Hỗ trợ khách hàng

Du lịch trong nước
Du lịch trong nước
Du lịch nước ngoài

Vùng Bảy Núi (An Giang)- Điểm du lịch huyền thoại

Bảy Núi - Thất Sơn (An Giang) là một quần thể núi non có một không hai ở Nam Bộ mà thiên nhiên ban tặng, đây cũng là "nóc nhà" của đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ là một thắng cảnh nhiều dấu ấn huyền thoại mà còn mang cả những kỳ tích anh hùng trong thời kỳ chiến tranh chống xâm lược.

Núi Dài - Ngọa Long Sơn, cao 580 m, dài nhất trong Bảy Núi, trên 8.000m, nằm dọc theo tỉnh lộ 955B thuộc bốn xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của huyện Tri Tôn. Có những địa danh bất diệt như Ô Tà Sóc (suối Ông Sóc - theo tiếng Khmer là Tà) nơi thời chống Mỹ, cứu nước, Tỉnh ủy An Giang sử dụng làm căn cứ trong nhiều năm.

Ở đây có đồi Ma Thiên Lãnh, có hang rộng chứa hàng nghìn người. Năm 1969, một tiểu đội tiền tiêu của Ðoàn 61, chủ lực Miền, đóng chặn cửa vào căn cứ Ô Tà Sóc, bị máy bay địch ném bom làm sập miệng hang. Bảy chiến sĩ bị kẹt trong hang, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa cơm cháo, thức ăn... Mấy ngày sau, vì địch càn quét liên tục, đơn vị phải di chuyển về U Minh, nên "chia tay" với các anh. Sự hy sinh dũng cảm ấy đã hơn ba mươi năm, nhưng như còn là một nỗi đau quặn thắt từng ngày trong lòng mọi người dân địa phương. Ðể ghi nhớ các anh, và giữ yên chỗ các anh nằm lại mãi mãi. Ngày kỷ niệm 27/7/1997, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh An Giang, cùng địa phương xã Lương Phi, huyện Tri Tôn mở đường lên chót đồi này xây dựng bia tưởng niệm các anh. Thời gian qua có biết bao du khách về nguồn đều lên để cúng viếng các liệt sĩ anh hùng. Ðã có nhiều áng văn chương, thơ ca, nhạc cổ ca ngợi sự hy sinh ấy, như: "Hãy ngồi thêm chút nữa bạn ơi/Nhang sắp tàn, thắp thêm tuần nhang nữa/Ðồi rộng quá, làn khói thì bé nhỏ/Gió có đưa vào chỗ các anh nằm..." (Thơ Nguyễn Thị Trà Giang). Trong quần thể của căn cứ Ô Tà Sóc có hơn mười địa danh từ chân suối lên gần đỉnh như đội Bảo Vệ, hang Quân Y, Dân Y, hang Tuyên Huấn, Ðiện đài, Phụ Nữ, Cơ Yếu... và điện Trời Gầm làm văn phòng, hội trường Tỉnh ủy chứa gần cả trăm người ăn ở, sinh hoạt. Ðây cũng là đỉnh cao của căn cứ, nằm trải dài theo lòng suối thiên nhiên cùng hang động kỳ bí, quanh co uốn khúc...

Núi Cô Tô - Phụng Hoàng Sơn, thuộc xã Núi Tô, Tri Tôn, núi ngày xưa là núi của chim Phụng, có rất nhiều loại về đây trú ngụ, dáng núi đẹp cũng mang hình chim phụng, có cái đuôi - gọi là đồi gắn liền về phía tây, nổi danh là đồi Tức Dụp (Tức Chóp - nước quanh năm, nghĩa theo tiếng Khmer).

Ngày nay còn có tên là ngọn "đồi hai triệu USD" vì Mỹ - ngụy và chư hầu đã đánh vào ngọn đồi trong suốt thời gian 128 ngày đêm, nhưng không chiếm được căn cứ của huyện Tri Tôn. Chúng tuyên bố đã chi phí vào đây tương đương hai triệu USD. Núi Cô Tô cao 614m, dài 5.800m, rộng 3.700m. Vách phía đông bắc ngửa mặt về thị trấn Tri Tôn (Xà Tón ngày xưa), núi có nhiều danh lam thắng cảnh như Mũi Hải, Tam Cấp, Vồ Hội, Sân Tiên, Pháo đài... Bước vào chân núi là hồ Xoài So (Xoài trắng, nghĩa theo tiếng Khmer) là khu du lịch sinh thái bậc nhất của huyện hiện nay đang xúc tiến đầu tư, có suối nuớc long lanh những mạc vàng óng ánh, nên tục gọi là Suối Vàng...

Sắp sửa có con đường từ đây nối qua Tức Dụp, để ta vào nghỉ chân trong hang Tuyên Huấn của Tỉnh ủy An Giang những năm chiến tranh. Hang rộng, có nước chảy róc rách, chứa hàng trăm người... Rồi qua Khu du lịch Tức Dụp, ngắm cảnh núi đá lộ thiên, leo lên ngọn của hòn non bộ khổng lồ trên độ cao gần 200m, rộng hơn 3.000m nhưng toàn đá chất chồng lên đá. Ðây chính là nơi những người du kích năm xưa vạch bản đồ, chỉ ra ngõ ngách để tìm diệt địch, giữ lời thề quyết tử không để quả đồi rơi vào tay bọn Mỹ trong suốt 128 ngày đêm bám trụ anh hùng.

Núi Dài Nhỏ - Ngũ Hồ Sơn, ngọn núi cao thứ tư trong Bảy Núi, với 265m, chu vi 8.751m, có năm giếng nước trên núi, nên còn gọi Ngũ hồ, thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía tây và đông địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi hiểm trở, vườn cây trái quanh năm. Ngày nay, nếu muốn len sâu vào tìm một cuộc du sơn yên tĩnh, trầm cảm với thiên nhiên, ta vào con đường cát quanh co hơn 3km sẽ được chủ trang trại ổi - ông Bảy Thìn - ân cần đón tiếp. Cây trái như ổi, xoài, bưởi, mận, sầu riêng, thanh long... đều có đủ theo mùa.

Núi Két - Anh Vũ Sơn, ngọn núi cao 225m, dài và rộng hơn 1.100m, hình khối tròn, có phiến đá dựng hình đầu một con két khổng lồ nằm đưa ra vách phía tây - nên có tên khác là Anh Vũ. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên, dọc theo triền dốc lên vách núi để vào núi Cấm, Tri Tôn, có nhiều cảnh đẹp như vườn xoài mát rượi, thoai thoải theo trục đường có nghĩa trang uy nghi, trầm mặc, nơi yên nghỉ của những liệt sĩ, anh hùng hy sinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Cạnh bên là tượng chiến sĩ thổi kèn, biểu tượng người du kích Thới Sơn anh hùng hơn 30 năm trước đây, còn hừng hực nét kiêu hùng sau giờ chiến thắng.

Núi Tượng - Liên Hoa Sơn, núi cao 145m, dài hơn 600m và rộng 400m, nằm trọn địa phận thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn. Vách phía tây giáp mặt với kinh Vĩnh Tế, do ông Thoại Ngọc Hầu đào những năm hai mươi của thế kỷ 19.

Leo lên đỉnh Hoàng San của núi Tượng, sẽ ngắm trọn quang cảnh chung quanh, nhất là nhìn xuống đồng xanh bát ngát, có trái núi nhỏ nhô lên trong mùa nước nổi, gọi là núi Nước. Vách phía đông, chợ búa xôn xao, với cảnh hồi sinh một thị trấn trẻ. Cặp vách núi là khu di tích có mộ tập thể của các nạn nhân vụ thảm sát năm 1978. Hai cảnh chùa hai đầu là Phi Lai, Tam Bửu với kiến trúc cổ, đậm nét của tôn giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Ngô Lợi, tức Bổn Sư, sáng lập từ năm 1868 đến nay.

Núi Nước - Thủy Ðài Sơn, núi nhỏ nhất trong danh sách Thất Sơn, cao gần 20m, diện tích trên dưới 300m2, cấu trúc đất, và những tảng đá lớn, nhỏ bằng phẳng, như một hòn non bộ nằm trên cánh đồng phía Tây Nam và cách chân núi Tượng khoảng 500m - như một hòn lẻ của núi Tượng, nhưng lại có tên trong Bảy Núi - Thủy Ðài Sơn, núi nằm dưới nước. Núi Tượng và quần thể khu di tích Nhà mồ, chùa Phi Lai, Tam Bửu, đồi Tức Dụp, quần thể căn cứ Ô Tà Sóc - núi Dài đều đã được công nhận di tích cấp quốc gia.

Tham quan núi non ở Thất Sơn còn có dịp ta kết hợp xem, tìm hiểu về những phong tục lễ hội văn hóa, thể thao... đặc thù có một không hai của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, đó là hội đua bò Bảy Núi hằng năm vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Hội đua trọn một ngày thi thố tài ba của hơn 40 đôi bò quy tụ ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành... luân phiên mỗi năm ở một trong hai trường đua: Chùa Tà Miệt (Tri Tôn), chùa Tha Mít (Tịnh Biên), mỗi năm du khách đến xem từ 15 đến 20 nghìn người. Là một cuộc hẹn đầy hấp dẫn đối với những ai chưa một lần biết đến tính hào hứng và kịch tính của những vòng đua quyết liệt đoạn chung kết, có những đôi bò "nước rút" với tốc độ vượt qua 80 cây số một giờ ở đoạn về đích.

Năm non, bảy núi ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, là một đặc thù, danh lam thắng cảnh, di tích... không phải nơi nào cũng có được. Vùng đất khai mở hơn 250 năm, đã gắn liền với địa linh nhân kiệt vùng phía Tây Nam Bộ như Trương Công Ðịnh, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Trung Trực, Mạc Cửu, Phan Văn Trị ,Trần Văn Thành, Ngô Lợi...

(Nguồn: Báo Nhân Dân)

Địa danh:
download game kim cuong bejeweled, reader pdf foxit reader 5 link tai, down ghep file hj-split link nhanh, tai download winrar 64 bit giai nen file rar, link tai xilisoft video cutter cut video, download goldwave down gold, tai cut nhac x-wave mp3 cutter joiner link nhanh, pro can edit thi dung cool edit pro link down, deep freeze standard dong bang o cung dep freze, link tai blazingtools perfect keylogger down nhanh converter, x2x free 3gp converter tai link nhanh, abdio 3gp converter chuyen doi converter nhanh,download microsoft .net framework 3.5 link tai nhanh