ở Nam Tư, vượt quá số người Slovene và Montenegro cộng lại, tinh thần quốc gia Bosnia bị ngăn cấm bởi Vương quốc mới.

Dù sự chia rẽ ban đầu của đất nước trở thành 33 oblast đã xoá bỏ sự hiện diện của các thực thể địa lý truyền thống khỏi bản đồ, các nỗ lực của những chính trị gia Serbia như Mehmed Spaho đã đảm bảo rằng 6 oblast được chia cắt khỏi Bosnia và Herzegovina tương ứng với 6 sanjaks từ thời Ottoman, và vì thế, thích ứng với biên giới truyền thống quốc gia như một tổng thể.[5]

Tuy nhiên, vệc thành lập Vương quốc Nam Tư năm 1929, đã dẫn tới việc vẽ lại các vùng hành chính vào trong các nhóm có mục đích tránh mọi đường ranh gới lịch sử và sắc tộc, bỏ đi bất kỳ dấu vết nào của một thực thể Bosnia.[5] Căng thẳng Serbia-Croatia về cấu trúc nhà nước Nam Tư vẫn tiếp tục, với ý tưởng về một sự phân chia Bosnia tách biệt ít được hay không được chú ý. Thoả thuận Cvetković-Maček tạo lập nên nhóm Croatia năm 1939 khuyến khích cái là một sự chia rẽ Bosnia giữa Croatia và Serbia.[10]

 Tuy nhiên, bên ngoài các hoàn cảnh chính trị buộc các chính trị gia Nam Tư phải thay đổi sự quan tâm tới sự đe doạ ngày càng lớn của Phát xít Đức của Adolf Hitler. Sau một giai đoạn với những nỗ lực xoa dịu, việc ký kết Hiệp ước Ba Bên, và một cuộc đảo chính, Nam Tư cuối cùng bị Đức xâm lược ngày 6 tháng 4 năm 1941.[5]

Thế chiến II (1941–45)

Khi vương quốc Nam Tư đã bị các lực lượng Phát xít chinh phục trong Thế chiến II, toàn bộ Bosnia bị nhượng lại cho Nhà nước Croatia Độc lập. Các lãnh đạo người Croat cùng với người Hồi giáo địa phương tiến hành một chiến dịch tiêu diệt người Serb, người Do Thái, Roma, đảng viên cộng sản và một số lượng lớn lực lượng du kích của Tito bằng cách lập ra một số trại giết người. Khoảng 80,000 đã bị giết hại tại trại Jasenovac gồm 7,000 trẻ em.[12]

 Nhiều người Serb trong vùng cầm vũ khí và gia nhập Chetniks; một phong trào kháng chiến quốc gia và bảo hoàng tiến hành chiến tranh du kích chống lại cả Ustashe phát xít và du kích cộng sản. Dù ban đầu chiến đấu chống Phát xít, giới lãnh đạo Chetnik được nhà vua lưu vong ra lệnh chiến đấu chống du kích.

 Chetniks ban đầu nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Anh Quốc.[cần dẫn nguồn] Đa số thành viên Chetniks là người Serb và người Montenegro, dù đội quân cũng bao gồm một số người Slovene và người Hồi giáo theo quốc tịch.

Bắt đầu từ năm 1941, những người cộng sản Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito người Croatia đã tổ chức nhóm kháng chiến đa sắc tộc đầu tiên, Du kích, họ chiến đấu chống lại cả Phe trục và các lực lượng Chetnik. Ngày 25 tháng 11 năm 1943 Hội đồng Chống Phát xít của Quốc gia Nam Tư Tự do với Tito là người lãnh đạo tổ chức một hội nghị tại Jajce theo đó Bosnia và Herzegovina được tái lập như một nước cộng hoà bên trong liên bang Nam Tư trong các biên giới Habsburg của nó.

 Thắng lợi quân sự cuối cùng đã khiến Đồng Minh ủng hộ Du kích, nhưng Josip Broz Tito từ chối đề nghị giúp đỡ của họ và thay vào đó dựa vào chính các lực lượng của mình. Tất cả các cuộc tấn công quân sự lớn của phong trào chống phát xít của Nam Tư chống lại Phát xít và những người địa phương ủng hộ chúng được tiến hành tại Bosnia-Herzegovina và người dân ở đây cũng là lực lượng chiến đấu chính.

Cuối cùng sự chấm dứt chiến tranh cũng dẫn đến sự thành lập nhà nước Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, với hiến pháp năm 1946 chính thức biến Bosnia và Herzegovina trở thành một trong sáu nhà nước cộng hoà hợp thành của quốc gia mới

Nam Tư xã hội chủ nghĩa (1945–1992)

Vì vị trí địa lý ở trung tâm bên trong liên bang Nam Tư, Bosnia thời hậu chiến được lựa chọn một cách chiến lược như một cơ sở cho sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Điều này góp phần vào sự tập trung lớn về vũ khí và trang bị tại Bosnia; một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến diễn ra sau sự tan rã của Nam Tư thập kỷ 1990.[5]

Tuy nhiên, sự tồn tại của Bosnia bên trong Nam Tư, phần lớn, là hoà bình và thịnh vượng. Dù được coi là một nơi tù túng chính trị của liên bang trong hầu hết thập niên 50 và 60, thập kỷ 70 chứng kiến sự thăng tiến mạnh của tầng lớp tinh hoa chính trị Bosnia mạnh một phần nhờ vị thế lãnh đạo của Tito trong Phong trào không liên kết và những người Bosnia làm việc trong các cơ quan ngoại giao của Nam Tư.

Tuy làm việc bên trong hệ thống cộng sản, các chính trị gia như Džemal Bijedić, Branko Mikulić và Hamdija Pozderac đã củng cố và bảo vệ chủ quyền của Bosnia và Herzegovina[13] Những nỗ lực của họ đã được minh chứng tầm quan trọng trong giai đoạn hỗn loạn sau cái chết của Tito năm 1980, và hiện được một số người coi là những bước đầu tiên hướng tới sự độc lập của Bosnia. Tuy nhiên, nước cộng hoà đã thoát khỏi không khí chủ nghĩa quốc gia ngày càng gia tăng một cách ít bị ảnh hưởng nhất.

Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và sự tan rã của Nam Tư, học thuyết cộng sản cũ về sự khoan dung bắt đầu mất dần hiệu lực, tạo ra một cơ hội cho những yếu tố quốc gia trong xã hội mở rộng ảnh hưởng của họ.

Chiến tranh Bosnia và Herzegovinia (1992–95)

Cuộc bầu cử nghị viện năm 1990 đã dẫn tới một quốc hội bị thống trị bởi ba đảng dựa trên sắc tộc, đã thành lập liên minh lỏng lẻo với nhau để loại bỏ những người cộng sản khỏi quyền lực. Tuyên bố độc lập sau đó của Croatia và Slovenia và cuộc chiến tranh nối tiếp đặt Bosnia và Herzegovina cùng ba sắc tộc hợp thành của nó trước tình thế khó khăn.

 Một sự chia rẽ mạnh ngay lập tức nảy sinh về vấn đề tiếp tục ở lại trong liên bang Nam Tư (mà đại đa số người Serb mong muốn) hay tìm kiếm độc lập (được đại đa số người Bosnia và người Croat ủng hộ). Các thành viên nghị viện người Serb, chủ yếu trong Đảng Dân chủ Serbia, đã rời bỏ nghị viện trung ương tại Sarajevo, và thành lập Quốc hội Người Serb của Bosnia và Herzegovina ngày 24 tháng 10 năm 1991, đánh dấu sự chấm dứt của liên minh ba sắc tộc cầm quyền sau cuộc bầu cử năm 1990.

 Quốc hội này thành lập Cộng hoà Serbia của Bosnia và Herzegovina ngày 9 tháng 1 năm 1992, trở thành Republika Srpska tháng 8 năm 1992. Ngày 18 tháng 11 năm 1991, chi nhánh đảng tại Bosnia và Herzegovina của đảng cầm quyền tại Cộng hoà Croatia, Liên minh Dân chủ Croatia (HDZ), tuyên bố sự tồn tại của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosnia, như một "tổng thể chính trị, văn hoá, kinh tế và lãnh thổ," trên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina, với Hội đồng Quốc phòng Croatia (HVO) là thành phần quân sự của nó.[14]

Chính phủ Bosnia không công nhận nó. Toà án Hiến pháp của Bosnia và Herzegovina tuyên bố Herzeg-Bosnia là bất hợp pháp ngày 14 tháng 9 năm 1992 và một lần nữa ngày 20 tháng 1 năm 1994.

Một tuyên bố về chủ quyền của Bosnia và Herzegovina vào tháng 10 năm 1991 được tiếp nối bởi một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập khỏi Nam Tư vào tháng 2 và tháng 3 năm 1992 bị đại đa số người Serb tẩy chay.

Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là 63.7% và 92.7% ủng hộ độc lập. Bosnia và Herzegovina tuyên bố độc lập một thời gian ngắn sau đó. Sau một giai đoạn căng thẳng leo thang và những vụ xung đột quân sự lẻ tẻ, chiến tranh công khai bắt đầu tại Sarajevo ngày 6 tháng 4

Những cuộc đàm phán bí mật giữa Franjo Tuđman và Slobodan Milošević về sự phân chia Bosnia và Herzegovina giữa Serbia và Croatia đã được tổ chức ngay từ tháng 3 năm 1991 được gọi là thoả thuận Karađorđevo.

 Sau tuyên bố độc lập của Cộng hoà Bosnia và Herzegovina, người Serb đã tấn công nhiều vùng khác nhau của đất nước. Bộ máy hành chính nhà nước của Bosnia và Herzegovina đã hoàn toàn ngừng hoạt động khi mất đi quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Người Serb muốn toàn bộ đất đai nơi người Serb chiếm đa số, vùng phía đông và tây Bosnia.

Người Croat cùng lãnh đạo của họ Franjo Tuđman cũng có mục tiêu chiếm nhiều phần của Bosnia và Herzegovina thành của Croatia. Các chính sách của Cộng hoà Croatia và lãnh đạo của họ Franjo Tuđman về Bosnia và Herzegovina không bao giờ rõ ràng và luôn gồm mục tiêu tối thượng của Franjo Tuđman mở rộng các biên giới của Croatia. Người Hồi giáo Bosnia, nhóm sắc tộc duy nhất trung thành với chính phủ Bosnia, là một mục tiêu dễ dàng, bởi các lực lượng của chính phủ Bosnia được trang bị kém và không hề được chuẩn bị cho cuộc chiến.

Sự công nhận quốc tế với Bosnia và Herzegovina đã làm gia tăng sức ép ngoại giao với Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) rút quân khỏi lãnh thổ của nước cộng hoà và họ đã chính thức thực hiện điều này. Tuy nhiên, trên thực tế, các thành viên người Serb Bosnia của JNA đơn giản chỉ đổi phù hiệu, hình thành nên Quân đội Republika Srpska, và tiếp tục chiến đấu.

 Được trang bị và vũ trang từ các kho quân dụng của JNA tại Bosnia, được ủng hộ bởi những người tình nguyện và nhiều lực lượng bán vũ trang từ Serbia, và nhận được sự hỗ trợ lớn về trợ giúp nhân đạo, hậu cầu và tài chính từ Cộng hoà Liên bang Nam Tư, những cuộc tấn công của Republika Srpska năm 1992 đã giúp đặt hầu hết đất nước dưới quyền kiểm soát của họ.[5]

Ban đầu, các lực lượng Serb tấn công dân cư không phải người Serb ở Đông Bosnia. Khi các thị trấn và làng mạc đã ở trong tay họ, các lực lượng Serb, quân đội, cảnh sát, bán vũ trang, và thỉnh thoảng, cả những người dân làng là người Serb - đều có hành động giống nhau: các ngôi nhà và căn hộ của người Bosnia bị cướp bóc hay đốt phá một cách có hệ thống, thường dân Bosnia bị bao vây hay bắt giữ, và thỉnh thoảng bị đánh hay bị giết trong quá trình này. 2.2 triệu người tị nạn đã phải dời bỏ nhà cửa sau khi chiến tranh chấm dứt (cả ba sắc tộc).[16]

Đàn ông và phụ nữ bị cách ly, nhiều người đàn ông bị giam giữ trong các trại. Phụ nữ bị giữ ở nhiều trung tâm giam giữ nơi họ phải sống trong các điều kiện mất vệ sinh, bị đối xử tàn nhẫn theo nhiều cách, gồm cả việc bị cưỡng hiếp nhiều lần. Các binh lính hay cảnh sát người Serb có thể tới các trung tâm giam giữ đó, lựa chọn một hay nhiều người phụ nữ, lôi họ ra và hiếp dân.[17]

Tháng 6 năm 1992 sự tập trung chú ý chuyển sang Novi Travnik và Gornji Vakuf nơi những nỗ lực giành thêm lãnh thổ của Hội đồng Quốc phòng Croat (HVO) gặp sự kháng cự. Ngày 18 tháng 6 năm 1992 Lực lượng phòng vệ Lãnh thổ Bosnia tại Novi Travnik nhận được một tối hậu thư từ HVO gồm những yêu cầu xoá bỏ các định chế đang tồn tại của Bosnia và Herzegovina, thành lập chính quyền của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosnia và và tuyên bố trung thành với nó, hạ tầm của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ phụ thuộc vào HVO và trục xuất những người tị nạn Hồi giáo, tất cả phải diễn ra trong 24 giờ. Cuộc tấn công được tung ra ngày 19 tháng 6.

Trường tiểu học và bưu điện bị tấn công và phá hoại.[18] Gornji Vakuf ban đầu bị tấn công bởi người Croat ngày 20 tháng 6 năm 1992, nhưng cuộc tấn công thất bại. Thoả thuận Graz đã gây ra sự chia rẽ lớn bên trong cộng đồng Croat và tăng cường sức mạnh cho nhóm ly khai, dẫn tới sự xung đột với người Bosnia. Một trong những lãnh đạo Croat đầu tiên ủng hộ liên minh, Blaž Kraljević (lãnh đạo của nhóm vũ trang HOS) bị giết hại bởi các binh sĩ HVO trong tháng 8 năm 1992, làm suy yếu mạnh nhóm ôn hoà đang hy vọng giữ liên minh Bosnia Croat tiếp tục.[19]

Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 10 năm 1992 khi các lực lượng Croat tấn công dân cư Bosnia tại Prozor. Theo bản cáo trạng Jadranko Prlić, các lực lượng HVO đã quét sạch hầu hết người Hồi giáo khỏi thị trấn Prozor và nhiều làng mạc xung quanh.[14] Cùng lúc ấy, người Croat từ các thị trấn Konjic và Bugojno bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, trong khi nhiều ngoời bị giết hại hay bị giữ trong các trại tập trung. Liên minh giữa người Croat và người Hồi giáo tan vỡ và hầu hết người Croat bị buộc phải rời bỏ các thành phố có đa số người Hồi giáo (Sarajevo, Zenica).

Tới năm 1993, khi một cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa chính phủ chủ yếu của người Bosnia tại Sarajevo và Cộng hoà Croatia của Herzeg-Bosnia, khoảng 70% đất nước nằm dưới quyền kiểm soát của Republika Srpska. Thanh lọc sắc tộc và vi phạm nhân quyền chống lại người không phải người Serb phát triển trong những khu vực này. Các đội DNA đã được sử dụng để thu thập bằng chứng về những hành động tàn bạo của các lực lượng Serbia trong những chiến dịch đó.[20]

Một ví dụ đáng chú ý nhất là cuộc thảm sát Srebrenica, bị Toà án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ coi là diệt chủng. Ước tính 200,000 Bosnia đã bị giết hại bởi chính quyền chính trị Serbia.[21] Tháng 3 năm 1994, việc ký kết Hiệp định Washington giữa các lãnh đạo của chính phủ cộng hoà và Herzeg-Bosnia đã dẫn tới việc thành lập một Liên bang Bosnia và Herzegovina chung giữa người Croat và người Bosnia, gồm cả lãnh thổ của Cộng hoà Croatia của Herzeg-Bosnia và lãnh thổ do Quân đội Cộng hoà Bosnia và Herzegovina nắm giữ. Liên bang nhanh chóng chinh phục Tỉnh tự trị Tây Bosnia nhỏ bé.

Một chiến dịch ném bom của NATO bắt đầu vào tháng 8 năm 1995, chống lại Quân đội Republika Srpska, sau cuộc thảm sát Srebrenica. Tháng 12 năm 1995, việc ký kết Thoả thuận Dayton tại Dayton, Ohio bởi các tổng thống của Bosnia và Herzegovina (Alija Izetbegović), Croatia (Franjo Tuđman), và Serbia (Slobodan Milošević) đã dẫn tới sự ngừng chiến, tạm thời thành lập cơ sở căn bản cho nhà nước hiện tại.

 Số lượng nạn nhân được xác định hiện là 97,207, và những ước tính của những cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng tổng số chưa tới 110,000 người bị giết hại (thường dân và quân đội),[22][23][24] và 1.8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Vấn đề này đang được Uỷ ban Quốc tế về Người Mất tích xem xét.

Theo nhiều phán quyết của ICTY cuộc xung đột liên quan tới Bosnia và Cộng hoà Liên bang Nam Tư (sau này là Serbia và Montenegro)[25] as well as Croatia.[26]

Chính phủ Bosnia đã buộc tội Serbia đồng loã trong vụ diệt chủng tại Bosnia trong cuộc chiến tại Toà án Công lý Quốc tế (ICJ). Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) xét xử ngày 26 tháng 2 năm 2007 xác nhận tình trạng cuộc chiến ở tầm mức quốc tế, dù loại bỏ trách nhiệm trực tiếp của Serbia cho hành động diệt chủng của các lực lượng Serb thuộc Republika Srpska.

 Tuy nhiên ICJ kết luận rằng Serbia đã không ngăn chăn được việc diệt chủng do các lực lượng Serb tiến hành và không trừng phạt được những kẻ đã tiến hành cuộc diệt chủng, đặc biệt là tướng Ratko Mladić, và đưa chúng ra trước công lý.[27]

Các thẩm phán phán quyết rằng tiêu chí về diệt chủng với ý nghĩa đặc biệt (dolus specialis) để tiêu diệt người Hồi giáo Bosnia là đầy đủ chỉ tại Srebrenica hay Đông Bosnia năm 1995.[28] Toà kết luận rằng các tội ác diễn ra trong cuộc chiến năm 1992–1995, có thể là các tội ác chống nhân loại theo luật quốc tế, nhưng các hành động đó không, tự thân, tạo nên cuộc diệt chủng.[29]

Toà còn quyết định thêm rằng, sau khi Montenegro tuyên bố độc lập tháng 5 năm 2006, Serbia là bên bị duy nhất của vụ án, nhưng "bất kỳ trách nhiệm cho các sự kiện quá khứ trước đó sẽ liên quan tới Nhà nước Serbia và Montenegro"

Địa lý

Bosnia is nằm ở phía tây Balkan, giáp biên giới với Croatia (932 km) ở phía bắc và tây nam, Serbia (302 km) ở phía đông, và Montenegro (225 km) ở phía đông nam. Đất nước này hầu hết là đồi núi, gồm trung Dinaric Alps. Các vùng đông bắc giáp với châu thổ Pannonian, trong khi phía nam giáp với Adriatic. Nước này chỉ có 20 kilômét (12 mi) đường bờ biển,[3] quanh thị trấn Neum tại Tổng Herzegovina-Neretva. Dù thành phố bị bao quanh bởi các bán đảo Croatia, theo luật của Liên hiệp quốc, Bosnia có quyền đi ra đại dương. Neum có nhiều khách sạn và là một địa điểm du lịch quan trọng.

Cái tên nước này bắt nguồn từ hai vùng Bosnia và Herzegovina, và có biên giới rất mơ hỗ giữa chúng. Bosnia chiếm các vùng phía bắc với diện tích khoảng bốn phần năm toàn bộ lãnh thổ, trong khi Herzegovina chiếm phần còn lại ở phía nam đất nước.

Các thành phố lớn là thủ đô Sarajevo, Banja Luka ở vùng tây bắc được gọi là Bosanska Krajina, Bijeljina và Tuzla ở phía đông bắc, Zenica và Doboj ở vùng trugn tâm Bosnia và Mostar, thủ phủ của Herzegovina.

Phần phía nam Bosnia có khí hậu Địa Trung Hải rất thuận lợi cho nông nghiệp. Trung Bosnia là vùng nhiều đồi núi nhất của Bosnia với những dãy núi Vlašić, Čvrsnica, và Prenj. Đông Bosnia cũng có nhiều núi non với Trebević, Jahorina, Igman, Bjelašnica và Treskavica. Olympics mùa đông năm 1984 được tổ chức tại đây.

Đông Bosnia có nhiều rừng dọc theo sông Drina, và tới 50% tổng diện tích Bosnia và Herzegovina là rừng. Hầu hết các khu rừng nằm ở các phần Trung, Đông và Tây của Bosnia. Bắc Bosnia có vùng đất nông nghiệp màu mỡ dọc sông Sava và vùng này được canh tác rộng.

Đất canh tác là một phần của Đồng bằng Parapannonian kéo dài vào trong nước láng giềng Croatia và Serbia. Sông Sava và Posavina châu thổ sông là nơi có các thành phố Brčko, Bosanski Šamac, Bosanski Brod và Bosanska Gradiška.

Phần tây bắc của Bosnia được gọi là Bosanska Krajina và có các thành phố Banja Luka, Prijedor, Sanski Most, Cazin, Velika Kladuša và Bihać. Vườn quốc gia Kozara nằm ở trong vùng rừng này.

Có bảy con sông lớn tại Bosnia và Herzegovina[31]

    * Sava là sông lớn nhất nước, nhưng nó chỉ hình thành biên giới tự nhiên phía bắc với Croatia. Nó thoát nước từ 76%[31] lãnh thổ quốc gia vào sông Danube và Biển Đen.

    * Una, Sana và Vrbas là các hữu phụ lưu của sông Sava. Chúng nằm ở vùng tây bắc của Bosanska Krajina.

    * Sông Bosna là nguồn gốc tên gọi quốc gia, và là con sông dài nhất hoàn toàn ở bên trong nước này. Nó kéo dài suốt trung Bosnia, từ nguồn gần Sarajevo tới Sava ở phía bắc.

    * Drina chảy xuyên phần phía đông của Bosnia, và hầu hết các phần của nó là biên giới tự nhiên với Serbia.

    * Neretva là con sông lớn của Herzegovina và là con sông lớn duy nhất chảy về phía nam, đổ vào Biển Adriatic.

Về địa lý thực vật, Bosnia và Herzegovina thuộc Giới Boreal và thuộc sở hữu chung giữa tỉnh Illyrian của Vùng Circumboreal và tỉnh Adriatic của Vùng Địa Trung Hải. Theo WWF, lãnh thổ Bosnia và Herzegovina có thể chia nhỏ tiếp thành ba vùng sinh thái: các khu rừng hỗn hợp Pannonian, các khu rừng hỗn hợp Núi Dinaric và các khu rừng sớm rụng Illyrian

Chính phủ và chính trị

Bosnia và Herzegovina có nhiều cấp độ cơ cấu chính trị dưới cơ cấu chính phủ liên bang. Cấp độ quan trọng nhất trong số đó là sự phân chia quốc gia thành hai thực thể: Cộng hòa Srpska và LIên bang Bosnia và Herzegovina. Liên bang Bosnia và Herzegovina chiếm hơn 51% tổng diện tích Bosnia và Herzegovina, trong khi cộng hòa Srpska chiếm khoảng 49%.

Các thực thể, phần lớn dựa trên lãnh thổ được nắm giữ bởi hai bên mâu thuẫn ở thời điểm trước, đã được chính thức thành lập theo thoả thuận hoà bình Dayton năm 1995 vì những thay đổi to lớn trong cơ cấu sắc tộc tại Bosnia và Herzegovina. Từ năm 1996 quyền lực của các thực thể so với chính phủ liên bang đã suy giảm mạnh. Tuy thế, các thực thể vẫn có nhiều quyền lực của riêng mình.

Quận Brcko ở phía bắc đất nước được thành lập năm 2000 với đất đai lấy từ cả hai thực thể. Nó chính thức thuộc về cả hai, nhưng không nằm dưới sự quản lý của bên nào, và hoạt động dưới một hệ thống chính phủ địa phương phi tập trung. Quận Brčko đã được ca ngợi vì duy trì được một dân số đa sắc tộc ở mức độ thịnh vượng cao trên mức trung bình của quốc gia.[32]

Cấp độ phân chia chính trị thứ ba của Bosnia và Herzegovina là các tổng. Chúng chỉ riêng có tại thực thể Liên bang Bosnia and Herzegovina, với tổng số mười tổng. Tất cả các tổng đều có chính phủ riêng của mình, và nằm dưới pháp luật liên bang như một tổng thể. Một số tổng có dân chúng đa sắc tộc và có những điều luật đặc biệt được áp dụng để đảm bảo sự bình đẳng của mọi sắc tộc.

Cấp độ phân chia chính trị thứ tư của Bosnia và Herzegovina là các đô thị. Liên bang Bosnia và Herzegovina được chia thành 74 khu đô thị và cộng hòa Srpska thành 63. Các khu đô thị có chính quyền địa phương riêng của mình, và nói chung dựa trên thành phố hay địa điểm quan trọng nhất của lãnh địa của mình.

Như vậy, nhiều khu đô thị có truyền thống và lịch sử lâu dài với các biên giới hiện tại của họ. Tuy nhiên, một số khác chỉ mới được thành lập sau cuộc chiến tranh gần đây sau khi những khu đô thị cũ bị chia cắt bởi Đường Biên giới Liên Thực thể. Mỗi tổng tại Liên bang Bosnia và Herzegovina gồm nhiều khu đô thị, và chúng lại được chia thành các cộng đồng địa phương.

Bên cạnh các thực thể, tổng, khu đô thị, Bosnia và Herzegovina cũng có bốn thành phố "chính thức". Chúng là: Banja Luka, Mostar, Sarajevo, và Đông Sarajevo. Lãnh địa và chính quyền của các thành phố Banja Luka và Mostar tương ứng với các khu đô thị cùng tên, trong khi các thành phố Sarajevo và Đông Sarajevo chính thức gồm nhiều khu đô thị. Các thành phố có chính quyền của riêng mình và có quyền lực nằm trong mức giữa quyền lực của các khu đô thị và các tổng (hay thực thể, trong trường hợp cộng hòa Srpska).

Như một kết quả của Hiệp định Dayton, sự hoà bình dân sự được giám sát bởi Cao uỷ về Bosnia và Herzegovina được lựa chọn bởi Hội đồng Thực thi Hoà bình. Cao uỷ có nhiều quyền lực chính phủ và lập pháp, gồm bãi chức các quan chức lên giữ chức qua bầu cử và không qua bầu cử. Gần đây hơn, nhiều thể chế trung tâm đã được thành lập (như bộ quốc phòng, bộ an ninh, toà án nhà nước, sở thuế gián thu,..) trong quá trình chuyển tiếp một phần quyền tài phán từ các thực thể cho nhà nước.

Đại diện chính phủ Bosnia và Herzegovina đại diện bởi giới tinh hoa của ba nhóm chính trong nước, mỗi nhóm đều được đảm bảo một phần quyền lực.

Chức Tổng thống Bosnia và Herzegovina được luân phiên giữa ba thành viên (người Bosnia, người Serb, người Croat), mỗi người giữ chức trong nhiệm kỳ tám tháng trong nhiệm kỳ bốn năm của họ. Ba thành viên của chức vụ Tổng thống được dân chúng bầu trực tiếp (Liên bang bầu cho người Bosnia/Croat, cộng hòa Srpska cho người Serb).

Chức Hội đồng bộ trưởng được Tổng thống chỉ định và được Hạ viện thông qua. Ông hay bà ta sau đó chịu trách nhiệm chỉ định một Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng ngoại thương, và những chức vụ khác theo nhu cầu.

Nghị viện là cơ quan lập pháp tại Bosnia và Herzegovina. Nó gồm hai viện: Viện Nhân dân và Viện Đại biểu. Viện Nhân dân gồm 15 đại biểu, hai phần ba đại biểu từ Liên bang (5 người Croat và 5 người Bosnia) và một phần ba từ cộng hòa Srpska (5 người Serb). Viện Đại biểu gồm 42 thành viên, hai phần ba được bầu từ Liên bang và một phần ba từ cộng hòa Srpska.

Toà án Hiến pháp Bosnia và Herzegovina là cơ quan trọng tài tối cao về các vấn đề pháp lý. Nó gồm chín thành viên: bốn thành viên được lựa chọn bởi Viện Đại biểu của Liên bang, hai bởi Quốc hội cộng hòa Srpska, và ba bởi Chủ tịch Toà án Nhân quyền châu Âu sau khi tư vấn Tổng thống.

Tuy nhiên, quyền lực chính trị cao nhất nước là Đại diện cấp Cao tại Bosnia và Herzegovina, lãnh đạo quan chức hành pháp cho sự hiện diện nhân quyền quốc tế tại quốc gia. Từ năm 1995, Đại diện cao Cấp đã có thể bỏ qua nghị viện được bầu, và từ năm 1997 đã có thể loại bỏ các quan chức được bầu. Các biện pháp được Đại diện cao Cấp lựa chọn đã bị chỉ trích là phi dân chủ.[33] Sự giám sát quốc tế sẽ chấm dứt khi đất nước này ổn định về chính trị và dân chủ và có khả năng tự duy trì.

Quan hệ nước ngoài

Tham gia Liên minh châu Âu là một trong những mục tiêu chính trị chính của Bosnia và Herzegovina, họ đã khởi động Quá trình Ổn định và Liên kết năm 2007. Những nước tham gia vào quá trình này đã có cơ hội được trở thành, một khi họ đáp ứng đủ các điều kiện, Quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

 Bosnia và Herzegovina vì thế là một ứng cử viên tiềm năng trở thành thành viên EU.[34] Việc thực hiện Hiệp định Dayton năm 1995 đã tập trung vào các nỗ lực của những người tạo lập chính sách tại Bosnia and Herzegovina, cũng như cộng đồng quốc tế, về ổn định vùng tại các quốc gia kế tục của Nam Tư cũ. Bên trong Bosnia và Herzegovina, các quan hệ với các nước láng giềng Croatia, Serbia và Montenegro đã khá ổn định từ khi Thoả thuận Dayton được ký kết năm 1995.

Nhân khẩu

Bosnia là nơi cư trú của ba "dân tộc hợp thành": người Bosnia, người Serb và người Croat. Căng thẳng giữa ba nhóm sắc tộc này vẫn còn lớn và thường gây ra những sự bất đồng chính trị. Một cuộc nghiên cứu các nhóm đơn bội nhiếm sắc thể Y được xuất bản năm 2005 cho thấy ba nhóm chính của Bosnia-Herzegovina, dù có một số khác biệt về số lượng, có cùng một phần lớn của cùng kiểu nhóm gene riêng biệt của vùng Balkan".[35]

Theo cuộc điều tra dân số năm 1991, Bosnia và Herzegovina có dân số 4,377,033 người. Theo sắc tộc, 1,902,956 (43%) là người Bosnia, 1,366,104 (31%) người Serb, và 760,852 (17%) người Croat, với 242,682 (6%) người Nam Tư. 2% dân số còn lại - số lượng 104,439 người – gồm nhiều sắc tộc khác. Theo dữ liệu năm 2000 từ CIA World Factbook, các nhóm sắc tộ lớn nhất Bosnia là người Bosnia (48%), người Serb (37%) và người Croat (14%).[36]

Có một sự tương quan lớn giữa bản sắc sắc tộc và tôn giáo tại Bosnia và Herzegovina: Hồi giáo chiếm 45% dân số, Chính thống giáo Serbia 36%, Cơ đốc giáo La Mã 15%, và các nhóm khác, gồm Do Thái và Tin lành, 4%.[37]

Những cuộc di cư lớn trong thời các cuộc chiến tranh Nam Tư thập niên 1990 đã gây ra sự thay đổi nhân khẩu lớn trong nước. Từ năm 1991 không một cuộc điều tra dân số nào được tiến hành, và những sự bất đồng chính trị đã khiến việc tổ chức một cuộc điều tra không thể diễn ra. Tuy vậy, một cuộc điều tra dân số đã được lập kế hoạch cho năm 2011.

 Bởi các cuộc điều tra dân số chỉ mang tính thống kê, bao hàm, và là một cách để phân tích nhân khẩu, hầu như mọi dữ liệu thời hậu chiến chỉ đơn giản là một ước tính. Tuy nhiên, hầu hết các nguồn, ước tính dân số khoảng bốn triệu người, giảm 350,000 từ năm 1991.

Kinh tế

Bosnia đối mặt với vấn đề kép xây dựng lại đất nước đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thực hiện nhữn cải cách thị trường cho nền kinh tế tập trung hế hoạch hoá trước đây của họ. Một di sản của thời trước là ngành công nghiệp quân sự với quá nhiều nhân công; dưới thời lãnh đạo cũ Josip Broz Tito, các ngành công nghiệp quân sự được khuyến khích bên trong nhà nước cộng hoà, dẫn tới sự phát triển một phần lớn các nhà máy quốc phòng Nam Tư tại đây nhưng lại ít những nhà máy thương mại.

Trong hầu hết lịch sử Bosnia, nông nghiệp dựa trên các trang trại nhỏ và kém hiệu quả của tư nhân; thực phẩm thường được nhập khẩu.[38]

Cuộc chiến hồi những năm 1990 đã gây ra một sự thay đổi lớn trong nền kinh tế Bosnia.[39] GDP giảm 75% và việc phá huỷ cơ sở hạ tầng cũng tàn phá nền kinh tế.[40] Tuy hầu hết năng lực sản xuất đã được khôi phục, kinh tế Bosnia vẫn đối mặt với những khó khăn to lớn. Những con số GDP và thu nhập trên đầu người đã tăng 10% từ năm 2003 tới năm 2004; điều này và khoản nợ quốc gia đang giảm xuống của Bosnia là những khuynh hướng tích cực, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt thương mại lớn vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.

Đồng tiền tệ quốc gia là Mark chuyển đổi (KM) gắn với đồng Euro, được kiểm soát bởi một uỷ ban tiền tệ. Lạm phát hàng năm đang ở mức thấp nhất so với các quốc gia trong vùng với 1.9% năm 2004.[41] Nợ nước ngoài là $3.1 tỷ (ước tính 2005) - số nợ nhỏ nhất của một nước cộng hoà thuộc Nam Tư cũ. GDP thực tăng trưởng với tỷ lệ 5% cho năm 2004 theo Ngân hàng trung ương Bosnia của BiH và Văn phòng Thống kê của Bosnia và Herzegovina.

Bosnia và Herzegovina có một trong những mức xếp hạng bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới, hạng 8 trong số 193 quốc gia.[42]

Theo dữ liệu của Eurostat, GDP theo sức mua tương đương trên đầu người của Bosnia và Hercegovina đứng ở mức 30% trung bình của EU năm 2008.[43]

Overall value of foreign direct investment (1999-2008):[44]

    * 1999: €166 triệu
    * 2000: €159 triệu
    * 2001: €133 triệu
    * 2002: €282 triệu
    * 2003: €338 triệu
    * 2004: €534 triệu
    * 2005: €421 triệu
    * 2006: €556 triệu
    * 2007: €1.628 tỷ
    * 2008: €1.083 tỷ

Từ năm 1994 đến năm 2008, €5.3 tỷ đã được đầu tư vào nước này.[45]

Các quốc gia đầu tư lớn nhất (1994 - 2007):[44]

    * Áo (€1,294 triệu)
    * Serbia (€773 triệu)
    * Croatia (€434 triệu)
    * Slovenia (€427 triệu)
    * Thuỵ Sĩ (€337 triệu)
    * Đức (€270 triệu)
    * Italia (€94.29 triệu)
    * Hà Lan (€63.52 triệu)
    * Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (€56.70 triệu)
    * Thổ Nhĩ Kỳ (€54.81 triệu)
    * Tất cả các quốc gia khác (€892.54 triệu)

Đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực năm (1994-2007):[44]

    * 37.7% Chế tạo
    * 21% Ngân hàng
    * 4.9% Dịch vụ
    * 9.6% Thương mại
    * 0.30% Vận tải
    * 1% Du lịch

Viễn thông

Thị trường viễn thông Bosnia đã được tự do hoá hoàn toàn năm 2006. Có ba nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trên đất liền, dù mỗi công ty chủ yếu hoạt động ở một vùng riêng biệt. Tỷ lệ truy cập Internet đang tăng, với các dịch vụ Internet băng rộng gồm Internet cable và ADSL ngày càng phổ thông. Các dịch vụ điện thoại di động được cung cấp bởi ba nhà cung cấp. Các dịch vụ dữ liệu di động cũng có mặt, gồm EDGE và 3G tốc độ cao.[46]

Du lịch

Theo một ước tính của Tổ chức Du lịch Quốc tế, Bosnia và Herzegovina sẽ có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong giai đoạn 1995 và 2020.[47]

Lonely Planet, khi xếp hạng các thành phố tốt nhất thế giới, đã xếp hạng Sarajevo, thủ phủ và là nơi tổ chức 1984 Winter Olympic Games, thứ #43, trước Dubrovnik thứ #59, Ljubljana thứ #84, Bled thứ #90, Belgrade thứ #113, và Zagreb thứ #135.[48] Du lịch tại Sarajevo chủ yếu chú trọng trên các mặt lịch sử, tôn giáo và văn hoá.

Bosnia cũng trở thành một địa điểm trượt tuyết và du lịch sinh thái ngày càng được ưa chuộng. Bosnia và Herzegovina là một trong những vùng cuối cùng chưa được khám phá tại southern Alps, với nhiều địa điểm tự nhiên và hoang dã chưa bị khai thác thu hút những người yêu thiên nhiên. Trung Dinaric Alps là nơi được những người ưa du lịch khám phá yêu thích, gồm cả khí hậu Địa Trung Hải và Alpine. Whitewater rafting là thứ giống với một môn thể thao quốc gia, với 3 con sông gồm hẻm sông sâu nhất ở châu Âu, Sông Tara. [47]
[sửa] Hấp dẫn du lịch

Một số điểm thu hút du lịch tại Bosnia và Herzegovina:

    * Sarajevo "Thành phố Olympic" một Thành phố Khoa học, Vũ trụ;
    * Banja Luka, "Thành phố Xanh"; thành phố nghệ thuật, thành phố thể thao, thành phố 3 quốc gia và văn hoá, thành phố thủ phủ của Srpska.
    * Bihać và sông Una với các thác nước và Sông Una, bên trong Vườn Quốc gia Una;
    * Doboj và pháo đài thế kỷ 13 của nó;
    * Jajce và thác nước của nó;
    * Sông Neretva và các khe sông Rakitnica tại Thượng Neretva;
    * Sông Trebižat và các thác nước của nó Kravice và Kočuša;
    * Buna và con suối Vrelo Bune với thị trấn lịch sử Blagaj;
    * Khe sông Lower Tara;
    * Perućica rừng nguyên sinh, một trong hai khu rừng nguyên sinh cuối cùng ở châu Âu, và khe sông Sutjeska, cả hai nằm trong Vườn Quốc gia Sutjeska;
    * Ngôi làng lịch sử Počitelj;
    * Mostar, địa điểm của Stari Most;
    * Shrine of Međugorje, địa điểm nơi Marian apparition nổi tiếng;
    * Núi Bjelašnica và Jahorina, các địa điểm của XIV Olympic Winter Games;
    * Neum trên bờ biển;
    * Stolac, ngoại ô Begovina và khu mộ Radimlja;
    * Višegrad, địa điểm của Cầu Mehmed Paša Sokolović;
    * Visoko, địa điểm của cái gọi là các kim tự tháp Bosnia;
    * Tešanj, một trong những thành phố cổ nhất tại Bosnia với thị trấn cổ của nó;
    * Tuzla, thành phố Muối, thành phố của Tình yêu.

Giáo dục


Giáo dục phổ thông dài chín năm. Giáo dục cấp hai được cung cấp bởi các trường cấp hai và trường kỹ thuật và kéo dài bốn năm. Mọi hình thức giáo dục cấp hai gồm một khó dạy nghề. Học sinh tốt nghiệp từ các trường cấp hai có Matura có thể đăng ký vào bất kỳ khoa hay trường nào nếu trải qua một cuộc thi đầu vào do trường đó tổ chức. Các sinh viên tốt nghiệp khoa kỹ thuật đường nhận bằng Diploma.

Kiến trúc


Kiến trúc Bosnia và Herzegovina phần lớn bị ảnh hưởng bởi bốn giai đoạn thay đổi chính trị và xã hội lớn tạo ra sự khác biệt văn hoá và kiến trúc của dân cư. Mỗi giai đoạn để lại ảnh hưởng và góp phần vào sự đa dạng văn hoá và ngôn ngữ kiến trúc trong vùng.

Văn học

Bosnia và Herzegovina có nền văn học phong phú, với các nhà thơ như Antun Branko Šimić, Aleksa Šantić, Jovan Dučić và Mak Dizdar và các tác gia như Ivo Andrić, Meša Selimović, Branko Ćopić, Miljenko Jergović, Isak Samokovlija, Abdulah Sidran, Petar Kočić và Nedžad Ibrišimović. Nhà hát quốc gia được thành lập năm 1919 tại Sarajevo và giám đốc đầu tiên của nó là nhà viết kịch nổi tiếng Branislav Nušić. Các tờ tạp chí như Novi Plamen, Most và Sarajevske biljeznice là một trong những tờ báo nổi tiếng nhất viết về các chủ đề văn hoá và văn học.

Nghệ thuật


Nghệ thuật Bosnia và Herzegovina luôn phát triển và đa dạng từ các hầm mộ đá thời trung cổ được gọi là Stećci tới những bức hoạ tại triều đình Kotromanić. Tuy nhiên, chỉ khi Áo-Hung xuất hiện hội hoạ nước này mới thực sự phục hưng và phát triển. Những nghệ sĩ đầu tiên được đào tạo tại các viện hàn lâm châu Âu bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 20. Trong số đó có: Gabrijel Jurkić, Petar Tiješić, Karlo Mijić, Špiro Bocarić, Petar Šain, Đoko Mazalić, Roman Petrović và Lazar Drljača.

Sau này, các nghệ sĩ như: Ismet Mujezinović, Vojo Dimitrijević, Ivo Šeremet, và Mica Todorović cùng những người khác bắt đầu nổi lên. Sau Thế chiến II các nghệ sĩ như: Virgilije Nevjestić, Bekir Misirlić, Ljubo Lah, Meha Sefić, Franjo Likar, Mersad Berber, Ibrahim Ljubović, Dževad Hozo, Affan Ramić, Safet Zec, Ismar Mujezinović, và Mehmed Zaimović trở nên nổi tiếng. Ars Aevi một bảo tàng nghệ thuật đương đại với các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã được thành lập ở Sarajevo.

Âm nhạc

Các bài hát truyền thống Bosnian và Herzogovinian song là ganga, rera, và từ thời Ottoman bài phổ biến nhất là sevdalinka. Nhạc Pop và nhạc Rock cũng có truyền thống tại đây, với những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Goran Bregović, Davorin Popović, Kemal Monteno, Zdravko Čolić, Edo Maajka, Dino Merlin và Tomo Miličević. Tương tự, sẽ không đầy đủ nếu không đề cập tới một số nhà soạn nhạc tài danh như Đorđe Novković, Esad Arnautalić, Kornelije Kovač, và nhiều ban nhạc pop và ban nhạc rock, ví dụ Bijelo Dugme, Indexi, Plavi Orkestar, Zabranjeno Pušenje, là một trong những người nổi bật nhất tại Nam Tư cũ.

Theo Wikipedia

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh